Thuốc Citopcin Injection 400 mg/ 200 ml là gì?
Thuốc Citopcin Injection 400 mg/ 200 ml là thuốc ETC, dùng trong điều trị cho các nhiễm khuẩn nặng mà các thuốc kháng sinh thông thường không có tác dụng để tránh phát triển các vi khuẩn kháng Cipofloxacin.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký tên là Citopcin Injection 400 mg/ 200 ml.
Dạng trình bày
Thuốc Citopcin Injection 400 mg/ 200 ml được bào chế chế thành dung dịch tiêm truyền.
Quy cách đóng gói
Thuốc Citopcin Injection 400 mg/ 200 ml được đóng gói theo hình thức túi nhựa dẻo 200 ml.
Phân loại
Thuốc Citopcin Injection 400 mg/ 200 ml là thuốc ETC – Thuốc kê đơn.
Số đăng ký
Số đăng ký là VN-20135-16.
Thời hạn sử dụng
Thuốc Citopcin Injection 400 mg/ 200 ml có hạn sử dụng là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
- CJ HealthCare Corporation.
- Địa chỉ: 20 Daesosandan-ro, Daeso-myeon, Eumseonggun, Chungcheongbuk – do Korea.
Thành phần của thuốc Citopcin Injection 400 mg/ 200 ml
- Thành phần chính: Ciprofloxacin 400 mg.
- Tá dược khác: 2 – Hydroxyglutaric Acid, Natri Clorid, Acid Hydrocloric, Nước pha tiêm.
Công dụng của thuốc Citopcin Injection 400 mg/ 200 ml trong việc điều trị bệnh
Thuốc Citopcin Injection 400 mg/ 200 ml dùng trong điều trị cho các nhiễm khuẩn nặng mà các thuốc kháng sinh thông thường không có tác dụng để tránh phát triển các vi khuẩn kháng Cipofloxacin. Các loại nhiễm khuẩn bao gồm: Nhiễm khuẩn phổi, tai, mũi, họng, hốc miệng, răng, hàm, thận hoặc đường niệu, sinh dục (gồm lậu), đường tiêu hóa, mô mềm, nhiễm khuẩn vết thương, xương khớp, viêm phụ khoa, viêm màng não, viêm màng bụng, đường mật, nhiễm khuẩn mắt.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Citopcin Injection 400 mg/ 200 ml
Cách sử dụng
Thuốc Citopcin Injection 400 mg/ 200 ml được sử dụng qua đường tiêm truyền.
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng
- Nhiễm khuẩn người lớn 100 – 400 mg x 2 lần/ ngày.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu nhẹ và vừa 200 mg x 2 lần/ ngày, nặng 400 mg x 2 lần/ ngày.
- Nhiễm khuẩn hô hấp dưới nhẹ và vừa, nhiễm khuẩn da, xương khớp 400 mg x 2 lần/ ngày.
- Các nhiễm khuẩn nặng khác 400 mg x 2 lần/ ngày.
- Thời gian điều trị trung bình 7 – 14 ngày. Với nhiễm khuẩn xương khớp nên là 4 – 6 tuần hoặc hơn.
- Dùng thuốc tiếp 2 ngày sau khi các triệu chứng bệnh đã biến mất.
- Dung dịch tiêm truyền Ciprofloxacin nên được truyền trong ít nhất 60 phút, liều dùng tùy theo mức độ bệnh, độ nhạy cảm của chủng vi khuẩn, tình trạng bệnh nhân và chức năng gan thận.
- Liều cho bệnh nhân suy thận nên được điều chỉnh theo bảng dưới đây:
Lưu ý đối với người sử dụng thuốc Citopcin Injection 400 mg/ 200 ml
Chống chỉ định
- Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với Ciprofloxacin hoặc các thuốc kháng khuẩn Quinolon khác.
- Phụ nữ có thai cho con bú.
- Trẻ em, thiếu niên dưới 18 tuổi.
- Bệnh nhân động kinh.
- Bệnh nhân có tiền sử viêm gân, thoát vị gân liên quan đến việc dùng Ciprofloxacin hay các thuốc nhóm Quinolon khác.
- Bệnh nhân đang dùng Tizanidin (vì khi dùng đồng thời, nồng độ Tizanidin sẽ bị tăng gây hạ huyết áp hoặc ngủ gà).
- Bệnh nhân đang dùng Ketoprofen (vì nguy cơ bị co giật).
Tác dụng phụ
Thường gặp, ADR > 1/100:
- Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn ,ỉa chảy, đau bụng.
- Chuyển hóa: Tăng tạm thời nồng độ các Transaminase.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:
- Toàn thân: Nhức đầu, sốt do thuốc.
- Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu Lympho, giảm bạch cầu đa nhân, thiếu máu, giảm tiểu cầu.
- Tim – mạch: Nhịp tim nhanh.
- Thần kinh trung ương: Kích động.
- Tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa.
- Da: Nổi ban, ngứa, viêm tĩnh mạch nông.
- Chuyển hóa: Tăng tạm thời Creatinine, Bilirubin và Phosphatase kiềm trong máu.
- Cơ xương: Đau ở các khớp, sưng khớp.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000:
- Toàn thân: Phản ứng phản vệ hoặc dạng phản vệ.
- Máu: Thiếu máu tan huyết, tầng bạch cầu, tăng tiểu cầu, thay đổi nồng độ Prothrombin.
- Thần kinh trung ương: Cơn co giật, lú lẫn, rối loạn tâm thần, hoang tưởng, mất ngủ, trầm cảm, loạn cảm ngoại vi, rối loạn thị giác kể cả ảo giác, rối loạn thính giác, ù tai, rối loạn vị giác và khứu giác, tăng áp lực nội sọ.
- Tiêu hóa: Viêm đại tràng màng giả.
- Da: Hội chứng da – niêm mạc, viêm mạch, hội chứng Lyell, ban đỏ da thành nốt, ban đỏ đa dạng tiết dịch.
- Gan: Đã có báo cáo về một vài trường hợp bị hoại tử tế bào gan, viêm gan, vàng da ứ mật.
- Cơ: Đau cơ, viêm gân (gân gót) và mô bao quanh. Có một vài trường hợp bị đứt gân, đặc biệt là ở người cao tuổi khi dùng phối hợp với Corticosteroid.
- Tiết niệu – sinh dục: Có tinh thể niệu khi nước tiểu kiềm tính, đái ra máu, suy thận cấp, viêm thận kẽ.
- Khác: Nhạy cảm với ánh sáng khi phơi nắng, phù thanh quản hoặc phù phổi, khó thở, co thắt phế quản.
Xử lý khi quá liều
Các triệu chứng quá liều đã được báo cáo bao gồm chóng mặt, run, nhức đầu, ảo giác, co giật, đau bụng, suy thận, suy gan, sỏi niệu và huyết niệu.
Vì đây là thuốc kê đơn nên bác sĩ của bạn sẽ luôn theo đõi quá trình điều trị bệnh của bạn và hầu như chắc chắn rằng bạn sẽ không được cho dùng liều cao hơn nhiều so với liều tối đa khuyến cáo. Tuy nhiên, trong trường hợp nghi ngờ có thể hỏi bác sĩ của bạn.
Cách xử lý khi quên liều
Bác sĩ của bạn sẽ hướng dẫn bạn khi nào nên dùng thuốc Citopcin Injection 400 mg/ 200 ml. Bạn không nên tự ý dùng thuốc vì đây là thuốc kê đơn. Nếu bạn nghĩ rằng có thể bạn đã bị bỏ sót một liều, nên báo ngay cho bác sĩ của bạn.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin các biểu hiện sau khi dùng thuốc Citopcin Injection 400 mg/ 200 ml đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản
Điều kiện bảo quản
- Thuốc Citopcin Injection 400 mg/ 200 ml cần được bảo quản nơi khô, nhiệt độ dưới 30ºC, tránh ánh sáng.
- Ở nhiệt độ lạnh thuốc có thể đóng tủa, tủa này sẽ tan trở lại ở nhiệt độ phòng, vì vậy không được bảo quản thuốc trong tủ lạnh.
Thời gian bảo quản
- Thuốc Citopcin Injection 400 mg/ 200 ml có hạn sử dụng 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
- Dưới ánh sáng mặt trời, thuốc chỉ ổn định trong 3 ngày.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc Citopcin Injection 400 mg/ 200 ml
Hiện nay, thuốc được bán ở các trung tâm y tế, quầy thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ Y Tế với các mức giá dao động tùy từng đơn vị hoặc thuốc cũng có thể được tìm mua trực tuyến với giá ổn định tại Chợ y tế xanh.
Giá bán
Giá thuốc thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này. Người mua nên thận trọng để tìm mua thuốc ở những chỗ bán uy tín, chất lượng với giá cả hợp lý.
Thông tin tham khảo
Dược lực học
Ciprofloxacin là một kháng sinh thuộc nhóm Fluoroquinolon có phổ kháng khuẩn rộng. Ciprofloxacin tác động bằng cách ức chế tiểu đơn vị A của DNA Gyrase (Topoisomerase) nên ngăn cản sự sao chép DNA của vi khuẩn.
Cơ chế tác động của các kháng sinh thuộc nhóm Fluoroquinolon, kể cả Ciprofloxacin, khác với các kháng sinh nhóm Penicilin, Cephalosporin, Aminoglycosid, Macrolid, và Tetracyclin. Do đó, các chủng vi khuẩn đề kháng với các nhóm kháng sinh này có thể nhạy cảm với Ciprofloxacin và các Gumolon khác.
Ciprofloxacin có phổ kháng khuẩn In viro rộng, bao gồm các vi khuẩn Gram âm va Gram dương.
Đa số các vi khuẩn kỵ khí, kể cả Bacteroides Fragilis và Clostridium Difficile, đề kháng với Ciprofloxacin, mặc dù một vài Clostridium spp khác có thể nhạy cảm.
Dược động học
Nồng độ tối đa trong huyết tương sau khi truyền tĩnh mạch trong 30 phút với liều 200 mg là 3- 4 mg/ lít. Nửa đời trong huyết tương là khoảng 3,5 – 4,5 giờ ở người có chức năng gan thận bình thường, thời gian này dài hơn ở người bệnh bị suy thận và người cao tuổi.
Khoảng từ 20% đến 40% nồng độ thuốc liên kết với protein huyết tương. Nửa đời thải trừ của thuốc ở trẻ em khoảng 2,5 giờ và người lớn khoảng 3 đến 5 giờ ở người bệnh có chức năng thận bình thường. Thời gian này dài hơn ở người bệnh suy thận và ở người cao tuổi. Nửa đời của Ciprofloxacin kéo dài không đáng kể ở người bệnh xơ gan mạn tính ổn định.
Thuốc được phân bố rộng khắp và có nồng độ cao ở những nơi bị nhiễm khuẩn (các dịch cơ thể, các mô), nói chung thuốc dễ ngấm vào mô. Nồng độ trong mô thường cao hơn nồng độ trong huyết thanh. Nồng độ trong dịch bạch huyết và dịch ngoại bào cũng gần bằng nồng độ trong huyết thanh. Nồng độ thuốc trong nước bọt, nước mũi, đờm, dịch ô bụng, da, sụn và xương tuy có thấp hơn nhưng vẫn ở mức độ thích hợp. Ciprofloxacin qua nhau thai và bài tiết qua sữa mẹ. Trong mật cũng có nồng độ thuốc cao.
Khoảng 75% liều tiêm tĩnh mạch đào thải dưới dạng không đổi qua nước tiểu và 15% theo phân. Các đường đào thải khác là chuyên hóa ở gan, bài xuất qua mật, thải qua niêm mạc vào trong lòng ruột. Thuốc được đào thải hết trong vòng 24 giờ.
Ảnh hưởng khả năng lái xe và điều khiển máy móc
Ciprofloxacin có thể gây hoa mắt chóng mặt, đầu óc quay cuồng, ảnh hưởng đến việc điều khiển xe cộ hay vận hành máy móc.