Thuốc Carvesyl 6.25 là gì?
Carvesyl 6.25 là thuốc kê đơn thuộc nhóm ETC được chỉ định điều trị cao huyết áp nguyên phát, trị cơn đau thắt ngực ổn định mạn tính, hỗ trợ điều trị suy tim mạn tính từ vừa đến nặng
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Carvesyl 6.25
Dạng trình bày
Thuốc Carvesyl 6.25 được trình bày dưới dạng viên nén.
Quy cách đóng gói
Hộp 3 vỉ x 10 viên
Phân loại
Thuốc Carvesyl 6.25 là loại thuốc kê đơn ETC
Số đăng ký
VD-28519-17
Thời hạn sử dụng
Thuốc có thời hạn sử dụng 36 tháng kể từ ngày sản xuất và được in trên bao bì thuốc
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất tại Công ty TNHH Dược phẩm Shinpoong Daewoo – Việt Nam
Thành phần của thuốc Carvesyl 6.25
Thuốc Carvesyl 6.25 có thành phần gồm một số hoạt chất và tá dược sau
- Hoạt chất gồm: Carvedilol ………….. 6,25mg
- Tá dược: Low substituted hydroxypropyl cellulose, lactose, tinh bột ngô, acid citric khan, silicon dioxid colloidal, natri starch glycolat, magnesi stearat, povidon K30
Công dụng của Carvesyl 6.25 trong việc điều trị bệnh
Thuốc Carvesyl 6.25 được chỉ định :
- Điều trị cao huyết áp nguyên phát.
- Điều trị cơn đau thắt ngực ổn định mạn tính.
- Hỗ trợ điều trị suy tim mạn tính từ vừa đến nặng.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Carvesyl 6.25
Cách sử dụng
Thuốc Carvesyl 6.25 được sử dụng thông qua đường uống, uống thuốc với nước. Ở bệnh nhân suy tim được khuyến cáo dùng carvedilol lúc ăn để sự hấp thu chậm ĐẸP và giảm nguy cơ hạ huyết áp thế đứng.
Đối tượng sử dụng
Thuốc Carvesyl 6.25 được sử dụng cho người trưởng thành.
Liều dùng:
Liều dùng tham khảo cho Carvesyl 6.25 được chỉ định như sau:
- Cao huyết áp nguyên phát:
– Người trưởng thành: Khởi đầu 12,5 mg/ lần/ ngày trong hai ngày đầu. Sau đó, 25 mg x 1 lần/ ngày hoặc khởi đầu 6,25mg x 2 lần/ ngày trong 1 -2 tuần, sau đó 12„mg x 2 lần / ngày. Nếu cần, tăng thêm liều từ từ, cách nhau ít nhất hai tuần.
– Người cao tuổi: Khởi đầu 12,5 mg x I lần/ ngày. Tuy nhiên, nếu không đáp ứng, có thể tăng liều từ từ cách nhau ít nhất hai tuần. - Cơn đau thắt ngực ổn định mạn tính:
– Người lớn: Khởi đầu 12,5 mg x 2 lần/ ngày trong hai ngày. Sau đó, tăng tới 25 mg x 2 lần/ ngày. Nếu cần, tăng thêm liều cách nhau ít nhất hai tuần. Liều tối đa 50 mg x 2 lần/ ngày.
– Người cao tuổi: Khởi đầu 12,5 mg x 2 lần/ ngày trong hai ngày đầu. Sau đó, tăng liều tối đa 25 mg x 2lần/ ngày. - Người suy tim:
– Khởi đầu 3,125mg x 2 lần/ ngày trong 2 tuần. Nếu liều này được dung nạp, liều có thể tăng lên từ từ với 6,25 mg x 2 lần/ ngày cách nhau ít nhất hai tuân. Liều có thể tăng thêm từ từ trong khoảng thời gian hai tuần hoặc ít hơn. Liều được tăng lên đến liều tối đa dung nạp được.
– Liều tối đa được khuyến cáo 25 mg x 2 lần/ ngày cho những bệnh nhân có cân nặng dưới 85 kg hoặc suy tim nặng, và 50 mg x 2 lần/ ngày cho những bệnh nhân có cân nặng trên 85 kg với điều kiện suy tìm không nghiêm trọng. - Người suy thận: không cần chỉnh liều
Lưu ý đối với người dùng thuốc Carvesyl 6.25
Chống chỉ định
Chống chỉ định đối với những đối tượng:
– Mãn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
– Suy tim NYHA độ IV.
– Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
– Rối loạn chức năng gan.
– Hen phế quản. — Block nhĩ thất, độ II hoặc II.
– Nhịp tim chậm mức độ nặng (<50 bpm).
– Hội chứng nút xoang bệnh lý (block xoang nhĩ).
– Sốc tim.
– Tụt huyết áp (huyết áp tâm thu dưới 85 mmHg).
– Đau thắt ngực kiêu Prinzmetal.
– U tế bào ưa crom chưa được điều trị.
– Nhiễm toan chuyển hóa.
– Rối loạn tuần hoàn động mạch ngoại vi nặng.
– Điều trị đồng thời với verapamil hoặc diltiazem.
Tác dụng phụ
Thuốc Carvesyl 6.25 được hấp thu tốt tuy nhiên cũng sẽ xảy ra một số tác dụng phụ thường nhẹ và trong thời gian ngắn như sau:
- Thường gặp:
– Toàn thân: Nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, khó thở.
– Tuần hoàn: Chóng mặt, hạ huyết áp tư thế.
– Tiêu hóa: Buồn nôn. - Ít gặp:
– Tuần hoàn: Nhịp tim chậm.
– Tiêu hóa: Tiêu chảy, đau bụng. - Hiếm gặp:
– Máu: Tăng tiểu cầu, giảm bạch cầu.
– Tuần hoàn: Kém điều hòa tuần hoàn ngoại biên, ngắt.
– Thần kinh trung ương: Trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, dị cảm.
– Tiêu hóa: Nôn, táo bón.
– Da: Mày đay, ngứa, vảy nến.
– Gan: Tăng transaminase gan.
– Mắt: Giảm tiết nước mắt, kích ứng.
Xử lý khi quá liều
Hầu như không có vấn để gì đặc biệt khi dùng quá liều ranitidin. Cần điều trị hỗ trợ và triệu chứng. Thẩm tách máu đề loại thuốc ra khỏi huyết tương.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin về cách xử lý khi quên liều đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật
Hướng dẫn bảo quản
Điều kiện bảo quản
Thuốc Carvesyl 6.25 nên được bảo quản ở nơi khô mát (nhiệt độ < 30°C), tránh ánh sáng trực tiếp.
Thời gian bảo quản
Bảo quản thuốc trong 36 tháng kể từ khi sản xuất, đối với thuốc đã tiếp xúc với không khí thì nên sử dụng ngay.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc Carvesyl 6.25
Liên hệ Chợ Y Tế Xanh hoặc đến trực tiếp tới các nhà thuốc tư nhân, các nhà thuốc đạt chuẩn GPP hoặc nhà thuốc để mua thuốc.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc Carvesyl 6.25 vào thời điểm này.
Hình ảnh tham khảo

Nguồn tham khảo
Thông tin tham khảo thêm về Carvesyl 6.25
Tương tác thuốc
- Triệu chứng và dấu hiệu: Trong trường hợp quá liều, có thể bị tụt huyết áp, chậm nhịp tim, suy tim, sốc tim va tim ngừng đập. Cũng có thể có vấn đề về đường hô hấp, co thắt phế quản, nôn mửa, lú lẫn và động kinh toàn thể.
- Điều trị: Ngoài điều trị hỗ trợ nói chung, cần theo dõi và kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn, ở điều kiện chăm sóc đặc biệt nếu cần thiết. Đưa bệnh nhân cấp cứu ngay nếu xảy ra các triệu chứng trên
Thận trọng
– Người bệnh suy tim sung huyết điều trị với digitalin,thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin vì dẫn truyền nhĩ — thất có thể bị chậm lại.
– Người bệnh có đái tháo đường không hoặc khó kiểm soát
– Ngừng điều trị khi thấy xuất hiện dấu hiệu thương tổn gan.
– Người có bệnh mạch máu ngoại biên, người bệnh gây mê, người có tăng năng tuyến giáp.
– Người bệnh không dung nạp các thuốc chống cao huyết áp khác.
– Tránh ngừng thuốc đột ngột, phải ngừng thuốc trong thời gian 1 – 2 tuần.
– Dùng carvedilol đồng thời với ngửi thuốc mê phải cân nhắc nguy cơ loạn nhịp tim.
– Phải cân nhắc nguy cơ nếu kết hợp carvedilol với thuốc chống loạn nhịp tim nhóm I.
– Chưa xác định được tính an toàn và hiệu lực của carvedilol ở trẻ em