Thuốc Lomerate là gì ?
Thuốc Lomerate là thuốc kê đơn thuộc nhóm ETC được chỉ định điều trị viêm loét thực quản do trào ngược, phòng ngừa loét dạ dày và loét tá tràng do dùng thuốc kháng viêm không steroid, kiểm soát buồn nôn và nôn có nguồn gốc thần kinh trung ương và điều trị hội chứng Zollinger Ellinson.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Lomerate
Dạng trình bày
Thuốc Lomerate được trình bày dưới dạng viên nan cứng chứa vi nang trong ruột
Quy cách đóng gói
Hộp 3 vỉ x 10 viên
Phân loại
Thuốc Lomerate là loại thuốc kê đơn- ETC
Số đăng ký
VN-18823-13
Thời hạn sử dụng
Thuốc có thời hạn sử dụng 36 tháng kể từ ngày sản xuất và được in trên bao bì thuốc
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất tại công ty cổ phần SPM, quận Bình Tân, Việt Nam
Thành phần của thuốc Lomerate
Thuốc Lomerate có thành phần gồm một số hoạt chất và tá dược sau
- Hoạt chất :
Lansoprazol……………………… : 30,00 mg
Domperidon maleat……….. : 10,00 mg (tương đương với 7,86mg domperidone) - Tá dược: Đường Saccrose; Natri starch glycolat; Natri lauryl sulphat; Povidone K30; Hypromellose phthalat 50; Hypromellose 603; Mannitol; Diacetylated monoglycerid; Talc; Alcohol 96°: Nước tinh khiết; Aceton.
Công dụng của thuốc Lomerate
Thuốc Lomerate được chỉ định:
- Điều trị viêm loét thực quản do trào ngược.
- Điều trị dài hạn cho bệnh nhân viêm thực quản đã chữa lành để phòng ngừa tái phát.
- Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày- thực quản.
- Phối hợp với phác đồ kháng khuẩn thích hợp để điều trị tiệt căn H.pylory và bệnh loét tá tràng, làm giảm nguy cơ tái phát.
- Chữa lành loét dạ dày do dùng thuốc kháng viêm không steroid.
- Phòng ngừa loét dạ dày và loét tá tràng do dùng thuốc kháng viêm không steroid ở bệnh nhân có nguy cơ cao.
- Kiểm soát buồn nôn và nôn có nguồn gốc thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. Chống nôn ở bệnh nhân dùng thuốc kìm hãm tế bào và trị liệu bằng phóng xạ.
- Điều trị hội chứng Zollinger Ellinson.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Lomerate
Cách sử dụng
Thuốc Lomerate nên được nuốt nguyên viên thuốc với một ít nước và uống trước khi ăn ít nhất 30 phút, nếu khó nuốt thì tháo viên nang ra và uống các vi hạt, không nhai hay nghiền nát vi hạt.Thời gian dùng kéo dài không quá 8 tuần, vì có thể gặp khối u carcinoid khi dùng kéo dài.
Đối tượng sử dụng
Thuốc Lomerate được dùng cho bệnh nhân đang điều trị dưới sự kê đơn của bác sĩ
Liều dùng
Người lớn và trẻ dưới 12 tuổi
– Điều trị viêm loét thực quản do trào ngược: Uống lần 1 viên, 1 lần/ngày trong 4 tuần. Nếu chưa khỏi hẳn, uống thêm 4 tuần nữa.
– Điều trị dài hạn cho bệnh nhân viêm thực quản đã chữa lành để phòng ngừa tái phát: Uống lần 1 viên, 1 lần/ngày.
– Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày -thực quản: Uống ngày 1 viên.
– Phối hợp với phác đồ kháng khuẩn thích hợp để điều trị tiệt căn H.pylory và bệnh loét tá tràng, làm giảm nguy cơ tái phát: Lansoprazol 30 mg, Amoxicillin 1 g, hoặc Clarithromycin 500 mg, và Tinidazol tắt cả được dùng 2 lần/ngày trong 10 ngày.
Bệnh nhân cần điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid liên tục
– Chữa lành loét dạ dày do dùng thuốc kháng viêm không steroid: Liều thông thường uống lần 1 viên, 1 lần/ngày trong 4 — 8 tuần.
– Phòng ngừa loét dạ dày và loét tá tràng do dùng thuốc kháng viêm không steroid ở bệnh nhân có nguy cơ cao: Uống lần 1 viên, 1 lần/ngày.
– Điều trị hội chứng Zollinger Ellinson
– Liều khởi đầu khuyến cáo: Uống lần 1 viên, 1 lần/ngày. Sau đó điều chỉnh liều tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân.
Người tổn thương chức năng thận
– Không cần điều chỉnh liều. Do ít kinh nghiệm về việc dùng thuốc ở bệnh nhân thận nên thận trọng khi dùng ở những bệnh nhân này.
Người tổn thương chức năng gan
– Không cần điều chỉnh liều ở những bệnh nhân tổn thương gan từ mức nhẹ đến trung bình. Ở bệnh nhân suy gan nặng không nên dùng quá liều.
Khó tiêu – đầy hơi
Mỗi ngày 1 viên, dùng 1-2 tuần.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Lomerate
Chống chỉ định
- Ở những bệnh nhân nhạy cảm với bắt cứ thành phần nào của thuốc hay dẫn xuất Benzimidazol và với Domperidon.
- Phụ nữ có thai 3 tháng đầu.
Tác dụng phụ
– Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, khô miệng, viêm hầu, bất thường về vị giác.
– Thần kinh: Nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, mắt ngủ, run.
– Da: phát ban, mày đay,ngứa, rung tóc trong một số trường hợp.
– Phản ứng gan: Có thể tăng enzym gan
– Huyết học: Giảm tiểu cầu, thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu a eosin (hiếm).
– Các phản ứng khác: Mệt, sốt, đau khớp, vú to ở nam giới, chảy sữa (hiếm), nhìn mờ trong một vài trường hợp. Trước khi dùng thuốc, cần loại trừ khả năng ác tính của loét dạ dày hoặc bệnh ác tính của thực quản, vì rằng thuốc này có thể cải thiện các triệu chứng loét ác tính và như vậy có thể làm chậm trễ sự chuẩn đoán ung thư.
Xử lí khi quá liều
- Thuốc kháng cholinergic, thuốc chống Parkinson, thuốc chống histamin với các tinh chất kháng histamin có thể giúp ích để kiểm soát các phản ứng ngoại tháp. Không có thuốc chống độc đặc hiệu với domperidon, nhưng khi gặp quá liều, có thể có ích nếu giải độc bằng rửa dạ dày và uống than hoạt.
- Lansoprazol không kéo được khỏi tuần hoàn bằng thẩm tách lọc máu. Trong một trường hợp quá liều, bệnh nhân đã dùng 600 mg lansoprazol mà không gặp phản ứng
Thận trọng khi dùng thuốc
Khi nghi ngờ hoặc bị loét dạ dày, nên loại trừ khả năng bệnh lý ác tính, vì điều trị bằng Lansoprazol có thể làm giảm triệu chứng và làm chậm trễ việc chẩn đoán. Tính an toàn và hiệu quả của thuốc ở trẻ em dưới 12 tuổi chưa được chứng minh.
Phụ nữ có thai và cho con bú
– Phụ nữ có thai: Chưa có đủ dữ liệu lâm sàng về việc dùng lansoprazol trên phụ nữ có thai. Nên thận trọng khi kê toa cho phụ nữ có thai.
– Phụ nữ nuôi con bú: Chưa biết lansoprazol có tiết ra sữa mẹ hay không. Không có nghiên cứu nào trên phụ nữ cho con bú được thực hiện. Vì vậy, không nên dùng lansoprazol trong khi cho con bú.
Người điều khiển xe máy
Bệnh nhân nếu gặp chóng mặt hoặc các rối loạn khác về thần kinh trung ương, bao gồm về thị giác, thì không nên lái xe hoặc vận hành máy móc.
Hướng dẫn bảo quản
Điều kiện bảo quản
Thuốc Lomerate nên được bảo quản ở nơi khô mát (nhiệt độ < 30°C), tránh ánh sáng trực tiếp.
Thời gian bảo quản
Bảo quản thuốc trong 36 tháng kể từ khi sản xuất, đối với thuốc đã tiếp xúc với không khí thì nên sử dụng ngay.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc Lomerate
Liên hệ Chợ Y Tế Xanh hoặc đến trực tiếp tới các nhà thuốc tư nhân, các nhà thuốc đạt chuẩn GPP hoặc nhà thuốc để mua thuốc.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc Lomerate vào thời điểm này.
Hình ảnh tham khảo
Nguồn tham khảo
Thông tin tham khảo thêm về Lomerate
Dược lực học
Lansoprazol là chất thuộc nhóm các hợp chất chống tiết thế hệ mới thay thế benzimidazoles, có tác dụng ngăn chặn tiết acid dạ dày bằng cách ức chế đặc hiệu hệ thống enzym H+/K+ ATPase tại mặt tiết của tế bào thành dạ dày. Hệ thống enzym này được coi là máy bơm (proton) axit bên trong tế bào đỉnh. Do đó, Lansoprazol được xem là một chất ức chế bơm acid dạ dày, nó ngăn chặn bước cuối cùng của sản xuất axit. Khả năng này phụ thuộc vào liều lượng và dẫn đến ức chế tiết acid dạ dày cơ bản và ức chế tiết acid kích thích bất kể do tác nhân kích thích nào. Lansoprazol không thể hiện hoạt động kháng cholinergic hoặc chát đối kháng histamine tuýt 2.
Dược động học
Lansoprazol được hấp thu nhanh sau khi uống. Nồng độ đỉnh huyết tương đạt được sau khoảng 1,5 giờ. Khả dụng sinh học tuyệt đối đạt hơn 80% hoặc nhiều hơn ngay cả với liều đầu tiên. Lansoprazol chuyển hóa chủ yếu ở gan, bởi isoenzym CYP2C19 cytochrome P450 để tạo thành 5-hydroxyl-lansoprazol và CYP3A tạo thành lansoprazol sulfone. Chất chuyển hóa được bài tiết chủ yếu trong phân qua đường mật, chỉ 15 — 30% của liều thuốc được bài tiết qua nước tiểu. Thời gian bán hủy trong huyết tương khoảng 1 — 2 giờ, nhưng thời gian tác dụng lâu hơn. Khoảng 97%. Lansoprazol liên kết với protein huyết tương. Hệ số thanh thải giảm ở những bệnh
nhân cao tuổi và người mắc bệnh gan.
Tương tác thuốc
Lansoprazol chuyển hóa qua hệ cytochrom P450, đặc biệt qua các isoenzym CYP3A va CYP2Ci9. Các nghiên cứu cho thấy lansoprazol không có tương tác rõ rệt về lâm sàng với các thuốc khác qua hệ cytochrom P450, như với warfarin, antipyrin, indomethacin, ibuprofen, phenytoin, propranolol, prodwison, diazepam ở người khỏe mạnh.
Phối hợp lansoprazol với sucralfat làm giảm hấp thu và giảm sinh khả dụng của lansoprazol khoảng 30%. Vì vậy, cần uống lansoprazol ít nhất 30 phút trước sucralfat. Trong thử nghiệm lâm sàng, thuốc kháng acid có dùng cùng nang lansoprazol giải phóng chậm, không thấy có tương tác