Thuốc Ceftriaxon 500 là gì?
Thuốc Ceftriaxon 500 thuộc loại thuốc kê đơn – ETC, dùng để điều trị các nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn nhạy cảm, gồm: nhiễm khuẩn đường tiết niệu (gồm cả viêm bể thận), viêm phổi, bệnh lậu, giang mai, sốt thương hàn, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn xương và khớp, nhiễm khuẩn da, viêm màng não (kê cả dự phòng viêm màng não to não mô cầu), bệnh Lyme. Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật.
Tên biệt dược
Ceftriaxon 500
Dạng trình bày
Thuốc Ceftriaxon 500 được bào chế dưới dạng: thuốc bột pha tiêm
Quy cách đóng gói
Thuốc Ceftriaxon 500 được đóng gói theo dạng: Hộp 10 lọ
Phân loại
Thuốc Ceftriaxon 500 thuộc loại thuốc kê đơn – ETC
Số đăng ký
VD-28494-17
Thời hạn sử dụng
Thời hạn sử dụng thuốc Ceftriaxon 500 trong vòng 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc Ceftriaxon 500 được sản xuất bởi Công ty TNHH Dược phẩm Glomed
Địa chỉ: số 29A Đại lộ Tự Do, KCN Việt Nam – Singapore, phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương Việt Nam
Thành phần của thuốc Ceftriaxon 500
Mỗi lọ Ceftriaxon 500 chứa:
Ceftriaxon 500 mg (dưới dạng bột vô khuẩn Ceftriaxon Natri).
Công dụng của Ceftriaxon 500 trong việc điều trị bệnh
Thuốc Ceftriaxon 500 thuộc loại thuốc kê đơn – ETC, dùng để điều trị các nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn nhạy cảm, gồm: nhiễm khuẩn đường tiết niệu (gồm cả viêm bể thận), viêm phổi, bệnh lậu, giang mai, sốt thương hàn, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn xương và khớp, nhiễm khuẩn da, viêm màng não (kê cả dự phòng viêm màng não to não mô cầu), bệnh Lyme.
Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Ceftriaxon 500
Cách sử dụng
Ceftriaxon được sử dụng ở dạng muối Natri để tiêm tĩnh mạch chậm ít nhất từ 2-4 phút, truyền tĩnh mạch ngắt quãng ít nhất trong 30 phút, hoặc tiêm bắp sâu.
Đường tĩnh mạch: Hòa tan 0,5 g hoặc 2 g Ceftriaxon với 5 ml hoặc 20 ml nước vô khuẩn pha tiêm, tương ứng. Các dung dịch này có thể tiêm thắng vào tĩnh mạch hay qua ống của bộ dây tiêm truyền nếu bệnh nhân đang được truyền dịch.
Tiêm truyền tĩnh mạch: pha làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: hòa tan bột, giai đoạn 2: pha thành dung dịch cuối cùng.
Giai đoạn 1:
Hòa tan bột với một dung dịch thích hợp (nước vô khuẩn để tiêm, dung dịch Dextrose 5%, dung dịch Dextrose 10%, dung dịch Natri Clorid 0,9%, dung dịch Natri Clorid và Glucose (Natri Clorid 0,45% và Glucose 2.5%) để có được dung dịch ban đầu.
Giai đoạn 2:
Sau khi hòa tan bột, pha loãng với một thê tích dung địch thích hợp (thí dụ 50 – 100 ml).
Không dùng dung dịch Ringer Lactat hòa tan thuốc để tiêm truyền.
Đường tiêm bắp: Hòa tan 0,5 g hoặc 2g Ceftriaxon với 2 ml hoặc 7 ml dung dịch Lidocain 1%, tương ứng. Không tiêm quá 1g tại cùng một vị trí.
Chú ý khi sử dụng: Không nên trộn lẫn Ceftriaxon trong bơm tiêm với Aminoglycosid, Amsacrin, Fluconazol, Labetalol, Vancomycin, hoặc các dung dịch có chứa Calci (như dung dịch Ringerlactat, dung dịch Hartmamn).
Không được truyền liên tục đồng thời với dung dịch chứa Calci (như dung dịch nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch), ngay cả khi dùng đây truyền riêng ở khác vị trí ở mọi lứa
Đối tượng sử dụng
Thuốc Ceftriaxon 500 chỉ sử dụng khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị
Liều dùng
Người lớn: Liều thường dùng mỗi ngày từ 1 đến 2 g, tiêm một lần hoặc chia đều làm hai lần. Trường hợp nặng, có thể lên tới 4 g.
- Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật: Tiêm tĩnh mạch một liều duy nhất 1 g từ nửa giờ đến 2 giờ, trước khi phẫu thuật.
- Điều trị nhiễm lậu cầu không biến chứng: Tiêm bắp liều duy nhất 250 mg.
- Dự phòng viêm màng não do não mô cầu thứ phát: Tiêm bắp liều duy nhất 250 mg.
Trẻ em: Liều dùng mỗi ngày 50 – 75 mg/kg, tiêm một lần hoặc chia đều làm 2 lần. Tổng liều không vượt quá 2g mỗi ngày.
- Điều trị viêm màng não: Liều khởi đầu là 100 mg/kg (không quá 4 g). Sau đó tổng liều mỗi ngày là 100 mg/kg/ngày, ngày tiêm 1 lần. Thời gian điều trị thường từ 7 đến 14 ngày.
- Đối với nhiễm khuẩn do Š/repfococeus pyogenes, phải điều trị ít nhất 10 ngày.
- Điều trị các nhiễm khuẩn nặng không phải viêm màng não: Liều dùng mỗi ngày được đề nghị là 50 đến 75 mg/kg chia làm hai lần mỗi 12 giờ.
- Dự phòng viêm màng não do não mô cầu thứ phát: Tiêm bắp liều duy nhất 125 mg.
Trẻ sơ sinh: Liều tối đa không vượt quá 50 mg/kg/ngày.
Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan hay suy thận. Tuy nhiên, nên theo dõi nồng độ thuốc trong máu ở bệnh nhân suy thận nặng và những người rối loạn đồng thời chức năng gan và thận.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Ceftriaxon 500
Chống chỉ định
- Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với các kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin hoặc với bất kì thành phần nào của thuốc.
- Dạng tiêm bắp: Không được dùng cho người mẫn cảm với Lidocain, trẻ em dưới 30 tháng tuổi.
- Trẻ sơ sinh bị tăng Bilirubin-huyết đặc biệt là trẻ đẻ non vì Ceftriaxon giải phóng Bilirubin từ Albumin huyết thanh.
- Dùng đồng thời với chế phẩm chứa Calci ở trẻ em: do nguy cơ kết tủa Ceftriaxon – Calci tại thận và phổi của trẻ sơ sinh và có thể cả ở trẻ lớn. Đặc biệt chú ý ở trẻ sơ sinh từ 1 đến 28 ngày tuổi đang hoặc sẽ phải dùng dung dịch chứa Calci đường tĩnh mạch kể cả truyền tĩnh mạch liên tục dịch dinh dưỡng có Calci.
Tác dụng phụ Ceftriaxon 500
Ceftriaxon thường dung nạp tốt. Những tác dụng ngoại ý được báo cáo do Ceftriaxon gồm:
Thường gặp, ADR >1/100
Tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, viêm miệng và viêm lưỡi.
Da: Ngứa, nổi ban.
Ít gặp, 1⁄100 > ADR >1/1000
Toàn thân: Sốt, viêm tĩnh mạch, phù.
Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.
Da: Nổi mày đay.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Toàn thân: Đau đầu, chóng mặt, phản vệ.
Máu: Thiếu máu, mắt bạch cầu hạt, rỗi loạn đông máu.
Tiêu hóa: Viêm đại tràng màng giả.
Da: Ban đỏ đa dạng.
Tiết niệu – sinh dục: Tiểu ra máu, tăng Creatinin huyết thanh.
Ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ nếu: Xuất hiện dị ứng hoặc phản ứng quá mẫn nghiêm trọng, viêm đại tràng màng giả.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
Xử lý khi quá liều Ceftriaxon 500
Thông tin về quá liều ceftriaxon còn hạn chế.
Trong những trường hợp quá liều, không thể làm giảm nồng độ thuốc bằng thẩm phân máu hoặc thẩm phân màng bụng. Không có thuốc giải độc đặc trị, chủ yếu là điều trị triệu chứng.
Cách xử lý khi quên liều Ceftriaxon 500
Nên dùng liều đã bỏ sót ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần đến thời gian dùng liều kế tiếp, bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào giờ thường lệ. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều bỏ sót.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc Ceftriaxon 500
Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản
Điều kiện bảo quản
Thuốc Ceftriaxon 500 nên bảo quản ở nơi khô thoáng, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản thuốc Ceftriaxon 500 trong vòng 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc Ceftriaxon 500
Hiện nay, thuốc đã có bán tại các trung tâm y tế, các nhà thuốc đạt chuẩn GPP của bộ Y tế trên toàn quốc. Bạn có thể tìm mua thuốc trực tuyến tại Chợ y tế xanh
Giá bán
Giá bán của thuốc có thể thay đổi trên thị trường. Bạn vui lòng đến trực tiếp các nhà thuốc để cập nhật chính xác giá của loại thuốc Ceftriaxon 500 vào thời điểm hiện tại.
Thông tin tham khảo thêm
Thận trọng với thuốc Ceftriaxon 500
Trước khi bắt đầu điều trị bằng Ceftriaxon, phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với Cephalosporin, Penicilin hoặc thuốc khác.
Người dị ứng với Penicilin có thể cũng sẽ dị ứng với Cephalosporin. Nên thật cần thận khi dùng Ceftriaxon cho những bệnh nhân này.
Cần giảm liều trên người bệnh suy cả gan và thận.
Nên đếm huyết cầu đều đặn trong suốt quá trình điều trị.
Các Cephalosporin có thể gây chảy máu do giảm Prothombin huyết, nên dùng thuốc thận trọng ở những bệnh nhân tăng nguy cơ giảm Prothombin huyết như bệnh nhân suy thận hoặc suy gan, bệnh nhân suy dinh dưỡng hoặc có nồng độ vitamin K thấp và ở những bệnh nhân dùng Cephalosporin kéo dài.
Bội nhiễm với các vi khuẩn không nhạy cảm có thể xảy ra với các tác nhân kháng khuẩn khác.
Viêm đại tràng màng giả liên quan tới Closfridium Difficile đã xảy ra nhưng hiếm trong quá trình điều trị với Ceftriaxon.
Tiêu chảy liên quan tới Clostridium Difficile (CDAD) đã được báo cáo với hầu hết các tác nhân kháng khuẩn, kể cả Ceftriaxon, có thể từ mức độ tiêu chảy nhẹ đến viêm đại tràng gây tử vong.
Nên dùng thuốc thận trọng ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng.
Sử dụng trên phụ nữ có thai và cho con bú:
Không có các nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát trên phụ nữ có thai. Vì các nghiên cứu trên động vật không phải lúc nào cũng dự đoán được đáp ứng trên người, nên chỉ dùng thuốc này trong thai kỳ khi thật cần thiết. Ceftriaxon được bài tiết trong sữa người với nồng độ thấp. Nên thận trọng khi chỉ định Ceftriaxon cho phụ nữ đang cho con bú.
Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy:
Ceftriaxon có thể gây chóng mặt, nên dùng thuốc thận trọng khi đang lái xe hoặc vận hành máy móc.
Hình ảnh tham khảo
