Thuốc Bonky là gì?
Bonky là thuốc kê đơn thuộc nhóm ETC được chỉ định điều trị chứng loãng xương, bệnh còi xương, bệnh nhuyễn xương, Suy thận mạn, đặc biệt là bệnh loạn dưỡng xương thận
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Bonky
Dạng trình bày
Thuốc Bonky được trình bày dưới dạng viên nang mềm.
Quy cách đóng gói
Hộp 10 vỉ x 10 viên
Phân loại
Thuốc Bonky là loại thuốc kê đơn ETC
Số đăng ký
VD-16736-12
Thời hạn sử dụng
Thuốc có thời hạn sử dụng 36 tháng kể từ ngày sản xuất và được in trên bao bì thuốc
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất tại Công ty TNHH Phil Inter Pharma – Việt Nam
Thành phần của thuốc Bonky
Thuốc Bonky có thành phần gồm một số hoạt chất và tá dược sau
- Hoạt chất gồm: Cloitriol……………………………..0,25μg
- Tá dược: Medium chain triglyceride (MCT), Butylated Hydroxytoluene (BHT), Butylated Hydroxyanisole (BHA), Dehydrated ethanol, Gelatin, Glycerin đậm đặc, D-Sorbitol 70%, Màu vàng số 203, Màu vàng số 5, Màu đỏ số 40, Titan dioxid, Nước tinh khiết.
Công dụng của Bonky trong việc điều trị bệnh
Thuốc Bonky được chỉ định điều trị :
– Chứng loãng xương.
– Bệnh còi xương, bệnh nhuyễn xương (bệnh còi xương phụ thuộc vitamin D, bệnh còi xương do hạ phosphat huyết có đề kháng với vitamin D).
– Suy thận mạn, đặc biệt là bệnh loạn dưỡng xương thận.
– Thiểu năng tuyến cận giáp (sau phẫu thuật, tự phát hoặc thiểu năng tuyến cận giáp giả).
Hướng dẫn sử dụng thuốc Bonky
Cách sử dụng
Thuốc Bonky được sử dụng thông qua đường uống
Đối tượng sử dụng
Thuốc Bonky được sử dụng cho người trưởng thành.
Liều dùng:
Liều dùng tham khảo cho Bonky được chỉ định như sau:
- Trong bệnh loạn dưỡng xương thận:
– Khi mới khởi đầu điều trị, liều dùng cho một ngày là 1 viên nang (0,25 μg).
– Sau đó cách mỗi ngày dùng 1 viên nang (0,25 μg) là đủ. Nếu thấy đáp ứng với thuốc thể hiện trong các giá trị xét nghiệm sinh hóa và các triệu chứng lâm sàng không cải thiện đáng kể thì cách khoảng 2 ~ 4 tuần có thể tăng liều thêm 1 viên nang (0,25 μg)/ngày. - Trong bệnh loãng xương:
– Liều được đề nghị là 0,25 μg 1 viên x 2 lần mỗi ngày. Trong trường hợp không đạt được đáp ứng mong muốn, cách mỗi tháng, có thể tăng liều dùng lên đến tối đa là 2 viên (0,5 μg) x 2 lần/ ngày. - Trong trường hợp thiểu năng giáp, bệnh còi xương và bệnh nhuyễn xương:
– Liều khởi đầu được đề nghị là 1 viên nang (0,25 μg)/ngày, uống vào mỗi buổi sáng. Nếu đáp ứng với thuốc thể hiện trong các giá trị xét nghiệm sinh hóa và các triệu chứng lâm sàng không được cải thiện đáng kể thì cứ cách 2 ~ 4 tuần có thể tăng liều thêm I viên nang (0,25 μg)/ ngày. - Những vấn đề lưu ý chung:
– Sau khi xác định liều dùng tối ưu của thuốc cho bệnh nhân, nồng độ calci huyết cần phải được kiểm tra mỗi tháng một lần. Khi nồng độ calci huyết tăng hơn mức bình thường 1mg/100mL (giá trị trung bình bình thường là 9 ~ 11 mg/ 100 mL), phải giảm liều ngay hoặc phải ngưng dùng thuốc ngay lập tức cho đến khi nồng độ calci huyết trở vê lại đến mức bình thường.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Bonky
Chống chỉ định
Chống chỉ định đối với những đối tượng:
- Tất cả các bệnh cảnh có liên quan đến tăng calci huyết.
- Bệnh nhân có tiền sử bị quá mẫn với thuốc này hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân có dấu hiệu bị ngộ độc vitamin D.
Tác dụng phụ
Thuốc Bonky được hấp thu tốt tuy nhiên cũng sẽ xảy ra một số tác dụng phụ thường nhẹ và trong thời gian ngắn như sau:
- Nếu liều dùng đã được xác định cho từng bệnh nhân tùy theo những triệu chứng của bệnh thì tác dụng phụ thường không xảy ra trừ trường hợp liều cho vượt quá liều cần thiết.
- Tăng calci huyết và ngộ độc calci. Đôi khi xuất hiện các triệu chứng cấp tính như: chán ăn, nhức đầu, nôn và táo bón. Bởi vì thuốc có thời gian bán hủy sinh học tương đối ngắn, do đó nồng độ calci huyết trong các nghiên cứu dược động học có thể nhanh chóng trở về mức bình thường sau khi ngưng thuốc. Những triệu chứng mạn tính sau có thê xảy ra: suy dinh dưỡng, rối loạn cảm giác, sốt đi kèm với khát, đa niệu, mất nước, lãnh đạm, chậm phát triển, nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Trong trường hợp tăng calci huyết và tăng phosphat huyết xảy ra đồng thời thì tình trạng hóa vôi trong
mô mềm có thể xảy ra và có thể được chân đoán xác định thông qua hình ảnh X–quang. - Creatinin huyết có thể tăng ở những bệnh nhân có chức năng thận bình thường bị tăng calci huyết kéo dài.
- Phản ứng quá mẫn với thuốc có thể xảy ra ở những người nhạy cảm.
Xử lý khi quá liều
- Calcitriol là một chất chuyển hóa của vitamin D, tât cả các trường hợp quá liêu BONKY sẽ cho những hệ triệu chứng lâm sàng tương tự như đối với quá liều vitamin D. Nếu đồng thời có uống nhiều calci va 2 phosphate với BONKY cũng có thể gây các triệu chứng tương tự. Nồng độ calci cao trong dịch thẩm có tách phản ánh có tăng calci huyết.
- Các biện pháp điều trị quá liều do uống nhầm bao gồm: rửa dạ dày lập tức hoặc gây nôn để tránh hấp thu thuốc vào máu. Dùng dầu parafin để làm tăng đào thải thuốc qua phân. Tiến hành kiểm tra nhiều lần calci huyết. Nếu calci huyết vẫn còn cao, có thể dùng phosphate và corticoid, và dùng các biện pháp tăng bài niệu thích hợp.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin về cách xử lý khi quên liều đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật
Hướng dẫn bảo quản
Điều kiện bảo quản
Thuốc Bonky nên được bảo quản ở nơi khô mát (nhiệt độ < 30°C), tránh ánh sáng trực tiếp.
Thời gian bảo quản
Bảo quản thuốc trong 36 tháng kể từ khi sản xuất, đối với thuốc đã tiếp xúc với không khí thì nên sử dụng ngay.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc Bonky
Liên hệ Chợ Y Tế Xanh hoặc đến trực tiếp tới các nhà thuốc tư nhân, các nhà thuốc đạt chuẩn GPP hoặc nhà thuốc bệnh viện để mua thuốc.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc Bonky vào thời điểm này.
Hình ảnh tham khảo
Nguồn tham khảo
Thông tin tham khảo thêm về Bonky
Tương tác thuốc
- Cần tránh dùng phối hợp calcitriol với Vitamin D và các dẫn chất của Vitamin D vì có thể dẫn đến tăng calci huyết.
- Nguy cơ tăng calci huyết có thể gia tăng nếu dùng thuốc đồng thời với các hợp chất Thiazide.
- Những bệnh nhân đang dùng thuốc chứa Digitalis cần thận trọng khi xác định liều Calcitriol vì chứng tăng calci huyết có thê làm tăng tiến triển bệnh arhythmia.
- Do các chất cảm ứng men như Phenytoin và Phenobarbital làm tăng chuyên hóa calcitriol nên cần tăng liều calcitriol khi dùng đồng thời với các loại thuốc nói trên.
- Cholesteramin làm giảm hấp thu các Vitamin tan trong dầu nên nó có thể làm giảm hấp thu thuốc này.
Thận trọng
- Phụ nữ có thai: Bởi vì độ an toàn của thuốc đối với phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai vẫn chưa được xác định, do đó chỉ dùng.thuốc cho phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai sau khi đã cân nhắc so sánh giữa những nguy cơ có thể xảy ra cho người mẹ và thai nhi với những lợi ích của việc điều trị.
- Trẻ em dưới 3 tuổi và đang được thẩm phân máu: Bởi vì những kinh nghiệm về sử dụng thuốc trong trường hợp này chưa có nhiều, do đó chỉ dùng thuốc cho những bệnh nhân này sau khi cân nhắc những nguy cơ có thể xảy ra với những lợi ích của việc điều trị.