Thuốc Atnofed là gì ?
Thuốc Atnofed là thuốc ETC dùng điều trị giảm các rối loạn đường hô hấp trên như: Viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, xung huyết mũi, cảm lạnh thông thường và cúm.
Tên biệt dược
Tên đăng ký là Atnofed.
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén.
Quy cách đóng gói
Thuốc được đóng gói theo: Hộp 2 vỉ x 10 viên.
Phân loại
Thuốc Atnofed là loại thuốc ETC – thuốc kê đơn.
Số đăng ký
Số đăng ký là VD-19330-13.
Thời hạn sử dụng
Thời hạn sử dụng của thuốc là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long
Địa chỉ: Số 150 đường 14 tháng 9, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam.
Thành phần của thuốc Atnofed
Mỗi viên nén chứa:
- Triprolidin hydroclorid 2,5 mg
- Pseudoephedrin hydroclorid 60 mg
- Tá dược gồm có: Lactose, Tinh bột mì, Povidon, Magnesi stearat, Silicon dioxyd.
Công dụng của thuốc Atnofed trong việc điều trị bệnh
Thuốc Atnofed dùng điều trị giảm các rối loạn đường hô hấp trên như: Viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, xung huyết mũi, cảm lạnh thông thường và cúm.
Hướng dẫn sử dụng thuốc
Cách sử dụng:
Dùng thuốc theo đường uống.
Đối tượng sử dụng:
Bệnh nhân cần điều trị và có sự kê đơn của bác sĩ.
Liều lượng
- Có thể uống thuốc Atnofed trước hoặc sau bữa ăn.
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1 viên/ lần, từ 3 đến 4 lần mỗi ngày. Liều tối đa: 4 viên mỗi ngày.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Atnofed
Chống chỉ định:
- Bệnh nhân quá mẫn với Pseudoephedrin và Triprolidin hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc hay Acrivastin.
- Bệnh nhân tăng huyết áp nặng hay bệnh mạch vành nặng.
- Bệnh nhân suy gan nặng.
- Người bệnh đang dùng hay đã dùng trong vòng 2 tuần gần nhất thuốc ức chế men Monoamin oxidase (IMAO), bao gồm kháng sinh Furazoidon.
- Chống chỉ định khi dùng thuốc với rượu hay các chất ức chế hệ thần kinh trung ương khác.
- Trẻ em 12 tuổi trở xuống, người nuôi con bú.
Tác dụng phụ của thuốc Atnofed
– Liên quan đến Pseudoephedrin:
- Thường gặp: Tim đập nhanh, bồn chồn, ngây ngất rối loạn giấc ngủ.
- Hiếm gặp: Ảo giác.
- Đôi khi gặp ban trên da kèm theo ngứa hay không ngứa.
- Đôi khi gặp bí đái ở bệnh nhân nam, phì đại tuyến tiền liệt có thể là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng.
– Liên quan đến Triprolidin:
- Ngủ gà, ngủ gật.
- Đôi khi phát ban trên da có ngứa hay không ngứa.
- Có thể gặp khô miệng mũi và họng.
- Nhịp tim nhanh.
– Cách xử trí: Không nhất thiết phải ngừng dùng thuốc.
Xử lý khi quá liều
– Triệu chứng quá liều: Ngủ lịm, chóng mặt, mất điều hòa, mệt mỏi, nhược cơ, suy hô hấp, khô da và niêm mạc, tăng thân nhiệt ác tính, tăng hoạt động, run, co giật, dễ kích thích, bồn chồn, đánh trống ngực và tăng huyết áp.
– Trong trường hợp quá liều trầm trọng, có thể ngưng thở, suy kiệt tuần hoàn, ngưng tim và tử vong.
– Cách xử trí;
- Duy trì và hỗ trợ hô hấp, kiểm soát co giật.
- Rửa dạ dày nếu có chỉ định.
- Thông bàng quang nếu cần.
- Acid hóa nước tiểu có thể làm tăng đào thải Pseudoephedrin mặc dù quả của phương pháp điều trị này hiện còn đang tranh luận.
– Chưa biết hiệu quả của phương pháp thẩm phân trong quá liều mặc dù thẩm phân máu trong 4 giờ đã loại bỏ khoảng 20% tổng lượng Pseudoephedrin trong cơ thể trong một thuốc kết hợp chứa 60 mg Pseudoehedrin và 8 mg Acrivastin.
Cách xử lý khi quên liều
Bạn nên uống thuốc Atnofed đúng theo đơn của bác sỹ. Tuy nhiên nếu bạn quên dùng thuốc thì bạn uống liều tiếp theo đúng theo đơn của bác sỹ. Bạn không được dùng liều gấp đôi cho lần quên. Nếu có vấn đề nào bạn chưa rõ hãy gọi điện cho bác sỹ hoặc dược sỹ để được tư vấn.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc Atnofed
Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc Atnofed đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Atnofed
Điều kiện bảo quản
Thuốc nên được bảo quản nơi khô mát, nhiệt độ dưới 30°C và tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc Atnofed
Nơi bán thuốc
Liên hệ Chợ Y Tế Xanh hoặc đến trực tiếp tới các nhà thuốc tư nhân, các nhà thuốc đạt chuẩn GPP hoặc nhà thuốc bệnh viện để mua thuốc Atnofed.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Thông tin tham khảo thêm
Dược lực học
– Pseudoephedrin có tác dụng cường giao cảm trực tiếp và gián tiếp và là một chất có tác dụng giảm xung huyết có hiệu quả ở đường hô hấp trên. So với Ephedrin, Pseudoephedrin ít gây cả nhịp tim nhanh lẫn tăng áp lực máu tâm thu và cũng ít gây kích thích hệ thần kinh trung ương. Tác dụng giảm xung huyết của Ppseudoephedrin xuất hiện trong vòng 30 phút và kéo dài ít nhất 4 giờ.
– Triprolidin là hoạt chất thuộc nhóm Pyrolidin, Triprolidin có khả năng tác dụng như một chất đối kháng cạnh tranh với thụ thể H, của Histamin với tác động ức chế nhẹ hệ thần kinh trung ương, có thể gây buồn ngủ. Triprolidin làm giảm triệu chứng trong những trường hợp được cho là phụ thuộc hoàn toàn hay một phần vào việc phóng thích ồ ạt Histamin.
Dược động học
– Pseudoephedrin nhanh chóng được hấp thu ở đường tiêu hóa, phần lớn được bài tiết qua đường tiểu dưới dạng không đổi và một lượng nhỏ được chuyển hóa ở gan. Nửa đời thải trừ khoảng 5 đến 8 giờ, nước tiểu càng acid thì đào thải càng tăng và nửa đời càng ngắn. Một lượng nhỏ Pseudoephedrin được bài tiết vào sữa mẹ.
– Triprolidin: Sau khi uống liều duy nhất 2,5 mg Tiprolidin ở người lớn, thời gian bắt đầu tác dụng được xác định bằng khả năng đối kháng Histamin – gồm vết sần và đỏ trên da trong vòng 1 đến 2 giờ. Tác dụng tối đa xuất hiện vào khoảng 3 giờ, và mặc dù tác dụng giảm dần sau đó, tác dụng ức chế đáng kể Histamin – gồm vết sần và đỏ trên da vẫn xuất hiện 8 giờ sau khi uống liều duy nhất. Sau khi hấp thu qua đường tiêu hóa, Triprolidin được chuyển hóa: chuyển hóa Carboxylat bằng khoảng 50% liều uống và được bài tiết qua đường tiểu. Nửa đời thải trừ từ 3 đến 5 giờ hoặc hơn. Triprolidin được bài tiết vào sữa mẹ.
Thận trọng
– Dùng thuốc thận trong ở những bệnh nhân đang tăng huyết áp nhẹ đến vừa, có bệnh tim, tiểu đường, cường tuyến giáp. tăng nhãn áp hay phì đại tuyến tiền liệt.
– Thận trọng với bệnh nhân đang vận hành máy móc hay lái tàu xe vì thuốc gây ngủ gà.
– Sử dụng thuốc Atnofed nên thận trọng khi có biểu hiện suy gan nhẹ đến vừa hay suy thận vừa đến nặng, nhất là có bệnh tim mạch kèm theo.
– Thận trọng khi dùng thuốc cho người mang thai.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Thời kỳ mang thai: Thận trọng khi dùng thuốc Atnofed cho phụ nữ mang thai.
- Thời kỳ cho con bú: Không dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú.
Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc
Thuốc Atnofed gây buồn ngủ nên tránh dùng cho người khi lái xe hoặc đang vận hành máy móc.
Tương tác thuốc
– Sử dụng Atnofed đồng thời với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc cường giao cảm (như thuốc chống xung huyết. thuốc giảm ngon miệng và hưng phấn dạng giống Amphetamin), hay các thuộc ức chế men Monoamin oxidase (bao gồm Furazolldon), đôi khi dẫn đến tăng huyết áp.
– Atnofed có thể làm mất một phần tác dụng của thuốc hạ huyết áp tác dụng lên hệ giao cảm (như Bretylium, Bethanidin, Debrisoquin, Methyldopa), Mexiletin, thuốc loạn nhịp, Metoclopamid và các thuốc phong bế thụ thể Alpha và Beta adrenergic.
– Tránh dùng thuốc chung với rượu hoặc các chất ức chế hệ thần kinh trung ương khác.