Thuốc Ceftizoxim là gì?
Thuốc Ceftizoxim được chỉ định trong điều trị các trường hợp nhiễm trùng và nhiễm khuẩn.
Tên biệt dược
Ceftizoxim .
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm.
Quy cách đóng gói
Thuốc Ceftizoxim được đóng gói dưới dạng hộp 1 lọ kèm 1 ống nước cất pha tiêm 10ml.
Phân loại
Thuốc thuộc nhóm thuốc kê đơn – ETC.
Số đăng ký
VD-18775-13.
Thời hạn sử dụng thuốc Ceftizoxim
Sử dụng thuốc trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng ghi trên bao bì.
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất tại Công ty Cổ phần dược phẩm TV. Pharm – Việt Nam.
Thành phần thuốc Ceftizoxim
MỗI lọ thuốc bột pha tiêm chứa Ceftizoxim (dạng Ceftizoxim Natri) – 1g.
Công dụng của thuốc Ceftizoxim trong việc điều trị bệnh
Ceftizoxim được chỉ định trong điều trị các trường hợp nhiễm trùng và nhiễm khuẩn như:
– Nhiễm trùng xương khớp.
– Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, viêm màng não.
– Nhiễm trùng da và mô mềm.
– Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn nhạy cảm.
– Bệnh lậu và viêm vùng chậu.
– Dự phòng phẫu thuật.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Ceftizoxim
Cách sử dụng
Tiêm tĩnh mạch: Pha 1g thuốc với 10ml nước cất, tiêm tĩnh mạch chậm trong 3 – 5 phút.
Truyền tĩnh mạch:
– Pha 1g hoặc 2g thuốc với 50 – 100ml dung dịch nước muối sinh lý, Dextrose 5% hay dung dịch truyền tĩnh mạch tương hợp khác.
– Truyền tĩnh mạch trong thời gian 16 – 30 phút.
Tiêm bắp:
– Pha 1g thuốc với 3ml nước cất, tiêm bắp sâu vào các cơ lớn.
– Khi tiêm bắp liều 2g, phải chia liều và tiêm ở 2 vị trí khác nhau.
Đối tượng sử dụng thuốc Ceftizoxim
Thuốc dành cho người
Liều dùng thuốc
Người lớn
– Liều thường dùng: 1- 2g, mỗi 8- 12 giờ.
– Nhiễm khuẩn nặng hoặc có biến chứng: 1g mỗi 8 giờ hoặc 2g mỗi 8 – 12 giờ.
– Nhiễm trùng nặng đe dọa tính mạng: 3 – 4g mỗi 8 giờ, tiêm tĩnh mạch. Có thể dùng liều đến 2g mỗi 4 giờ.
– Nhiễm trùng máu do vi khuẩn nhạy cảm: Liều khởi đầu 6-12g/ngày, tiêm tĩnh mạch, sau đó giảm dần liều thuốc Ceftizoxim theo đáp ứng của bệnh nhân và mức độ nhiễm khuẩn.
– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng: 500mg mỗi 12 giờ. Có thể tăng liều nếu nhiễm trùng tiết niệu do vi khuẩn P. Aeruginosa nhạy cảm.
– Bệnh lậu: Liều duy nhất 1g, tiêm bắp.
– Bệnh viêm vùng chậu: 2g mỗi 8 giờ, tiêm tĩnh mạch
Trẻ em
– Trẻ em trên 6 tháng tuổi: 50mg/&g mỗi 6-8 giờ. Trường hợp nặng có thể dùng liều 200mg/ kg/ngày chia làm nhiều liều nhưng tổng liều thuốc Ceftizoxim không quá 12g/ngày.
– Trẻ em trên 1 tháng tuổi: 100 – 150mg/kg/ngày chia làm 3 liều đối với nhiễm trùng nhẹ đến trung bình. Trường hợp nặng có thể dùng liều 150 – 200mg/kg/ngày chia làm 3 – 4 liều.
– Trẻ sơ sinh: 25 – 50mg/kg mỗi 12 giờ.
Bệnh nhân suy thận
– Liều dùng và khoảng cách dùng liều phải được điều chỉnh theo mức độ suy thận, nhiễm khuẩn, khả năng nhạy cảm của vi khuẩn và nồng độ thuốc trong máu.
– Liều khởi đầu: 500 – 1g, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
– Liều duy trì:
Độ thanh thải Creatinin (ml/phút) |
Nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng |
Nhiễm khuẩn nhẹ |
50 – 79 |
750 mg – 1,5 g mỗi 8 giờ | 500 mg mỗi 8 giờ |
5 – 49 |
500 mg – 1 g mỗi 12 giờ | 250 – 500 mg mỗi 12 giờ |
< 5 |
500 mg – 1 g mỗi 48 giờ hoặc 500 mg mỗi 24 giờ | 500 mg mỗi 48 giờ hoặc 250 mg mỗi 24 giờ |
Lưu ý đối với người dùng thuốc Ceftizoxim
Chống chỉ định
Thuốc chống chỉ định ở bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Ceftizoxim hay kháng sinh beta-lactam khác.
Tác dụng phụ của thuốc Ceftizoxim
– Da: Phản ứng quá mẫn, bao gồm mày đay, ngứa, sốt, ban đỏ đa dạng (hội chứng Steven-Johnson), có thể xảy ra. Nếu phản ứng quá mẫn cảm nghiêm trọng xảy ra, ngưng dùng thuốc và áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp.
– Tác dụng tại chỗ viêm: Nóng, viêm tế bào, đau, chai cứng, viêm tĩnh mạch có thể xảy ra.
– Máu: Tăng thoáng qua bạch cầu ưa eosin và tăng tiểu cầu. Giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu có thể xảy ra. Thời gian Prothrombin kéo dài và giảm Prothrombin máu có thể xảy ra nhưng hiếm.
– Gan: Tăng thoáng qua AST (SGOT), ALT (SGPT) và Phosphatase kiềm. Đôi khi tăng Bilirubin, LDH.
– Tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn thỉnh thoảng có xảy ra. Viêm ruột kết màng giả có thể xảy ra trong và sau khi điều trị bằng Ceftizoxim. Nếu viêm ruột kết nhẹ, chỉ cần ngưng dùng thuốc. Nếu viêm ruột kết trung bình đến nặng, nên ngưng thuốc và bù dịch, chất điện giải và protein.
– Thận: Tăng thoáng qua nồng độ BUN và Creatinin máu.
– Tác dụng không mong muốn khác: Nhức đầu, chóng mặt, ù tai,.. có thể xảy ra nhưng hiếm.
*Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc*.
Xử lý khi quá liều thuốc Ceftizoxim
– Cần quan tâm đến khả năng quá liều của nhiều loại thuốc, sự tương tác thuốc và dược động học bất thường ở người bệnh.
– Ngưng dùng thuốc, điều trị hỗ trợ hoặc giải quyết triệu chứng.
Cách xử lý khi quên liều thuốc Ceftizoxim
Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Ceftizoxim
Điều kiện bảo quản
Bảo quản thuốc trong bao bì kín, nơi khô ráo, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ phòng, nhiệt độ không quá 30°.
Thời gian bảo quản
Thông tin về thời gian bảo quản thuốc đang được cập nhật.
Thông tin mua thuốc Ceftizoxim
Nơi bán thuốc
Có thể tìm mua thuốc tại Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng thuốc cũng như sức khỏe bản thân.
Giá bán thuốc
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Nội dung tham khảo thuốc Ceftizoxim
Dược lực học
– Ceftizoxim là kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 có tác dụng diệt khuẩn. Giống các kháng sinh Cephalosporin khác, Ceftizoxim ức chế tổng hợp Mucopeptid ở thành tế bào vi khuẩn.
– Trong in vitro, tác dụng của Ceftizomxim đối với Staphylococcl nhạy cảm kém hơn so với Cephalosporin thế hệ 1 nhưng có phổ kháng khuẩn rộng hơn thế hệ 1 và 2 đối với các loài vi khuẩn gram âm.
Dược động học thuốc Ceftizoxim
– Ceftizoxim Natri được hấp thu không đáng kể qua đường tiêu hóa do đó phải dùng đường tiêm chích.
– Sau khi tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch, Ceftizoxime được phân bố rộng rãi khắp các mô và dịch cơ thể. Thuốc cũng vào được hàng rào não tủy nếu màng não bị viêm. Ceftizoxim qua được nhau thai và được phân bố vào sữa. Thuốc gắn kết Protein huyết tương khoảng 28-31%.
– Nửa đời thải trừ của Ceftizoxim ở người trưởng thành có chức năng thận bình thường trong khoảng 1.4 – 1.9 giờ. Ở bệnh nhân suy thận, nồng độ thuốc trong máu cao hơn và nửa đời kéo dài hơn.
– Ceftizoxim không được chuyển hóa và thải trừ chủ yếu ở trong nước tiểu,
Tương tác
– Uống Probenecid trước hay đồng thời với Ceftizoxim sẽ làm chậm thải trừ Ceftizoxim qua thận và nồng độ thuốc trong máu cao hơn và kéo dài hơn.
– Sử dụng đồng thời Aminoglycosid với một số kháng sinh Cephalosporin có thể tăng nguy cơ độc tính thận. Vì vậy, khi sử dụng đồng thời Ceftizoxim và Aminoglycosid, cần theo dõi chức năng thận.
Thận trọng
– Trước khi bắt đầu điều trị bằng Ceftizoxim, cần tiến hành phản ứng quá mẫn cảm với thuốc.
– Cẩn thận trọng khi dùng thuốc ở bệnh nhân có tiền sử hay bị dị ứng.
– Nồng độ thuốc trong máu cao hơn và kéo dài hơn ở bệnh nhân bị suy thận nên cần thận trọng khi dùng thuốc ở bệnh nhân bị suy thận.
– Trong quá trình điều trị bằng Ceftizoxim, cần theo dõi chức năng thận của bệnh nhân đặc biệt là bệnh nặng phải dùng thuốc liều tối đa.
– Sử dụng Cettizoxim kéo dài sẽ làm tăng sự phát triển các vi khuẩn không nhạy cảm, cần theo dõi cẩn thận bệnh nhân trong quá trình điều trị.
– Ceftizoxim nên được sử dụng thận trọng ở bệnh nhân có tiền sử bị bệnh đường tiêu hóa đặc biệt là viêm ruột kết bởi vì đã có báo cáo về tiêu chảy và viêm ruột kết khi sử dụng các thuốc Cephalosporin.
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai: Chưa có đủ dữ liệu nghiên cứu về việc sử dụng Ceftizoxim ở phụ nữ có thai, chỉ nên sử dụng Ceftizoxim ở phụ nữ có thai khi thật sự cần thiết.
Thời kỳ cho con bú: Ceftizoxim có thể được phân bố vào sữa, phải thận trọng khi dùng thuốc ở bú.
Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy
Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái tàu xe và vận hành máy móc.
Hình ảnh tham khảo của thuốc Ceftizoxim
Nguồn tham khảo