Thuốc Glucosix 500 là gì?
Thuốc Glucosix 500 là thuốc ETC – dùng để điều trị bệnh đái tháo đường type II.
Tên biệt dược
Glucosix 500.
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.
Quy cách đóng gói
Thuốc Glucosix 500 được đóng gói dưới dạng hộp 5 vỉ x 10 viên.
Phân loại
Thuốc thuộc nhóm thuốc kê đơn – ETC.
Số đăng ký
VD-26678-17
Thời hạn sử dụng thuốc Glucosix 500
Sử dụng thuốc trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng ghi trên bao bì.
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất tại Công ty Cổ phần dược Danapha – Việt Nam.
Thành phần thuốc Glucosix 500
Mỗi viên nén bao phim chứa:
Thành phần: Metformin Hydrocloride 200 mg.
Tá dược: Calci Hydrophosphat Dihydrat, Povidon K30, Hypromellose, Talc, Magnesi stearat, Aerosil, Eudragit, Titan Dioxyd, Polyethylen Glycol 6000 vừa đủ 1 viên.
Công dụng của thuốc Glucosix 500 trong việc điều trị bệnh
Glucosix 500 được dùng để:
- Điều trị bệnh đái tháo đường type II: Dùng Glucosix 500, đơn trị liệu kết hợp với chế độ ăn và tập luyện, khi tăng đường huyết không kiểm soát được bằng chế độ ăn đơn thuần. Metformin là thuốc ưu tiên lựa chọn cho những bệnh nhân quá cân.
- Có thể dùng Glucosix 500 đồng thời với một hoặc nhiều thuốc uống chống đái tháo đường khác (Sulfonylure, Thiazolidinedione, chất ức chế Alpha-Glucosidase) hoặc Insulin khi chế độ ăn và khi dùng Metformin đơn trị liệu không kiểm soát đường huyết được thỏa đáng.
- Ở trẻ em hoặc thiếu niên (10 – 16 tuổi) mắc phải chứng đái tháo đường type II, Glocosix 500 có thể dùng đơn trị liệu hoặc phối hợp Insulin.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Glucosix 500
Cách sử dụng
Thuốc dùng đường uống.
Đối tượng sử dụng thuốc Glucosix 500
Thuốc dành cho người từ 10 tuổi trở lên.
Liều dùng thuốc
Người lớn: Bắt đầu uống 1 viên/lần, ngày 2 lần (uống vào các bữa ăn sáng và tối). Tăng liều thêm 1 viên mỗi ngày, mỗi tuần tăng 1 lần, tới mức tối đa là 5 viên/ngày. Những liều tới 4 viên/ngày có thể uống làm 2 Iần trong ngày. Nếu cần dùng liều 5 viên/ngày, chia làm 3 lần trong ngày (uống vào bữa ăn).
Người cao tuổi: Liều bắt đầu và liều duy trì cần dè dặt vì có thể có suy giảm chức năng thận. Người bệnh cao tuổi không nên điều trị tới liều tối đa Metformin.
Trẻ từ 10 -16 tuổi: 1 viên/ lần, ngày 2 lần vào bữa ăn sáng và tối. Cứ mỗi tuần tăng thêm một viên. Liều tối đa là 2g/ngày chia làm 2 hoặc 3 lần.
Chuyển từ những thuốc chống đái tháo đường khác sang: Không cần có giai đoạn chuyển tiếp trừ khi chuyển từ các Sulfonylure sang. Khi chuyển từ Sulfonylure sang, cần thận trọng trong 2 tuần đầu vì sự tồn lưu Sulfonylure kéo dài trong cơ thể, có thể dẫn đến sự cộng hợp tác dụng của thuốc có thể gây hạ đường huyết.
Điều trị đồng thời Metformin và Sulfonylure uống: Nếu người bệnh không đáp ứng với 4 tuần điều trị Metformin đơn trị liệu ở liều tối đa, có thể xem xét thêm dần một Sulfonylure uống ngay cả khi trước đó đã có sự thất bại nguyên phát hoặc thứ phát với một Sulfonylure. Tiếp tục uống Metformin với liều tối đa. Nếu sau 3 tháng điều trị phối hợp mà đáp ứng không thỏa đáng thì nên xem xét chuyển sang dùng Insulin có kèm hoặc không kèm Metformin.
Phối hợp với Insulin: Có thể phối hợp Metformin với insulin để đạt kiểm soát đường huyết tốt hơn. Liều khởi đầu thông thường của Metformin là 1 viên 500 mg hoặc 850 mg, 2 – 3 lần mỗi ngày, liều của Insulin được điều chỉnh theo đường huyết.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Glucosix 500
Chống chỉ định
Thuốc chống chỉ định trong các trường hợp:
- Quá mẫn với Metformin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Người bệnh có trạng thái dị hóa cấp tính, nhiễm khuẩn nặng.
- Giảm chức năng thận do bệnh thận hoặc rối loạn chức năng thận (creatinin huyết thanh ≥ 1,5mg/dL ở nam giới hoặc ≥ 1 mg/dL ở nữ giới) hoặc Clcr < 60ml/phút.
- Bệnh cấp tính hoặc mạn tính có thể dẫn tới giảm oxy ở mô như suy tim, suy hô hấp, mới mắc nhồi máu cơ tim, sốc.
- Các bệnh lý cấp tính có khả năng ảnh hưởng có hại đến chức năng thận như mất nước, nhiễm khuẩn nặng sốc, tiêm trong mạch máu các chất cản quan có iod (chỉ dùng lại Metformin khi chức năng thận trở về bình thường).
- Suy gan, nhiễm độc rượu cấp tính, nghiện rượu.
- Gây mê: Ngừng Metformin vào buổi sáng trước khi mổ và dùng lại khi chức năng thận trở về bình thường.
- Người mang thai, người cho con bú.
- Đái tháo đường type I, đái tháo đường có nhiễm toan ceton, tiền hôn mê đái tháo đường.
Tác dụng phụ của thuốc Glucosix 500
Thường gặp, ADR > 1/100
- Tiêu hóa: Tiêu chảy (10- 534), buồn nôn, nôn (7- 25%), đầy hơi (12%), khó tiêu (7%), chướng bụng, táo bón, ợ nóng, rối loạn vị giác.
- Thần kinh trung ương: Nhức đầu (6%), ớn lạnh, chóng mặt.
- Cơ – xương: Yếu cơ (6%).
- Hô hấp: Khó thở, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
- Da: Ban.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100: Nhiễm toan Lactic (rất hiếm gặp), thiếu máu hồng cầu khổng lồ, viêm phổi.
*Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc*.
Xử lý khi quá liều thuốc Glucosix 500
Không thấy giảm đường huyết sau khi uống 85 g Metformin, mặc dù nhiễm Acid Lactic đã xảy ra trong trường hợp đó. Metformin có thể thẩm phân được với hệ số thanh thải lên tới 170 mI/phút; sự thẩm phân máu có thể có tác dụng loại trừ thuốc tích lũy ở người bệnh nghi là dùng thuốc quá liều.
Cách xử lý khi quên liều thuốc Glucosix 500
Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Glucosix 500
Điều kiện bảo quản
Bảo quản thuốc trong bao bì kín, nơi khô ráo, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ phòng, nhiệt độ không quá 30°.
Thời gian bảo quản
Thông tin về thời gian bảo quản thuốc đang được cập nhật.
Thông tin mua thuốc Glucosix 500
Nơi bán thuốc
Có thể tìm mua thuốc tại Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng thuốc cũng như sức khỏe bản thân.
Giá bán thuốc
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Nội dung tham khảo thuốc Glucosix 500
Dược lực học
Metformin là một thuốc chống đái tháo đường nhóm Biaguanid, làm giảm nồng độ Glucose trong huyết tương khi đói và sau bữa ăn ở người bệnh đái tháo đường type II (không phụ thuộc Insulin). Metformin có thể tác động thông qua ba cơ chế:
- Ở gan: Làm giảm sản xuất Glucose bằng cách ức chế tái tạo Glucose và phân giải Glycogen.
- Ở cơ: Làm tăng sự nhạy cảm với Insulin bằng cách tạo thuận lợi cho sự thu giữ và sử dụng Glucose ở ngoại vi.
- Ở ruột: Làm chậm sự hấp thu Glucose.
Dược động học
Metformin hấp thu chậm và không hoàn toàn ở đường tiêu hóa. Sinh khả dụng khi uống lúc đói khoảng 50 – 60%. Không có sự tỷ lệ với liều khi tăng liều, do hấp thu giảm. Thức ăn làm giảm mức độ hấp thu và làm chậm sự hấp thu của thuốc. Metformin liên kết với protein huyết tương không đáng kể, phân bố nhanh chóng vào các mô và dịch.
Không bị chuyển hoá bởi gan, và không bài tiết qua mật. Metformin được bài tiết chủ yếu (khoảng 90% ) qua thận ở dạng không chuyển hoá trong 24 giờ đầu. Thời gian bán thải khoảng 1,5 – 4,5 giờ. Có thể có nguy cơ tích lũy trong trường hợp suy giảm chức năng thận. Độ thanh thải Metformin qua thận giảm ở bệnh nhân suy thận và người cao tuổi.
Tương tác
Không có tương tác nào cần khuyến cáo tránh sử dụng cùng với Metformin.
Tăng tác dụng/Độc tính: Nồng độ và độc tính của Metformin có thể tăng bởi Cephalexin, Cimetidin, các thuốc cản quang có iod.
Giảm tác dụng: Nồng độ và tác dụng của Metformin có thể giảm bởi Corticosteroid, các chất tương tự hormon giải phóng LH, Somatropin.
Tương tác với rượu: Tránh hoặc hạn chế uống rượu (tỷ lệ nhiễm Acid Lactic có thể tăng, có thể gây hạ đường huyết).
Thận trọng
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai: Metformin chống chỉ định đối với người mang thai.
Thời kỳ cho con bú: Thuốc có thể bài tiết vào sữa mẹ, cần cân nhắc nên ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc.
Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy
Thuốc hầu như không gây các tác dụng phụ buồn ngủ, mất tập trung. Vì vậy, có thể sử dụng được cho người thường xuyên lái xe và vận hành máy móc và người làm việc trên cao.
Hình ảnh tham khảo của thuốc Glucosix 500
