Thuốc Fipam là gì ?
Thuốc Fipam là thuốc ETC được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn sau do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra:
- Viêm phổi (từ trung bình đến nặng) do Streptococcus pneumoniae, có kèm theo nhiễm khuẩn huyết do các chủng vi khuẩn nhạy cảm như Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella pneumoniae hay Enterobacter species.
- Sốt do giảm bạch cầu trung tính.
- Viêm đường tiết niệu có và không có biến chứng (có kèm theo viêm bể thận) do Escherichia coli hay Klebsiella pneumoniae.
- Nhiễm trùng da va cấu trúc da do Staphylococcus aureus (chủng nhạy cảm với methicillin) hay Streptococcus pyogenes.
- Nhiễm khuẩn ổ bụng có biến chứng.
Tên biệt dược
Tên đăng ký là Fipam.
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm.
Quy cách đóng gói
Thuốc được đóng gói theo: Hộp 1 lọ.
Phân loại
Thuốc Fipam là loại thuốc ETC – thuốc kê đơn.
Số đăng ký
Số đăng ký là VN-16939-13.
Thời hạn sử dụng
Thời hạn sử dụng của thuốc là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất tại AMN Life Science Pvt Ltd.
Địa chỉ: 150, Sahajanand Estate, Sarkhej-Sanand Road, Sarkhej. Tal. City., Ahmedabad, Gujarat Ấn Độ.Thành phần của thuốc Fipam
Mỗi lọ chứa:
- Cefepim hydrochlorid tương đương với Cefepim 1,0g
- L-Arginin 710 mg.
Công dụng của thuốc Fipam trong việc điều trị bệnh
Thuốc Fipam được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn sau do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra:
- Viêm phổi (từ trung bình đến nặng) do Streptococcus pneumoniae, có kèm theo nhiễm khuẩn huyết do các chủng vi khuẩn nhạy cảm như Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella pneumoniae hay Enterobacter species.
- Sốt do giảm bạch cầu trung tính.
- Viêm đường tiết niệu có và không có biến chứng (có kèm theo viêm bể thận) do Escherichia coli hay Klebsiella pneumoniae.
- Nhiễm trùng da va cấu trúc da do Staphylococcus aureus (chủng nhạy cảm với methicillin) hay Streptococcus pyogenes.
- Nhiễm khuẩn ổ bụng có biến chứng.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Fipam
Cách sử dụng:
Dùng thuốc theo đường tiêm.
Đối tượng sử dụng:
Bệnh nhân cần điều trị và có sự kê đơn của bác sĩ.
Liều lượng
Người lớn và trẻ em > 12 tuổi
- Viêm phổi từ trung bình đến nặng có kèm theo nhiễm khuẩn huyết: Liều hướng dẫn là 1-2g tiêm tĩnh mạch, cứ 12 giờ tiêm một lần, trong 10 ngày.
- Sốt do giảm bạch cầu trung tính: Liều thường dùng là 2 g tiêm tĩnh mạch, cứ 8 giờ tiêm một lần, trong 7 ngày.
- Viêm đường tiết niệu không có và có biến chứng (có kèm theo viêm bể thận): Liều thường dùng là 0,5-1 g tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp, cứ 12 giờ tiêm một lần, trong 7-10 ngày.
- Viêm đường tiết niệu nặng có biến chứng (có kèm theo viêm bể thận): Liều thường dùng là 2 g tiêm tĩnh mạch, cứ 12 giờ tiêm một lần, trong 10 ngày.
- Nhiễm trùng da và cấu trúc da: Liều thường dùng là 2g tiêm tĩnh mạch, cứ 12 giờ tiêm một lần, trong 10 ngày.
- Nhiễm trùng ổ bụng có biến chứng: Liều thường dùng là 2g tiêm tĩnh mạch, cứ 12 giờ tiêm một lần, trong 7-10 ngày.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Fipam
Chống chỉ định:
Bệnh nhân mẫn cảm với Cefepim hay với các kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin
hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng phụ của thuốc Fipam
Tiêu hoá: Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và nôn; Phản ứng quá mẫn: Mẫn đỏ, mày đay, ngứa, ban đỏ, phản ứng Stevens Jonhson; Sốc phản vệ có thể xảy ra, nhất là đối với những bệnh nhân quá mẫn với thành phần của thuốc; Gan: Tăng SGOT, SGPT thoảng qua và Phosphat kiềm; Thận: tăng Creatinin thoảng qua; Hệ thần kinh trung ương: đau đầu hoặ chóng mặt; Máu và bạch huyết; Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ưa eosin thoáng qua, kéo dài thời gian Prothrombin (hiếm gặp); Khác: Ngứa sinh dục, viêm âm đạo, bệnh nấm Candida.
Xử lý khi quá liều
Đã gặp ở một số bệnh nhân suy thận. Phản ứng bao gồm co giật, bệnh lý não, run ray, dễ bị kích thích thần kinh cơ. Cần phải theo dõi cẩn thận trường hợp người bệnh bị quá liều cấp, và có điều trị hỗ trợ. Khi suy thận, có thể thẩm tách máu hoặc màng bụng để loại trừ thuốc nhanh.
Cách xử lý khi quên liều
Bạn nên uống thuốc Fipam đúng theo đơn của bác sỹ. Tuy nhiên nếu bạn quên dùng thuốc thì bạn uống liều tiếp theo đúng theo đơn của bác sỹ. Bạn không được dùng liều gấp đôi cho lần quên. Nếu có vấn đề nào bạn chưa rõ hãy gọi điện cho bác sỹ hoặc dược sỹ để được tư vấn.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc Fipam
Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc Fipam đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Fipam
Điều kiện bảo quản
Thuốc nên được bảo quản ở nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30°C và tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc Fipam
Nơi bán thuốc
Liên hệ Chợ Y Tế Xanh hoặc đến trực tiếp tới các nhà thuốc tư nhân, các nhà thuốc đạt chuẩn GPP hoặc nhà thuốc bệnh viện để mua thuốc Fipam.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Thông tin tham khảo thêm
Dược lực học
Cefepim là một kháng sinh bán tổng hợp nhóm Cephalosporin thế hệ 4 dùng theo đường tiêm. Thuốc có tác dụng kháng khuẩn do ức chế tổng hợp mucopeptid ở thành tế bảo vi khuẩn.
Dược động học
Hấp thu
Sau khi tiêm bắp, cefepim được hấp thu nhanh vấ hoàn toàn, nồng độ đỉnh trong huyết thanh tuỳ thuộc vào liều và xuất hiện sau khi tiêm 30 phút. Khoảng 16% liều được gắn kết vào protein huyết tương không phụ thuộc vào nồng độ thuốc trong huyết tương.
Phân bố
Cefepim thâm nhập vào phần lớn các mô và dịch (nước tiểu, mật, dịch màng bụng, dịch phế quản). Trong khoảng liều từ 250mg-2g, sự phân bố ở mô là không thay đổi. Ở người bệnh cứ 8 giờ lại tiêm một mũi liều 20mg/kg, thì nòng độ trong dịch não tuỷ là 3,3 đến 6,7mg/lít. Thể tích phân bổ đo ở giai đoạn ổn định là khoảng 18 lít.
Đào thải
Trong cơ thể, Cefepim rất ít bị chuyển hoá (khoảng 7% liều), thời gian bán thải khoảng 2 giờ và sẽ kéo đài đối với bệnh nhân suy thận. Khoảng 80% liều tiêm đào thải qua nước tiểu theo lọc cầu thận, 85% liều được đào thải qua nước tiêu dưới dạng không đổi.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú
Chưa có nghiên cứu có độ chính xác cao về độ an toàn của thuốc đối với phụ nữ có thai, vì vậy, thuốc Fipam chỉ nên sử dụng trong những trường hợp cần thiết. Thuốc Fipam bài tiết qua sữa mẹ, nên có sự cân nhắc khi sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú.
Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc
Thuốc Fipam không ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thận trọng
Bệnh nhân được biết mẫn cảm với penicillin vì có thể gặp phản ứng dị ứng chéo một phần giữa penicillin và cephalosporin. Bệnh nhân hay gia đình bệnh nhân có tiền sử dị ứng như: Hen phế quản, phát ban và nỗi mề đay. Bệnh nhân suy thận nặng. Bệnh nhân không thể dung nạp thuốc bằng đường uống, bệnh nhân lớn tuổi (thiếu Vitamin K có thể xảy ra) Chưa xác định được tác dụng và tính an toàn của thuốc đổi với trẻ em < 12 tuổi.
Hình ảnh tham khảo
