Lufocin là thuốc gì? Hãy cùng Medplus tìm hiểu về các thông tin, cách dùng và liều lượng, công dụng và chống chỉ định, cách bảo quản và nơi mua cũng như giá bán của loại thuốc này thông qua bài viết sau đây.
Thông tin về thuốc Lufocin
Ngày kê khai: 16/02/2017
Số GPLH/ GPNK: VD-19261-13
Đơn vị kê khai: Công ty CP BV Pharma
Hoạt Chất – Nồng độ/ hàm lượng: Ciprofloxacin (dưới dạng Ciprofloxacin HCl) 500 mg
Dạng Bào Chế: Viên nén dài bao phim
Quy cách đóng gói: Hộp 5, 10 vỉ x 10 viên (vỉ nhôm – PVC); Hộp 1 chai 100 viên (chai nhựa HDPE)
Hạn sử dụng: 36 tháng
Phân loại: KK trong nước
Công ty Sản Xuất: Công ty Cổ phần BV Pharma
Ấp 2, Xã Tân Thạnh Tây-Huyện Củ Chi-Thành phố Hồ Chí Minh Việt NamCông dụng – chỉ định
Thuốc Lufocin có các công dụng và được chỉ định sử dụng như sau:
- Ciprofloxacin chỉ được chỉ định cho các nhiễm khuẩn nặng mà các thuốc kháng sinh thông thường không tác dụng để tránh phát triển các vi khuẩn kháng cipofloxacin: Viêm đường tiết niệu trên và dưới; viêm tuyến tiền liệt; viêm xương – tủy; viêm ruột vi khuẩn nặng; nhiễm khuẩn nặng mắc trong bệnh viện (nhiễm khuẩn huyết, người bị suy giảm miễn dịch).
- Dự phòng bệnh não mô cầu và nhiễm khuẩn ở người suy giảm miễn dịch.
Cách dùng – liều lượng
Cách dùng
Thuốc Lufocin nên được uống 2 giờ sau bữa ăn để có thể hấp thụ tốt nhất. Người bệnh cần được dặn uống nhiều nước và không uống thuốc chống toan dạ dày trong vòng 2 giờ sau khi uống thuốc.
Liều lượng
Người lớn:
- Nhiễm khuẩn nhẹ – trung bình: 250 – 500 mg, ngày 2 lần.
- Nhiễm khuẩn nặng – có biến chứng: 750 mg, ngày 2 lần. Dùng 5 – 10 ngày.
- Suy thận: ClCr 30 – 50 ml/phút: 250 – 500 mg mỗi 12 giờ.
- Suy thận: ClCr 5 – 29 ml/phút: 250 – 500 mg trong 18 giờ.
- Lọc thận: 250 – 500 mg trong ngày.
Chống chỉ định
Thuốc Lufocin chống chỉ định sử dụng cho các trường hợp như sau:
- Quá mẫn với ciprofloxacin hay nhóm quinolone.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Trẻ em và trẻ nhỏ.
- Ðộng kinh.
- Tiền sử đứt gân và viêm gân.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Lufocin
- Cần thận trọng khi dùng ciprofloxacin đối với người có tiền sử động kinh hay rối loạn hệ thần kinh trung ương, người bị suy chức năng gan hay chức năng thận, người thiếu glucose 6 phosphate dehydrogenase, người bị bệnh nhược cơ.
- Dùng ciprofloxacin dài ngày có thể làm các vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc phát triển quá mức. Nhất thiết phải theo dõi người bệnh và làm kháng sinh đồ thường xuyên để có biện pháp điều trị thích hợp theo kháng sinh đồ.
- Ciprofloxacin có thể làm cho các xét nghiệm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis bị âm tính.
- Ciprofloxacin có thể gây hoa mắt chóng mặt, đầu óc quay cuồng, ảnh hưởng đến việc điều khiển xe cộ hay vận hành máy móc.
- Hạn chế dùng ciprofloxacin cho trẻ nhỏ và trẻ đang lớn (trên thực nghiệm, thuốc có gây thoái hóa sụn ở các khớp chịu trọng lực).
Tác dụng phụ
Sử dụng thuốc Lufocin có thể gặp phải các tác dụng phụ sau:
- Buồn nôn, nôn, đau bụng, ợ nóng, tiêu chảy, mót tiểu
- Đau đầu
- Ngứa và/hoặc tiết dịch âm đạo
- Hoa mắt, nhầm lẫn
- Căng thẳng, bồn chồn, lo lắng
- Khó ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ, gặp ác mộng hay có những giấc mơ bất thường, ảo giác, phiền muộn, có ý nghĩ hoặc hành vi tự tử,
- Không kiểm soát được một phần cơ thể
- Phát ban, nổi mề đay, ngứa
- Bong tróc hoặc phồng rộp da
- Cảm sốt
- Sưng mắt, mặt, miệng, môi, lưỡi, cổ họng, bàn tay, bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân
- Khàn tiếng, khó thở hoặc khó nuốt
- Nhịp tim nhanh, ngất xỉu, mất ý thức
- Vàng da hoặc mắt
- Nước tiểu đậm màu, giảm tiểu tiện
- Co giật
- Bầm tím hoặc chảy máu bất thường
- Đau khớp hoặc đau cơ bắp.
Tương tác thuốc
- Dùng đồng thời Lufocin cùng các thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen, indomethacin…) với Ciprofloxacin sẽ làm tăng tác dụng phụ của ciprofloxacin.
- Dùng đồng thời thuốc chống toan có nhôm và magiê sẽ làm giảm nồng độ trong huyết thanh và giảm khả dụng sinh học của ciprofloxacin. Không dùng đồng thời ciprofloxacin với các thuốc chống toan, cần dùng các thuốc này cách xa nhau (nên dùng thuốc chống toan 2 – 4 giờ trước khi dùng ciprofloxacin) tuy cách này cũng không giải quyết triệt để được vấn đề.
- Ðộ hấp thu ciprofloxacin có thể bị giảm đi một nửa nếu dùng đồng thời một số thuốc gây độc tế bào (cyclophosphamid, vincristin, doxorubicin, cytosin arabinosid, mitozantron).
- Nếu dùng đồng thời với didanosin thì nồng độ ciprofloxacin bị giảm đi đáng kể. Nên dùng ciprofloxacin trước khi dùng didanosin 2 giờ hoặc sau khi dùng didanosin 6 giờ.
- Các chế phẩm có sắt (fumarat, gluconat, sulfat) làm giảm đáng kể sự hấp thu ciprofloxacin ở ruột. Các chế phẩm có kẽm ảnh hưởng ít hơn. Tránh dùng đồng thời ciprofloxacin với các chế phẩm có sắt hoặc kẽm hay uống các thứ thuốc này càng xa nhau càng tốt.
- Dùng đồng thời sucralfat sẽ làm giảm hấp thu ciprofloxacin một cách đáng kể. Nên dùng kháng sinh 2 – 6 giờ trước khi uống sucralfat.
- Dùng đồng thời ciprofloxacin với theophylin có thể làm tăng nồng độ theophylin trong huyết thanh, gây ra các tác dụng phụ của theophylin. Cần kiểm tra nồng độ theophylin trong máu và giảm liều theophylin nếu buộc phải dùng 2 loại thuốc.
- Dùng đồng thời Ciprofloxacin và ciclosporin có thể gây tăng nhất thời creatinin huyết thanh. Nên kiểm tra creatinin huyết mỗi tuần 2 lần.
- Probenecid làm giảm mức lọc cầu thận và giảm bài tiết ở ống thận, do đó làm giảm đào thải Ciprofloxacin qua nước tiểu.
- Warfarin phối hợp với ciprofloxacin có thể gây hạ prothrombin. Cần kiểm tra thường xuyên prothrombin huyết và điều chỉnh liều thuốc chống đông máu.
Bảo quản thuốc
- Bảo quản thuốc Lufocin trong bao bì của nhà sản xuất. Nhiệt độ thích hợp là khoảng 20 đến 25 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp. Không được lưu trữ thuốc ở nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là phòng tắm.
- Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà.
- Thuốc hết hạn sử dụng cần được xử lý theo quy định. Không được bỏ thuốc vào nhà vệ sinh, bồn cầu, bồn rửa hoặc cống thoát nước. Trừ khi bạn được hướng dẫn xử lý như vậy.
Hình ảnh minh họa
Thông tin mua thuốc
Nơi mua thuốc
Thuốc Lufocin có thể được tìm mua tại các hiệu thuốc đạt chuẩn được cấp phép trên toàn quốc.
Lưu ý: Thuốc Lufocin là thuốc bán theo đơn, bạn cần mang theo đơn thuốc đã được kê từ bác sĩ để có thể mua được thuốc.
Giá thuốc
Thuốc Lufocin được kê khai với giá niêm yết cho mỗi viên là 900 VND.
Giá thuốc có thể chênh lệch tùy theo nơi mua và thời điểm mà bạn mua. Tuy nhiên, nếu bạn mua được thuốc Lufocin với giá rẻ hơn giá được kê khai, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin của thuốc để đảm bảo không mua phải thuốc kém chất lượng.
Nguồn tham khảo: Cổng công khai y tế