Thuốc Glemep là gì ?
Thuốc Glemep là thuốc ETC được chỉ định dùng để điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin (typ II) khi không thể kiểm soát được nồng độ đường huyết chi bằng chế độ ăn kiêng, tập thể dục và giảm cân.
Tên biệt dược
Tên đăng ký là Glemep.
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén.
Quy cách đóng gói
Thuốc được đóng gói theo: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Phân loại
Thuốc Glemep là loại thuốc ETC – thuốc kê đơn.
Số đăng ký
Số đăng ký là VN-18526-14.
Thời hạn sử dụng
Thời hạn sử dụng của thuốc là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất tại Healthcare Pharmaceuticals Ltd
Địa chỉ: Rajendrapur, Gazipur Băng-la-đét.Thành phần của thuốc Glemep
- Hoạt chất: Glimepiride 2 mg.
- Tá dược: Microcrystalline Cellulose ( Type 101) 137.56mg, Pregelatinized Starch ( Starch STA RX-1500) 16mg, Sodium Starch Glycolate 3.2mg, Magnesium Stearate 0.8mg, Colloidal Anhydrous Silica 0.4mg.
Công dụng của thuốc Glemep trong việc điều trị bệnh
Thuốc Glemep được chỉ định dùng để điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin (typ II) khi không thể kiểm soát được nồng độ đường huyết chi bằng chế độ ăn kiêng, tập thể dục và giảm cân.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Glemep
Cách sử dụng:
Dùng thuốc theo đường uống.
Đối tượng sử dụng:
Bệnh nhân cần điều trị và có sự kê đơn của bác sĩ.
Liều lượng
Liều khởi đầu
- Ở bệnh nhân chưa được điều trị, liều khởi đầu là 1-2mg ngày một lần. Ở bệnh nhân suy nhược, suy dinh dưỡng, người già, suy gan hoặc suy thận, bệnh nhân có nguy cơ hạ đường huyết nên khởi đầu bằng liều Img ngày một lần.
- Ở bệnh nhân từng được điều trị bằng các thuốc tiểu đường khác: liều khởi đầu thông thường ở người lớn là 1-2 mg ngày một lần. Liều khỏi đầu không nên quá 2mg mỗi ngày.
Liều duy trì: Liều duy trì thông thường từ 1-4mg ngày một lần. Ở bệnh nhân đã dung glimepiride 1mg/ ngày có thể tăng liều đến 2mg một ngày nếu vẫn chưa đạt mức đường huyết mong muốn sau 1 đến 2 tuần điều trị. Khi đã dùng đến liều 2mg. việc điều chỉnh liều sau đó tùy thuộc vào mức dung nạp và đáp ứng của bệnh nhân. Nên tăng liều từ từ, mỗi lần tăng không quá 2mg/ ngày cách quãng khoảng từ 1-2 tuần. Liều tối đa khuyên dùng là 8mg/ngày.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Glemep
Chống chỉ định
- Chống chỉ định điều trị đái tháo đường phụ thuộc Insulin (typ I) (thí dụ điều trị cho bệnh nhân có tiên sử nhiễm acid do nhiễm ketone), cũng chống chỉ định cho bệnh nhân đái tháo đường nhiễm acid do nhiễm ketone, điều trị tiền hôn mê, hôn mê trong đái tháo đường.
- Chống chỉ định cho các bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với Glimepiride, các thuốc điều trị đái tháo đường nhóm Sulfonylure khác, các Sulfonamide, và bất cứ tá dược nào.
- Thuốc chưa từng được sử dụng cho các bệnh nhân phải thẩm tách máu, bệnh nhân có rối loạn chức năng gan nặng. Đối với bệnh nhân suy giảm chức năng thận nặng, chuyển sang dùng Insulin có thể là cần thiết để duy trì tốt sự kiểm soát chuyển hóa.
Tác dụng phụ của thuốc Glemep
Thường gặp
- Thần kinh: Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu.
- Tiêu hoá: Buồn nôn, nôn, cảm giác day tức ở vùng thượng vị, đau bụng, tiêu chảy.
- Mắt: Khi bắt đầu dùng, thường có rối loạn thị giác tạm thời, do sự thay đổi về mức glucose huyết.
Ít gặp
- Da: Phản ứng dị ứng hoặc giả dị ứng, mắn đỏ, mè đay, ngứa.
Hiếm gặp
- Gan: Tăng enzym gan, vàng da, suy giảm chức năng gan.
- Máu: Giảm tiều cầu nhẹ hoặc nặng, thiếu máu tan huyết, giảm hồng cầu, giảm bạch cầu, mắt bạch cầu hạt.
- Mạch: Viêm mạch máu dị ứng.
- Da: Mẫn cảm với ánh sáng.
Xử lý khi quá liều
- Quá liều Glimepiride có thể dẫn đến chứng hạ đường huyết. Trong trường hợp này, sự điều trị cơ bản bao gồm ngăn cản sự hấp thu bằng cách gây nôn, sau đó uống nước hoặc nước chanh với than hoạt (chất hấp phụ) và natri sulfat (để nhuận tràng). Nếu một lượng lớn thuốc đó được uống vào, phải rửa da dày rồi dùng than hoạt và natri sulfat.
- Nếu nghi ngờ hoặc chẩn đoán bệnh nhân bị hôn mê do hạ đường huyết, cần tiêm tĩnh mạch nhanh dung dịch glucose đặc (50%) cho bệnh nhân, sau đó cân truyền tĩnh mạch dung dịch glucose loãng hơn (10%) với tốc độ để đảm bảo duy trì nồng độ glucoso máu trên 100 mg/dl. Bệnh nhân cần được giám sát cân thận ít nhất trong 24-48 giờ, bỏi vì thứ hạ đường huyết có thể xuất hiện lại sau khi đã có những cải thiện rõ ràng vẻ triệu chứng lâm sàng.
Cách xử lý khi quên liều
Bạn nên uống thuốc Glemep đúng theo đơn của bác sỹ. Tuy nhiên nếu bạn quên dùng thuốc thì bạn dùng liều tiếp theo đúng theo đơn của bác sỹ. Bạn không được dùng liều gấp đôi cho lần quên. Nếu có vấn đề nào bạn chưa rõ hãy gọi điện cho bác sỹ hoặc dược sỹ để được tư vấn.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc Glemep
Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc Glemep đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Glemep
Điều kiện bảo quản
Thuốc nên được bảo quản ở nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30°C và tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc Glemep
Nơi bán thuốc
Liên hệ Chợ Y Tế Xanh hoặc đến trực tiếp tới các nhà thuốc tư nhân, các nhà thuốc đạt chuẩn GPP hoặc nhà thuốc bệnh viện để mua thuốc Glemep.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Thông tin tham khảo thêm
Dược lực học
Cơ chế làm giảm đường huyết của Glimepiride là kích thích insulin bài tiết từ các tế bào beta của tuy vào máu. Hơn nữa, các tác dụng ngoài tuy có thể có vai trò trong hoạt động của các sulfonylurea như Glimepiride. Điều này được khăng định qua các nghiên cứu lâm sàng và tiền lâm sàng cho thấy dùng Glimepiride có thể làm tăng độ nhạy cảm của các mô cơ thể với Insulin.
Tuy nhiên cũng giống như các sulfonylurea khác, cơ chế hạ đường huyết của Glimepiride trong điều trị đài hạn chưa được xác định rõ.
Glimepiride có hiệu quả trong quá trình điều tri ban đầu. Ở những bệnh nhân không kiểm doát được nồng độ đường huyết khi dùng liệu pháp điều trị đơn bằng glimepiride hoặc kết hợp giữa Glimepiride và metformin có thể có tác dụng hiệp đồng, do cả 2 chất tăng độ dung nạp glucose theo các cơ chế hoạt động khác nhau. Trong các nghiên cứu, fac dung bồ sung này được tìm thấy ở Metformin và các sulfonylurea.
Phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú
– Không sử dụng Glimepiride trong thời kỳ mang thai bởi vì thuốc có thể gây hại cho bào thai. Cần chuyển sang sử dụng Insulin. Bênh nhân có dự định mang thai, cần phải thông báo cho bác sỹ, và nên chuyển sang dùng insulin.
– Trong các nghiên cứu sinh sản tiến hành trên chuột nhất, người ta thấy nồng độ thuốc đáng kế trong huyết thanh và sữa chuột mẹ, cũng như trong huyết thanh chuột con. Bởi vì các sulfonylurea khác được bài tiết vào sữa mẹ nên để tránh khả năng Glimepiride có mặt trong sữa, người mẹ phải chuyển sang dùng insulin hoặc ngừng cho con bú.
– Trong một sô nghiên cứu tiến hành trên chuột mẹ, chuột con đã cho thấy nồng độ cao Glimepiride trong thời kỳ mang thai, cho con bú làm tăng những dị dạng trên xương chuột con bao gồm làm ngăn, làm dày, làm cong xương cánh tay trong suốt giai đoạn sau khi sinh.
Ảnh hưởng khi lái xe và vận hành máy móc
Bệnh nhân điều trị đái tháo đường có thể bị giảm thị giác, độ tỉnh táo và phản xạ khi lái xe và vận hành máy móc nếu quá trình điều trị không phù hợp hoặc khi bị hạ đường huyết.