Thuốc Etefacin là gì?
Thuốc Etefacin là dung dịch tiêm/tiêm truyền – được chỉ định điều trị kháng tiết dịch vị khí liệu pháp đường uống không thích hợp.
Tên biệt dược
Etefacin.
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm. Bột pha tiêm màu trắng đến hơi trắng.
Quy cách đóng gói
Thuốc Etefacin được đóng gói dưới dạng hộp 1 lọ.
Phân loại
Thuốc thuộc nhóm thuốc kê đơn – ETC.
Số đăng ký
VN-20926-18.
Thời hạn sử dụng thuốc Etefacin
Sử dụng thuốc trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng ghi trên bao bì.
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất tại Elpen Pharmaceutical co. Inc, – Hy Lạp.
Thành phần thuốc Etefacin
Bột pha tiêm chứa:
– Hoạt chất: Esomeprazol Natri tương đương với Esomeprazol 40mg.
– Tá dược: Natri Hydroxid, Dinatri Edetat.
Công dụng của thuốc Etefacin trong việc điều trị bệnh
Dung dịch tiêm/tiêm truyền Etefacin được chỉ định điều trị kháng tiết dịch vị khí liệu pháp đường uống không thích hợp, như:
– Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD) trên bệnh nhân viêm thực quản và/hoặc có triệu chứng trào ngược nặng.
– Điều trị loét dạ dày do sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID).
– Dự phòng loét dạ dày và tá tràng do sử dụng NSAID & bệnh nhân có nguy cơ. Phòng ngừa tái xuất huyết sau khi điều trị nội soi xuất huyết cấp tính do loét dạ dày hay loét tá tràng.
– Đối với trẻ em và trẻ vị thành niên từ 1-18 tuổi: Etafaci được dùng để điều trị kháng tiết dịch vị khi liệu pháp đường uống không thích hợp như bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD) ở bệnh nhân bị viêm xước thực quản do trào ngược và/hoặc các triệu chứng trào ngược nặng.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Etefacin
Cách sử dụng
Tiêm
Dung dịch tiêm được pha chế bằng cách thêm 5 mL dung dịch NaCl 0,9% dùng đường tĩnh mạch vào lọ thuốc chứa Esomeprazol. Dung dịch tiêm sau khi pha trong suốt và không màu hoặc vàng nhạt. Sự phân hủy dung dịch pha chế phụ thuộc vào độ pH cao và vì vậy thuốc chỉ nên pha với dung dịch NaCI 0,9% dùng đường tĩnh mạch. Dung dịch sau khi pha không nên pha trộn hoặc dùng chung một bộ dây truyền với các thuốc khác. Dung dịch đã pha nên được kiểm tra bằng mắt thường xem có phần tử lạ và biến màu trước khi dùng. Chỉ sử dụng dung dịch trong suốt. Về phương diện sinh học, thuốc nên được dùng ngay sau khi pha, hoặc chậm lắm là trong vòng 12 giờ sau khi pha. Không bảo quản ở nhiệt độ lớn hơn 30°C. Dung dịch đã pha nên được tiêm tĩnh mạch trong khoảng thời gian tối thiểu là 3 phút. Nên dùng nửa thể tích pha nếu chỉ dùng 20 mg. Phần dung dịch không sử dụng nên được loại bỏ.
Tiêm truyền
Dung dịch tiêm truyền được pha chế bằng cách hòa tan thuốc Esomeprazol chứa trong 1 lọ với một thể tích lên đến 100 mL dung dịch NaCl 0,9% dùng đường tĩnh mạch. Dung dịch tiêm sau khi pha trong suốt và không màu hoặc vàng nhạt. Dung dịch thuốc nên được dùng trong vòng 12 giờ sau khi pha. Về phương diện sinh học, thuốc nên được dùng ngay sau khi pha. Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C. Dung dịch đã pha nên được tiêm truyền tĩnh mạch trong khoảng thời gian từ 10 đến 30 phút.
Đối tượng sử dụng thuốc Etefacin
Thuốc dành cho người
Liều dùng thuốc
Điều trị kháng tiết dịch vị khi liệu pháp đường uống không thích hợp.
– Bệnh nhân không thể dùng thuốc qua đường uống có thể điều trị bằng dạng tiêm với liều 20- 40 mg, 1 lần/ngày.
– Bệnh nhân bị trào ngược thực quản nên được điều trị với liều 40 mg, 1 lần/ngày. Để điều trị triệu chứng bệnh trào ngược, bệnh nhân nên được dùng liều 20 mg, 1 lần/ngày.
– Chữa lành loét dạ dày do dùng thuốc NSAID: Liều thông thường 20 mg, 1 lần/ngày. Thời gian điều trị là 4-8 tuần.
– Phòng ngừa loét dạ dày và loét tá tràng do dùng thuốc NSAID ở bệnh nhân có nguy cơ: 20 mg, 1 lần/ngày.
– Thời gian điều trị qua đường tĩnh mạch thường ngắn và nên chuyển sang dùng thuốc đường uống ngay khi có thể được.
Phòng ngừa tái xuất huyết do loét dạ dày hay loét tá tràng
Sau khi điều trị bằng nội soi xuất huyết cấp tính do loét dạ dày hay loét tá tràng nên truyền liều cao 80 mg trong khoảng 30 phút, tiếp theo truyền tĩnh mạch liên tục 8 mg/giờ trong 3 ngày (72 giờ). Sau giai đoạn điều trị bằng đường truyền tĩnh mạch, bệnh nhân nên được tiếp tục điều trị kháng tiết acid bằng dạng uống.
Trẻ em và trẻ vị thành niên từ 1-18 tuổi
– Điều trị kháng tiết dịch vị khi liệu pháp đường uống không thích hợp.
– Bệnh nhân không dùng được thuốc đường uống có thể được điều trị bằng đường tiêm truyền một lần/ngày, như là một phần của liệu trình điều trị GERD đầy đủ. Thông thường, khoảng thời gian điều trị bằng đường tĩnh mạch nên ngắn và chuyển sang dùng đường uống ngay khi có thể.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Etefacin
Chống chỉ định
Tiền sử quá mẫn với hoạt chất chính Esomeprazol hoặc với các chất khác thuộc phân nhóm Benzimidazol hoặc bất kỳ tá được nào của thuốc này. Giống như các thuốc ức chế bơm proton (PPI) khác, không nên sử dụng Esomeprazol đồng thời với Atazanavir.
Tác dụng phụ của thuốc Etefacin
Rối loạn máu và hệ bạch huyết
– Hiếm gặp: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
– Rất hiếm gặp: Mất bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu.
Rối loạn hệ miễn dịch
Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn như là sốt, phù mạch, phản ứng/sốc phản vệ.
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng
– Ít gặp: Phù ngoại biên.
– Hiếm gặp: Giảm Natri máu.
Rối loạn tâm thần
– Ít gặp: Mất ngủ.
– Hiếm gặp: Kích động, lú lẫn, trầm cảm.
– Rất hiếm: Nóng nảy, ảo giác.
Rối loạn hệ thần kinh
– Thường gặp: Nhức đầu.
– Ít gặp: Choáng váng, dị cảm, ngủ gà.
– Hiếm gặp: Rối loạn vị giác.
Rối loạn mắt
Hiếm gặp: Nhìn mờ.
Rối loạn tai và mê đạo
Ít gặp: Chóng mặt.
Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất
Hiếm gặp: Co thắt phế quản.
Rối loạn tiêu hóa
– Thường gặp: Đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, buồn nôn/nôn.
– Ít gặp: Khô miệng.
– Hiếm gặp: Viêm miệng, nhiễm Candida đường tiêu hóa.
Rối loạn gan mật
– Ít gặp: Tăng men gan.
– Hiếm gặp: Viêm gan có hoặc không vàng da.
– Rất hiếm: Suy gan, bệnh não ở bệnh nhân đã có bệnh gan.
Rối loạn da và mô dưới da
– Thường gặp: Phản ứng tại chỗ tiêm/ tiêm truyền.
– Ít gặp: Viêm da, ngứa, nổi mẩn, mề đay.
– Hiếm gặp: Hói đầu, nhạy cảm với ánh sáng.
– Rất hiếm: Hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Iohnson, hoại tử biểu bì gây độc (TEN).
Rối loạn cơ xương, mô liên kết và xương
– Hiếm gặp: Đau khớp, đau cơ.
– Rất hiếm: Yếu cơ.
*Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc*.
Xử lý khi quá liều thuốc Etefacin
Chưa có chất giải độc đặc hiệu. Esomeprazol gắn kết mạnh với protein huyết tương và vì vậy không dễ dàng thẩm phân được. Trong trường hợp quá liều, nên điều trị triệu chứng và sử dụng các biện pháp hỗ trợ tổng quát.
Cách xử lý khi quên liều thuốc Etefacin
Etefacin được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa, nên hiếm khi có khả năng quên liêu xảy ra. Tuy nhiên, nếu có nghi ngờ, nên hỏi ý kiến bác sĩ của bạn.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Etefacin
Điều kiện bảo quản
Giữ thuốc ở nhiệt độ dưới 30°C, trong bao bì gốc, tránh ánh sáng. Dung dịch đã pha bảo quản ở dưới 30°C, chỉ nên dùng trong vòng 12 giờ sau khi pha.
Thời gian bảo quản
Thông tin về thời gian bảo quản thuốc đang được cập nhật.
Thông tin mua thuốc Etefacin
Nơi bán thuốc
Có thể tìm mua thuốc tại Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng thuốc cũng như sức khỏe bản thân.
Giá bán thuốc
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Nội dung tham khảo thuốc Etefacin
Dược lực học
Esomeprazol thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton. Esomeprazol là đồng phân S của Omeprazol và làm giảm tiết acid dạ dày thông qua cơ chế tác động chuyên biệt. Esomeprazol là chất ức chế đặc hiệu bơm acid ở tế bào thành. Cả hai dạng đồng phân R và S của Omeprazol đều có được lực học tương tự nhau.
Dược động học
Thể tích phân bố biểu kiến ở trạng thái hằng định trên người khoẻ mạnh khoảng 0,22 L/kg thể trọng. Esomeprazol gắn kết 97% với protein huyết tương.
Thận trọng
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai: Chưa có đủ dữ liệu lâm sàng về việc dùng Esomeprazol trên phụ nữ có thai. Cần thận trọng khi kê toa Esomeprazol cho phụ nữ mang thai. Một nghiên cứu trên phụ nữ có thai (trong khoảng 300 – 1000 kết quả thu nhận được), không thấy có độc tính ở trẻ sơ sinh khi dùng Esomeprazol.
Thời kỳ cho con bú: Chưa rõ Esomeprazol có tiết ra sữa mẹ hay không. Chưa có nghiên cứu nào trên phụ nữ cho con bú được thực hiện. Vì vậy, không nên dùng Esomeprazol trong khi cho con bú.
Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy
Thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc vì thuốc có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, choáng váng, ảo giác.