Thuốc Fosfomed 1g là gì?
Thuốc Fosfomed 1g được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu chưa có biến chứng (viêm bàng quang cấp) do Escherichia coli và Entorococcusfaecalis nhạy cảm với Fosfomycin.
Tên biệt dược
Fosfomed 1g.
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm.
Quy cách đóng gói
Thuốc Fosfomed 1g được đóng gói thành hai dạng là hộp 1 lọ và hộp 10 lọ.
Phân loại
Thuốc thuộc nhóm thuốc kê đơn – ETC.
Số đăng ký
VD-24035-15.
Thời hạn sử dụng thuốc Fosfomed 1g
Sử dụng thuốc trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng ghi trên bao bì.
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất tại Công ty TNHH sản xuất dược phẩm Medlac Pharma Italy – Việt Nam.
Thành phần thuốc Fosfomed 1g
Mỗi lọ bột Fosfomed 1g chứa: Fosfomycin (dưới dạng Fosfomycin Natri) – 1g.
Công dụng của thuốc Fosfomed 1g trong việc điều trị bệnh
Fosfomed 1g được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu chưa có biến chứng (viêm bàng quang cấp) do Escherichia coli và Entorococcusfaecalis nhạy cảm với Fosfomycin, đặc biệt là đối với phụ nữ. Phòng nhiễm khuẩn trong khi làm các thủ thuật hoặc phẫu thuật qua niệu đạo. Trước và sau khi dùng Fosfomycin cần phải nuôi cấy bệnh phẩm nước tiểu để tìm và xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với thuốc. Nếu sau điều trị vẫn còn vi khuẩn trong nước tiểu, phải thay kháng sinh khác.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Fosfomed 1g
Cách sử dụng
Thuốc dùng theo đường tiêm tĩnh mạch.
Đối tượng sử dụng thuốc Fosfomed 1g
Thuốc dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
Liều dùng thuốc
Truyền nhỏ giọt tĩnh mạch: Liều thường dùng mỗi ngày fosfomycin dùng đường tiêm tĩnh mạch là 2 — 4 g cho người lớn; chia làm 2 lần, mỗi liều được hòa tan vào 100ml đến 500ml dung dịch Natri Clorid 0,9% hoặc Glucose 5%, thời gian truyền từ 1 đến 2 giờ.
Tiêm tĩnh mạch:
– Liều dùng mỗi ngày cũng bằng liều truyền nhỏ giọt tĩnh mạch nhưng phải chia thành 2 đến 4 lần. Dung môi để hòa tan 1g chế phẩm này là 20 ml nước cất pha tiêm hoặc 20 ml dung dịch Glucose 5%. Thời gian tiêm tĩnh mạch phải thực hiện trong 5 phút hoặc hơn.
– Liều dùng nói trên có thể điều chỉnh theo tuổi bệnh nhân và theo triệu chứng bệnh nặng, nhẹ.
– Trẻ em trên 12 tuổi: Tiêm truyền tĩnh mạch không vượt quá 100-200 mg/kg/ ngày.
– Người suy thận mức độ trung bình (độ thanh thải creatinin ≥ 60 ml/ phút) không cần phải điều chỉnh liều lượng và khoảng cách giữa các lần dùng thuốc. Người bệnh có độ thanh thải creatinin dưới 60 ml/ phút cần phải kéo dài khoảng cách giữa các lần dùng thuốc. Khoảng cách giữa các lần dùng thuốc phụ thuộc vào độ thanh thải creatinin.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Fosfomed 1g
Chống chỉ định
– Các trường hợp mẫn cảm với Fosfomycin.
– Bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinin < 5ml/ phút, viêm thận, bể thận hoặc áp xe quanh thận.
– Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Tác dụng phụ của thuốc Fosfomed 1g
– Tăng men gan, ban đỏ, ngứa, nổi mề đay, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn, tăng natri huyết, đau mạch, đỏ mặt, sốt, khó chịu, rối loạn ở thận, giảm cảm giác, giảm bạch cầu, đau đầu, chóng mặt, suy nhược.
– Viêm ruột kết nặng với phân có máu như viêm đại tràng màng giả có thể xuất hiện.
– Giảm huyết áp toàn thể và chứng mất bạch cầu hạt có thể xuất hiện.
*Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc*.
Xử lý khi quá liều thuốc Fosfomed 1g
Chưa có báo cáo về việc quá liều.
Cách xử lý khi quên liều thuốc Fosfomed 1g
Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Fosfomed 1g
Điều kiện bảo quản
Bảo quản thuốc trong bao bì kín, nơi khô ráo, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ phòng, nhiệt độ không quá 30°.
Thời gian bảo quản
Thông tin về thời gian bảo quản thuốc đang được cập nhật.
Thông tin mua thuốc Fosfomed 1g
Nơi bán thuốc
Có thể tìm mua thuốc tại Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng thuốc cũng như sức khỏe bản thân.
Giá bán thuốc
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Nội dung tham khảo thuốc Fosfomed 1g
Dược lực học
Fosfomycin là kháng sinh có phổ tác dụng rộng, dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm, đặc biệt là với các vi khuẩn thường gây viêm nhiễm đường tiết niệu. In viro thuốc có tác dụng trên các vi khuẩn Gram (+) và trên vi khuẩn Gram (- ), kể cả các vi khuẩn đã kháng nhiều loại thuốc. Cơ chế tác dụng của thuốc: fosfomycin được hấp thu vào tế bào của vi khuẩn ở nồng độ cao qua hệ thống vận chuyển chủ động và ức chế giai đoạn đầu của sự sinh tổng hợp peptid — polisacarid của thành tế bào.
Dược động học
– Fosfomycin natri được tiêm qua đường tĩnh mạch. Sau khi truyền tĩnh mạch 3g Fosfomycin Natri nồng độ đỉnh trong huyết thanh đạt khoảng 220 microgam/ml. Thuốc ít liên kết với protein huyết tương (chỉ khoảng 2,16%) và được phân bố trong hầu hết các mô, đặc biệt là thận, tuyến tiền liệt và túi tinh. Thuốc có thể đi qua hàng rào máu não, nhau thai và sữa.
– Trong cơ thể Fosfomycin không bị chuyển hóa, thuốc được thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng không biến đổi, khoảng 85% thuốc được thải trừ qua nước tiểu sau 12 giờ. Mức độ thải trừ thuốc giảm ở bệnh nhân suy thận, do đó cần phải điều chỉnh liều.
Tương tác
– Metoclopramid và các thuốc làm tăng nhu động đường tiêu hóa khi dùng đồng thời với Fosfomycin sẽ làm giảm nồng độ fosfomycin trong huyết tương và trong nước tiểu.
– Fosfomycin có tác dụng hiệp đồng tăng mức với kháng sinh nhóm β-lactam, Aminoglycosid, Macrolid, Tetracyclin, Chloramphenicol, Rifamycin, Colistin, Vancomycin và Lincomycin.
Thận trọng
– Chỉ được dùng sản phẩm này theo đường tĩnh mạch. Hơn nữa, trong mọi trường hợp có thể, nên dùng chế phẩm này bằng cách truyền nhỏ giọt tĩnh mạch. Để tránh hiện tượng viêm tĩnh mạch và đau tĩnh mạch có thể xảy ra cần lưu tâm đến vị trí tiêm và kỹ thuật áp dụng trong điều trị, tốc độ truyền nên càng chậm càng tốt.
– Fosfomed là chế phẩm có chứa natri, vì vậy nên thận trọng khi dùng thuốc ở những người bệnh có phù, tăng huyết áp hoặc đang dùng corticoid. Những người bệnh suy tim đang dùng thuốc trợ tim loại digitalis nếu dùng Fosfomycin kéo dài thì cần thường xuyên kiểm tra kali máu và dùng bổ sung kali vì thuốc có thể làm hạ kali máu. Đồng thời nên kiểm tra định kỳ chức năng gan và thận cũng như làm các xét nghiệm máu đối với các bệnh nhân điều trị dài ngày bằng thuốc này.
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai: Vì độ an toàn của chế phẩm này đối với phụ nữ có thai chưa được xác định, có khuyến cáo không nên dùng thuốc này cho phụ nữ có thai hoặc nghi có thai.
Thời kỳ cho con bú: Khuyến cáo tránh sử dụng sản phẩm này khi cho con bú. Nếu việc điều trị bằng sản phẩm này là cần thiết thì nên ngừng cho con bú trong thời gian điều trị.
Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy
Thuốc có thể gây đau đầu, chóng mặt; vì vậy nên thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc trong thời gian sử dụng thuốc.