Thuốc Lopid là gì?
Thuốc Lopid là thuốc ETC điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm như:
- Phòng ngừa tiên phát bệnh mạch vành (CHD) và nhồi máu cơ tim (MI) ở bệnh nhân tăng cholesterol máu, rối loạn lipid máu hỗn hợp và tăng triglycerid máu nhóm lla, IIb va IV theo phân loại của Fredrickson.
- Điều trị các thể rối loạn lipid máu khác:
- Rối loạn lipid máu nhóm III và V theo phân loại Fredrickson.
- Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường.
- Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân bị bệnh u vàng.
- Điều trị cho các bệnh nhân người lớn có nồng độ triglycerid tăng cao trong huyết tương (tăng lipid máu nhóm IV và V), có nguy cơ viêm tụy và không đáp ứng đầy đủ với chế độ ăn xác định để kiểm soát chúng.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên biệt dược là Lopid.
Dạng trình bày
Thuốc Lopid được bào chế dưới dạng viên nén.
Quy cách đóng gói
Thuốc được đóng gói thành hộp 6 vỉ x 10 viên.
Phân loại
Thuốc Lopid là thuốc ETC – thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ.
Số đăng ký
VN-21102-18.
Thời hạn sử dụng
Thuốc có hạn sử dụng là 60 tháng kể từ ngày sản xuất. Không dùng thuốc khi đã quá hạn sử dụng.
Nơi sản xuất
Công ty Olic (Thailand) Ltd
Địa chỉ: 166 Moo 16 Bangpa-In Industrail Estate, Udomsorayuth Road, Bangpa-In District Ayutthaya Province, Thái Lan.
Thành phần của thuốc Lopid
Mỗi viên nén chứa:
- Hoạt chất: 600 mg Gemfibrozil.
- Tá dược: Cellulose vi tinh thể, Hydroxypropyl cellulose, polysorbat 80, tinh bột tiền gelatin hóa, calci stearat, silicon dioxyd dạng keo, hydroxypropyl methylcellulose, Opaspray white KI-7000, polyethylen glycol 3350, sáp candelilla (bột theo tiêu chuẩn FCC), Methylparaben, Propylparaben, nước tinh khiết (bay hơi trong quá trình sản xuất).
Công dụng của thuốc Lopid trong việc điều trị bệnh
Thuốc Lopid là thuốc ETC – thuốc kê đơn dùng trong điều trị cho các trường hợp:
- Phòng ngừa tiên phát bệnh mạch vành (CHD) và nhồi máu cơ tim (MI) ở bệnh nhân tăng cholesterol máu, rối loạn lipid máu hỗn hợp và tăng triglycerid máu nhóm lla, IIb va IV theo phân loại của Fredrickson.
- Điều trị các thể rối loạn lipid máu khác:
- Rối loạn lipid máu nhóm III và V theo phân loại Fredrickson.
- Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường.
- Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân bị bệnh u vàng.
- Điều trị cho các bệnh nhân người lớn có nồng độ triglycerid tăng cao trong huyết tương (tăng lipid máu nhóm IV và V), có nguy cơ viêm tụy và không đáp ứng đầy đủ với chế độ ăn xác định để kiểm soát chúng.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Lopid
Cách sử dụng
Thuốc Lopid được dùng theo đường uống.
Đối tượng sử dụng
Thuốc Lopid được chỉ định dùng cho người lớn.
Liều dùng
- Nên đo mức lipid nhiều hơn một lần để đảm bảo rằng mức lIipid đó là luôn luôn bất thường.
- Trước khi tiến hành điều trị với thuốc Lopid cần cố gắng bằng mọi cách để kiểm soát lipid máu bằng chế độ ăn hợp lý. hạn chế uống rượu, tập thể dục và giảm cân ở người béo phì cũng như kiểm soát tốt các bệnh lý khác như đái tháo đường hay thiểu năng tuyến giáp vì chúng cũng có thể góp phần làm cho các chỉ số lipid thay đổi bất thường.
- Các bệnh nhân nên duy trì chế độ ăn hạ cholesterol tiêu chuẩn trong quá trình điều trị với Lopid. Nên xác định mức lipid huyết tương định kỳ trong quá trình điều trị với thuốc. Nên dừng thuốc hoặc tiến hành điều trị bổ sung nếu đáp ứng trên lipid không được như mong muốn sau 3 tháng dùng thuốc.
- Liều khuyến cáo hàng ngày là 900 mg đến 1200 mg.
- Liều tối đa hàng ngày là 1500 mg.
- Liều 900 mg dùng một lần, sử dụng nửa giờ trước bữa tối. Liều 1200 mg được chia làm 2 lần, dùng nửa giờ trước bữa ăn sáng và ăn tối (xem phần 4.2 Đặc tính dược động học).
Lưu ý đối với người dùng thuốc Lopid
Chống chỉ định
Chống chỉ định dùng thuốc cho các bệnh nhân sau đây:
- Bị suy giảm chức năng gan.
- Bệnh thận nặng.
- Bệnh túi mật tồn tại từ trước.
- Các bệnh nhân quá mẫn với gemfibrozil hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Chống chỉ định dùng đồng thời gemfibrozil với bất kỳ thuốc nào sau đây:
- Simvastatin.
- Repaglinid.
- Dasabuvir.
(Xem thêm phần 7 Thận trọng khi sử dụng, 8 Tương tác với các thuốc khác và các dạng tương tác khác).
Tác dụng phụ
- Vàng da do tắc mật.
- Viêm tụy
- Chóng mặt, ngủ gà, dị cảm, viêm thần kinh ngoại vi, đau đầu
- Suy giảm hưng phấn, trầm cảm
- Mờ mắt
- Liệt dương
- Đau khớp, viêm màng hoạt dịch, đau cơ, bệnh cơ, nhược cơ, đau các chi, tiêu cơ vân
- Viêm da tróc vẩy, nổi ban, viêm da, ngứa, phù mạch, mề đay
- Phù thanh quản
- Thiếu máu nặng, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan, giảm sản tủy xương (xem thêm phần 7 Thận trọng khi sử dụng – Hệ tạo máu)
- Nhạy cảm với ánh sáng, rụng tóc, viêm túi mật và sỏi mật. (xem thêm phần 7 Thận trọng khi sử dụng)
* Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Xử lý khi quá liều
- Sử dụng quá liều đã được báo cáo với gemfibrozil. Các triệu chứng được báo cáo khi sử dụng quá liều là đau bụng co thắt, xét nghiệm chức năng gan bất thường, tiêu chảy, tăng creatine phosphokinase (CPK), đau khớp và cơ, buồn nôn và nên. Các bệnh nhân này đã hồi phục hoàn toàn.
- Cần tiến hành các biện pháp hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng nếu gặp các trường hợp quá liều.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin về cách xử lý khi quên liều đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản
Điều kiện bảo quản
Thuốc Lopid được chỉ định bảo quản nơi khô mát, ở nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thông tin về thời gian bảo quản thuốc đang được cập nhật.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc Lopid
Bệnh nhân nên tìm mua thuốc tại Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ Y Tế để đảm bảo an toàn sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá thuốc thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Hình tham khảo
Thông tin tham khảo về thuốc
Dược lực học
- Gemfibrozil là một acid phenoxypentanotc chưa được halogen hóa.
- Cơ chế tác dụng của gemfibrozil chưa được thiết lập một cách rõ ràng. Ở người, gemfibrozil ức chế quá trình phân huỷ mỡ ở ngoại vi và giảm sự thu gom các acid béo tự do về gan. Gemifibrozil cũng ức chế sự tổng hợp và làm tăng độ thanh thải của apolipoprotein B, một chất mang của lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL), dẫn đến giảm sản xuất VLDL.
- Gemfibrozil làm tăng các tiểu phần lipoprotein tỷ trọng cao (HDL), HDL2 va HDL3 cũng như apolipoprotein A-I va A-II. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy răng sự quay vòng và đào thải cholesterol từ gan được tăng lên bởi gemfibrozil.
- Gemfibrozil là một thuốc điều hòa lipid, làm giảm cholesterol toàn phần, cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), VLDL, triglycerid và làm tăng HDL cholesterol.
- Qua giai đoạn nghiên cứu 5 năm có sự giảm 34% tỷ lệ tổng cộng của bệnh mạch vành ở nhóm bệnh nhân sử dụng gemfibrozl (tỷ lệ bệnh mạch vành giảm > 509% trong các năm 4 và 5 của nghiên cứu này). Nhồi máu cơ tim không tử vong giảm 37% và các ca tử vong do các bệnh tim mạch giảm 26%. Sự khác biệt tổng quát về tỷ lệ bệnh mạch vành thấp hơn đáng kể ở nhóm điều trị bằng gemfibrozil so với nhóm sử dụng giả dược (p < 0.02, hai phía)
Dược động học
Hấp thu
- Gemfibrozil được hấp thu tốt từ đường tiêu hóa sau khi uống. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được trong vòng từ 1 đến 2 giờ với thời gian bán hủy trong huyết tương là 1.5 giờ sau khi uống các liều lặp lại.
- Nồng độ thuốc trong huyết tương tỏ ra tỷ lệ với liều dùng và không có tích lũy thuốc theo thời gian sau khi sử dụng đa liều.
- Dược động học của gemfibrozil bị ảnh hưởng bởi khoảng cách tương đối giữa thời gian dùng bữa ăn và thời gian uống thuốc. Trong một nghiên cứu, cả tỷ lệ và mức độ hấp thu của thuốc được tăng lên đáng kể khi được uống 0,5 giờ trước bữa ăn.
- Diện tích dưới đường cong (AUC) trung bình bị giảm khoảng 14% đến 44% khi gemfibrozil được uống sau bữa ăn so với khi được dùng trước bữa ăn 0,5 giờ.
- Trong một nghiên cứu tiếp theo, tỷ lệ hấp thu của gemfibrozil đạt được tối đa khi được dùng trước bữa ăn 0,5 giờ với nồng độ đỉnh Cmax lớn hơn từ 50% đến 60% so với khi được dùng cùng với bữa ăn hoặc khi đói. Trong nghiên cứu này, không thấy có ảnh hưởng đáng kể của khoảng cách tương đối giữa thời gian dùng bữa ăn và thời gian uống thuốc Lopid lên diện tích dưới đường cong (AUC) (xem phần 6.2 Liều dùng và cách dùng).
Phân bố
Gemfibrozil có tỷ lệ gắn kết cao với protein huyết tương, và có khả năng tương tác tranh chấp với các thuốc khác (xem phần 7 Thận trọng khi sử dụng).
Chuyển hóa
Gemfibrozil trong thuốc Lopid bị oxy hóa một nhóm methyl ở vòng để tạo thành lần lượt một chất chuyển hóa hydroxymethyl và một chất chuyển hóa carboxyl.
Thải trừ
Xấp xỉ 709% liệu sau khi uống ở người được đào thải qua nước tiểu, chủ yếu dưới dạng liên kết với glucuronid, chỉ dưới 2% được đào thải dưới dạng gemfibrozil chưa biến đổi, 6% của liều dùng được phát hiện ở trong phân.
Tương tác thuốc
Các thuốc chống đông
- Cần thận trong khi sử dụng warfarin đồng thời với gemfibrozil. Nên giảm liều warfarin để duy trì thời gian prothrombin ở mức mong muốn nhằm ngăn ngừa các biến chứng chảy máu.
- Xác định thời gian prothrombin thường xuyên là cần thiết cho đến khi khẳng định được rõ ràng thời gian prothrombin đã ổn định.
Các thuốc ức chế HMG-CoA-reductase
Chống chỉ định dùng đồng thời gemfibrozil với simvastatin. Đã có báo cáo về các trường hợp viêm cơ nặng và myoglobin niệu (tiêu hủy cơ vân) khi sử dụng đồng thời gemfibrozil với các thuốc ức chế HMG-CoA-reductase (xem phần 6.3 Chống chỉ định, 7 Thận trọng khi sử dụng).
Cơ chất của CYP2C8
Gemfibrozil là một chất ức chế CYP2C8 và có thể tăng phơi nhiễm các thuốc được chuyển hóa chủ yếu bởi CYP2C8 (ví dụ: dabrafenib, loperamid, montelukast, paclitaxel, pioglitazon, rosiglitazon) (xem phân 7 Thận trọng khi sử dụng). Do đó, có thể phải giảm liều các thuốc được chuyển hóa chủ yếu bởi enzym CYP2C8 khi dùng đồng thời với gemfibrozil.
Nhựa gắn acid mật
Sinh khả dụng của gemfibrozil có thể giảm khi dùng đồng thời với các thuốc gây ngưng kết acid mật như colestipol. Nên sử dụng các thuốc này cách xa nhau ít nhất 2 giờ.
Colchicin
- Dùng đồng thời colchicin và gemfibrozil có thể gây tăng nguy cơ độc tính trên thần kinh cơ và tiêu cơ vân. Nguy cơ này có thể tăng ở bệnh nhân lớn tuổi h nhân rối loạn chức năng gan hoặc thận.
- Các triệu chứng thường kéo dài từ 1 tuần đến vài tháng sau khi dừng điều trị với colehicin. Nên theo dõi về mặt lâm sàng và sinh học, đặc biệt khi bắt đầu điều trị kết hợp.
Nghiên cứu in vitro của các enzym CYP, các enzym UGTA va polypeptid vận chuyển anion hữu cơ (OATP) 1B1
Các nghiên cứu in vitro đã cho thấy gemfibrozil là một chất ức chế CYP1A2, CYP2C8, CYP2C9, CYP2C19, polypeptid vận chuyển anion hữu cơ (OATP) 1B] và UDP-glucuronosyltransferase (UGT) 1A1 và 1A3 (xem phần 7 Thận trọng khi sử dụng).
Thận trọng
Gây mỏi mắt
Gemfibrozil có thể làm tăng bài tiết cholesterol vào trong mật, gây tăng nguy cơ hình thành sỏi mật. Nếu nghi ngờ sỏi mật, cần chỉ định các xét nghiệm về túi mật. Nếu phát hiện sỏi mật cần ngừng điều trị với gemfibrozIl. Đã có báo cáo về các trường hợp bị sỏi mật khi điều trị với gemfibrozil.
Sử dụng đồng thời với các thuốc ức chế HMG-CoA-reductase (statin)
- Chống chỉ định dùng đồng thời thuốc Lopid với simvastatin. Đã có báo cáo về các trường hợp viêm cơ nặng với creatin kinase (CK) tăng cao đáng kế va myoglobin niệu (tiêu huỷ cơ vân) khi sử dụng đồng thời gemfibrozil với các chất ức chế HMG-CoA-reductase.
- Ở phần lớn các đối tượng không có đáp ứng tốt trên lipid đối với cả hai nhóm thuốc khi dùng riêng rẽ. thì lợi ích có thể của việc điều trị kết hợp gemfibrozil và các chất ức chế HMG-CoA-reductase không lớn hơn so với nguy cơ mắc phải bệnh cơ nặng, tiêu hủy cơ vân, và suy thận cấp (xem phần 6.3 Chống chỉ định. 8 Tương tác với các thuốc khác và các dạng tương tác khác).
Sử dụng đồng thời với các thuốc chông đông
- Cần thận trọng khi sử dụng đồng thời với warfarin. Nên giảm liều warfarin để duy trì thời gian prothrombin ở mức mong muốn giúp ngăn ngừa các biến chứng xuất huyết.
- Cần theo dõi thời gian prothrombin thường xuyên cho đến khi có thể xác định chắc chắn rằng thời gian prothrombin đã ổn định.
Cơ chất của CYP2C8
Gemfibrozil là một chất ức chế CYP2C8, có thể làm tăng phơi nhiễm các cơ chất của CYP2C8 khi dùng đồng thời (xem phần 6.3 Chống chỉ định, 8 Tương tác với các thuốc khác và các dạng tương tác khác).
Ảnh hưởng trên các xét nghiệm sinh hóa
- Các xét nghiệm thể hiện chức năng gan (LFT) tăng như tăng transaminase gan (aspartat transaminase [AST; serum glutamic oxaloacetic transaminase (SGOT)| và alanin aminotransferase [ALT; serum glutamic pyruvic transaminase (SGPT)]), tăng phosphatase kiềm, tăng lactat dehydrogenase (LDH), tăng CK và tăng bilirubin đã được báo cáo (hiếm gặp) trong quá trình sử dụng gemfibrozil. Các chỉ số này thường trở lại bình thường sau khi ngừng điều trị với gemfibrozil.
- Do đó, cần theo dõi định kỳ chức năng gan và ngừng điều trị với gemfibrozil nếu các kết quả xét nghiệm bất thường tồn tại dai dẳng.
Ảnh hưởng trên trên hệ tạo máu
- Thỉnh thoảng quan sát thấy có hiện tượng giảm nhẹ hemoglobin, hematocrit, và bạch cầu khi khởi đầu điều trị với gemfibrozil. Tuy nhiên các chỉ số này sẽ ổn định trong quá trình điều trị lâu dài.
- Đã có báo cáo (hiếm gặp) thiếu máu trầm trọng, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan và giảm sản tủy xương. Do đó, cần xét nghiệm số lượng tế bào máu định kỳ trong vòng 12 tháng đầu sử dụng thuốc Lopid.
Thông tin dành cho bệnh nhân
- Bệnh nhân cần được hướng dẫn để thông báo cho bác sĩ biết nếu đang mang thai, cho con bú hoặc có ý định có thai.
- Bệnh nhân đang sử dụng thuốc Lopid cần được hướng dẫn về tầm quan trọng của việc uống thuốc theo phác đồ đã được chỉ định, tầm quan trọng của các xét nghiệm theo dõi các chỉ số lipid và báo cáo các tác dụng phụ gặp phải trong quá trình điều trị.
Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc
Đau đầu, ngủ gà, nhìn mờ, chóng mặt và rối loạn thị giác có thể xuất hiện trong một số trường hợp.
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú
- Chỉ nên sử dụng thuốc Lopid trong thời kỳ mang thai cho những bệnh nhân mà ở họ những lợi ích điều trị mang lại lớn hơn những nguy cơ đối với bệnh nhân hoặc đối với thai nhi.
- Tính an toàn ở các bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú chưa được thiết lập. Chưa biết gemfibrozil có bài tiết vào trong sữa mẹ hay không. Tuy nhiên. do có nhiều thuốc có khả năng bài tiết vào trong sữa mẹ, nên bệnh nhân cần dùng cho con bú trước khi bắt đầu điều trị với thuốc Lopid.
Nguồn tham khảo