Thuốc Glomezol là gì?
Thuốc Glomezol là thuốc ETC, dùng trong điều trị loét dạ dày, kể cả loét do dùng thuốc kháng viêm kháng Steroid; Kết hợp với kháng sinh trong điều trị loét tá tràng ở bệnh nhân bị nhiễm Helicobacter Pylori; Điều trị chứng ợ nóng, viêm thực quản và các triệu chứng khác trong bệnh trào ngược dạ dày – thực quản; Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký tên là Glomezol.
Dạng trình bày
Thuốc Glomezol được bào chế thành viên nang cứng.
Quy cách đóng gói
Thuốc Glomezol được đóng gói theo hình thức:
- Hộp 10 vỉ x 10 viên.
- Hộp 100 vỉ x 10 viên.
Phân loại
Thuốc Glomezol là thuốc ETC – Thuốc kê đơn.
Số đăng ký
Số đăng ký là VD-22849-15.
Thời hạn sử dụng
Thuốc Glomezol có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
- Công ty Cổ phần Dược phẩm Glomed.
- Địa chỉ: 35 Đại lộ Tự do, KCN Việt Nam – Singapore, tỉnh Bình Dương Việt Nam.
Thành phần của thuốc Glomezol
- Thành phần chính: Omeprazol 20 mg.
- Tá dược khác: Không có.
Công dụng của thuốc Glomezol trong việc điều trị bệnh
Thuốc Glomezol dùng trong điều trị loét dạ dày, kể cả loét do dùng thuốc kháng viêm kháng Steroid; Kết hợp với kháng sinh trong điều trị loét tá tràng ở bệnh nhân bị nhiễm Helicobacter Pylori; Điều trị chứng ợ nóng, viêm thực quản và các triệu chứng khác trong bệnh trào ngược dạ dày – thực quản; Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Glomezol
Cách sử dụng
Thuốc Glomezol được sử dụng qua đường uống. Nên uống thuốc vào lúc bụng đói (nuốt nguyên viên thuốc, không nghiền nát hoặc nhai).
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng
- Loét dạ dày – tá tràng: Uống mỗi ngày một lần 20 mg (trường hợp nặng có thể dùng 40 mg), trong 4 tuần nếu là loét tá tràng, trong 8 tuần nếu là loét dạ dày.
- Loét tá tràng có Helicobacter Pylori: Omeprazol có thể kết hợp với kháng sinh trong liệu pháp 2 hoặc 3 thuốc. Liệu pháp 3 thuốc: Omeprazol 20 mg ngày 2 lần, với: Amoxicilin 500 mg và Metronidazol 400 mg ngày 3 lần với Clarithromycin 500 mg và Metronidazol 400 mg ngày 2 lần; hoặc với Amoxicilin 1 g và Clarithromycin 500 mg ngày 2 lần. Điều trị với các phác đồ này trong 1 tuần. Liệu pháp 2 thuốc: Omeprazol 40 mg/ ngày với: Amoxicilin 750 mg đến 1 g ngày 2 lần hoặc Clarithromycin 500 mg ngày 3 lần, trong 2 tuần.
- Điều trị và dự phòng loét dạ dày – tá tràng do dùng thuốc kháng viêm không Steroid: 20 mg/ ngày.
- Viêm thực quản do trào ngược dạ dày – thực quản: liều thường dùng 20 – 40 mg, mỗi ngày một lần, trong 4 đến 8 tuần. Liều duy trì: 20 mg, mỗi ngày một lần.
- Hội chứng Zollinger – Ellison: Liều khởi đầu 60 mg, mỗi ngày uống một lần, điều chỉnh liều theo nhu cầu. Liều điều trị thường nằm trong khoảng 20 – 120 mg mỗi ngày. Nếu liều dùng cao hơn 80 mg thì nên chia làm 2 lần mỗi ngày.
- Sử dụng thuốc trên người suy thận: không cần điều chỉnh liều: Sử dụng thuốc trên người suy gan, vì khả dụng sinh học và nửa đời huyết tương của Omeprazol tăng ở những bệnh nhân. Suy gan, nên dùng liều 10 – 20 mg/ ngày là đủ.
Lưu ý đối với người sử dụng thuốc Glomezol
Chống chỉ định
Thuốc Glomezol chống chỉ định bệnh nhân mẫn với các thành phần của thuốc.
Tác dụng phụ
- Thường gặp: Nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, chướng bụng.
- Ít gặp: Mất ngủ, mệt mỏi, nổi mày đay, ngứa, nỗi ban, tăng men gan tạm thời.
- Hiếm gặp: đồ mồ hôi, phùngoại biên, quá mẫn (bao gồm phù mạch, sốt, phản vệ), rồi loạn về máu (như mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu), lú lẫn có hồi phục, kích động, tram cảm, ảo giác ở người bệnh nặng, rối loạn thị giác, vú to ở đàn ông, viêm miệng, khô miệng, viêm gan, vàng da, bệnh não do gan, co thắt phế quản, đau khớp, đau cơ, viêm thận kẽ.
- Ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ nếu: các tác dụng không mong muốn kéo dài hoặc trở nên nặng hơn.
Xử lý khi quá liều
- Triệu chứng: Liều uống 160 mg Omeprazol/ lần vẫn được dung nạp tốt. Triệu chứng quá liều Omeprazol có thể bao gồm rối loạn thị giác, lú lẫn, buồn ngủ, khô miệng, đỏ bừng, nhức đầu, buồn nôn, nôn, tim đập nhanh, đổ mồ hôi.
- Xứ trí: Chủ yếu điều trị triệu chứng.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin cách xử lý khi quên liều đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin các biểu hiện sau khi dùng thuốc Glomezol đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản
Điều kiện bảo quản
Thuốc cần được bảo quản nơi khô, nhiệt độ dưới 30ºC, tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thuốc Glomezol có hạn sử dụng 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc
Hiện nay, thuốc được bán ở các trung tâm y tế, quầy thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ Y Tế với các mức giá dao động tùy từng đơn vị hoặc thuốc cũng có thể được tìm mua trực tuyến với giá ổn định tại Chợ y tế xanh.
Giá bán
Giá thuốc Glomezol thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này. Người mua nên thận trọng để tìm mua thuốc ở những chỗ bán uy tín, chất lượng với giá cả hợp lý.
Thông tin tham khảo
Dược lực học
Omeprazol là thuốc ức chế bơm proton. Nó ức chế sự bàitiết acid của dạ dày do ức chế có hồi phục hệ Enzym Hydro – Kali Adenosin Triphosphatase (H+/K+ ATPase), còn gọi là bơm proton ở tế bào viền của dạ dày.
Omeprazol không tác dụng lên thụ thể AcetyIcholin hay thụ thể Histamin. Với liều lặp lại một lần mỗi ngày, thuốc đạt tác dụng tối đa trong vòng 3 – 5 ngày.
Dược động học
Omeprazol được hấp thu hoàn toàn ở ruột non sau khi uống từ 3 đến 6 giờ. Khả dụng sinh học sau khi uống liều lặp lại khoảng 60%. Thức ăn không ảnh hưởng lên sự hấp thu của thuộc ở ruột. Sự hấp thu Omeprazol phy thuộc vào liều uống. Thuốc gắn nhiều với protein huyết tương (khoảng 95%).
Omeprazol hầu như được chuyển hóa hoàn toàn tại gan, chủ yếu bởi hệ Enzym Cytochrom P450 (Omeprazol được chuyển hóa bởi CYP2C12 thành Hydroxy – Omeprazol và một phân nhỏ được chuyên hóa bởi CYP3A thành Omeprazol Sulfon. Các chất chuyển hóa không có hoạt tính được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu (khoảng 80%) và phần còn lại theo phân.
Lưu ý và thận trọng
Không nên dùng chung với bất kỳ thuốc khác có chứa Omeprazol. Trước khi dùng omeprazol cho người bị loét dạ dày, cần loại trừ khả năng bị u ác tính vì thuốc có thể che lấp các triệu chứng và làm chậm trễ việc chẩn đoán. Sử dụng thuốc thận trọng trên bệnh nhân suy gan.
Sử dụng trên phụ nữ có thai và cho con bú: Hiệu quả của Omeprazol trên người mang thai chưa được nghiên cứu đây đủ. Nếu bạn đang cóthai hoặc ý định có thai, nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Omeprazol qua được sữa mẹ và có thẻ ảnh hưởng đến trẻ em bú mẹ. Nếu việc điều trị là cằn thiết, nên ngừng cho con bú trong thời gian điều trị với thuốc.
Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng điều khiển tàu xe và vận hành máy móc: Vì thuốc có thể gây buồn ngủ và chóng mặt, do đó nên thận trọng khi đang lái xe và vận hành máy móc.
Tương tác của thuốc
- Không có tương tác có ý nghĩa lâm sàng khi dùng đồng thời omeprazol với thức ăn, rượu, thuốc kháng acid, amoxycilin, theophylin, cafein, Quinidin, Lidocain.
- Omeprazol có thể làm tăng nồng độ Ciclosporin trong máu.
- Omeprazol tăng cường tác dụng của một vài kháng sinh diệt trừ H. Pylori.
Omeprazol được chuyên hóa bởi hệ Enzym Cytochrom P450 và vì thế ảnh hưởng đến chuyển hóa của một vài thuốc bị chuyển hóa bởi các Enzym này. Omeprazol ức chế chuyển hóa và làm tăng nồng độ trong huyết tương của Diazepam, Phenytoin, và Warfarin. Omeprazol làm giảm hấp thu của một số thuốc như Ketoconazol và Itraconazol (các thuốc mà sự hấp thu phụ thuộc vào độ acid dịch vị). - Nồng độ Omeprazol trong huyết tương tăng khi dùng đồng thời với Clarithromycin.