Thuốc Mumekids Stick 10 ml là gì?
Thuốc Mumekids Stick 10 ml là thuốc OTC được dùng để cung cấp các acid amin, Vitamin và các khoáng chất cần thiết trong các trường hợp trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn, còi xương, chậm lớn.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Mumekids Stick 10 ml.
Dạng trình bày
Thuốc Mumekids Stick 10 ml được bào chế dưới dạng dung dịch uống.
Quy cách đóng gói
Thuốc này được đóng gói ở dạng hộp 10 ống, 20 ống, 30 ống, 50 ống x 10 ml.
Phân loại
Thuốc Mumekids Stick 10 ml là thuốc OTC – thuốc không kê đơn.
Số đăng ký
Thuốc Mumekids Stick 10 ml có số đăng ký: VD-16260-12.
Thời hạn sử dụng
Thuốc Mumekids Stick 10 ml có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc Mumekids Stick 10 ml được sản xuất ở: Công ty cổ phần Dược phẩm Phương Đông
Địa chỉ: Lô số 7, đường số 2, KCN. Tân Tạo, P. Tân Tạo A, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam.
Thành phần của thuốc Mumekids Stick 10 ml
Mỗi 10 ml dung dịch chứa :
Vitamin A (Retinol palmitat/acetat)…………….. 500 IU
Vitamin D3 (Cholecalciferol ) ………………………. 100 IU
Vitamin C (Acid ascorbic) …………………………….. 20 mg
Vitamin B1 (Thiamin Nitrat) …………………………… 2mg
Vitamin B2 (Riboflavin sodium phosphat)…… 2mg
Vitamin B6 (Pyridoxin hydroclorid) ……………… 2mg
Vitamin PP (Nicotinamid)……………………………….. 7mg
Calci gluconat ………………………………………………… 50mg
Kẽm (Kẽm sulfat)………………………………………………. 3mg
Lysin HCI …………………………………………………………. 25mg
Tá dược: Methyl paraben, Propyl paraben,Eioprilh glycol, Cremophor RH4, Acesulfam, Dudng RE, Sorbitol, Tinh dầu dâu/Tutii.
Công dụng của thuốc Mumekids Stick 10 ml trong việc điều trị bệnh
Thuốc Mumekids Stick 10 ml là thuốc OTC được dùng để cung cấp các acid amin, Vitamin và các khoáng chất cần thiết trong các trường hợp trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn, còi xương, chậm lớn.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Mumekids Stick 10 ml
Cách sử dụng
Thuốc Mumekids Stick 10 ml được chỉ định dùng theo đường uống.
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân có chỉ định của bác sĩ hoặc có nhu cầu.
Liều dùng
Lắc kỹ trước khi dùng.
Trẻ em dưới 1 – 5 tuổi: 2 ống mỗi ngày.
Trẻ em đi học, thiếu niên và người lớn: 2 – 4 ống mỗi ngày.
MUMEKIDS STIGK với Lysin cũng có thể được hòa tan trong nước hoặc trộn với thức ăn.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Mumekids Stick 10 ml
Chống chỉ định
Bệnh nhân dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Không dùng kéo dài và cùng với các thuốc khác có chứa Vitamin A, Calci và Sắt.
Vitamin A : Người bệnh thừa vitamin A hoặc nhạy cảm với vitamin A.
Vitamin PP : Bệnh gan nặng, loét dạ dày tiến triển, xuất huyết động mạch, hạ huyết áp nặng.
Tác dụng phụ
Vitamin A:
Các tác dụng phụ và tác dụng có hại sẽ xuất hiện khi dùng liều cao dài ngày hay khi uống phải liều rất cao vitamin A như mệt mỏi, chán ăn, sút cân, nôn, rối loạn tiêu hóa, sốt, rụng tóc, tóc khô ròn, môi nứt nẻ và chảy máu, nhức đầu. Ở trẻ em có thể ù tai, rối loạn thị giác, sưng đau dọc các xương dài. Khi ngừng dùng vitamin A thì các triệu chứng mất dần nhưng xương có thể ngừng phát triển do các đầu xương dài đã cốt hóa quá sớm
Vitamin B1:
Các phản ứng có hại của Vitamin B1 rất hiếm và thường theo kiểu dị ứng.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
- Toàn thân : Ra nhiều mồ hôi, sốc quá mẫn
- Tuần hoàn : Tăng huyết áp cấp
- Da : Ban da, ngứa, mày đay
- Hô hấp : Khó thở
Vitamin B2:
Không thấy tác dụng không mong muốn khi sử dụng Vitamin B2. Dùng liều cao Vitamin B2 thì nước tiểu sẽ chuyển màu vàng nhạt, gây sai lệch đối với xét nghiệm nước tiểu trong phòng thí nghiệm.
Vitamin B6:
Dùng liều 200 mg/ngày và dài ngày (trên 2 tháng) có thể gây bệnh thần kinh ngoại vi nặng, tiến triển từ dáng đi không vững và tê cóng bàn chân đến tê cóng và vụng về bàn tay. Tình trạng này có thể hồi phục khi ngừng thuốc, mặc dù vẫn còn để lại ít nhiều di chứng. Hiếm gặp : Buồn nôn, nôn.
Vitamin PP:
Liều nhỏ Vitamin PP thường không gây độc, tuy nhiên nếu dùng liều cao có thể xảy ra những tác dụng sau, những tác dụng phụ này sẽ hết sau khi ngừng thuốc.
Thường gặp, ADR > 1/100
- Tiêu hóa: Buồn nôn
- Khác: Đỏ bừng mặt và cổ, ngứa, cảm giác rát bỏng, buốt hoặc đau nhói ở da
* Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Xử lý khi quá liều
Sau khi uống thuốc với liều rất cao có thể dẫn đến bị ngộ độc do ngộ độc Vitamin D. Sử dụng hàng ngày một thời gian dài với khối lượng lớn (tương đương với 50 ml) có thể gây những triệu chứng ngộ độc mạn tính như nôn, đau đầu, lơ mơ và tiêu chảy. Tính chất cấp tính chỉ thấy ở liều cao hơn.
Vitamin D
Nên thông báo cho người bệnh về những nguy hiểm và triệu chứng quá liều vitamin D dẫn đến cường vitamin D và nhiễm độc calci huyết thanh do vitamin D như trong phần ADR.
Điều trị nhiễm độc vitamin D: Ngừng thuốc, ngừng bổ sung calci, duy trì khẩu phần ăn có ít calci, uống nhiều nước hoặc truyền dịch. Nếu cần, có thể dùng corticosteroid hoặc các thuốc khác, đặc biệt thuốc lợi tiểu tăng thải calci (như: furosemid và acid ethacrynic), để giảm nồng độ calci trong huyết thanh. Có thể sử dụng lọc máu thận nhân tạo hoặc thẩm tách màng bụng để thải calci tự do ra khỏi cơ thể.
Nếu ngộ độc vitamin D cấp, vừa mới uống, thì có thể ngăn ngừa tiếp tục hấp thu vitamin D bằng gây nôn hoặc rửa dạ dày. Nếu thuốc đã qua dạ dày, điều trị bằng dầu khoáng có thể thúc đẩy thải trừ vitamin D qua phân. Vì những chất chuyển hóa 25 – OH của ergocalciferol và colecalciferol được tích lũy trong cơ thể, nên tăng calci máu có thể héo hoặc lâu dài 2 tháng hoặc lâu hơn, sau khi điều trị dài ngày với những liều lớn của những thuốc này. Sau khi ngừng điều trị bằng dihydrotachysterol hoặc calcifediol, tăng calci máu vẫn còn tồn tại trong khoảng tương ứng 2 hoặc 2 – 4 tuần. Sau khi ngừng điều trị bằng calcitriol, nồng độ calci huyết thanh trở về bình thường trong vòng 2 – 7 ngày.
Vitamin PP
Khi quá liều xảy ra không có biện pháp giải độc đặc hiệu. Sử dụng các biện pháp thông thường như gây nôn, rửa dạ dày, điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
Vitamin A
Các triệu chứng đặc trưng khi ngộ độc Vitamin A: mệt mỏi, sút cân, chán ăn, nôn, rối loạn tiêu hóa, sốt, tóc khô ron, môi nứt nẻ và chảy máu. Trẻ em có thể ngộ độc mạn tính như tăng áp lực nội sọ (thóp căng), phù gai mắt, ù tai, rối loạn thị giác. Phải ngưng dùng thuốc, điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc Mumekids Stick 10 ml đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Mumekids Stick 10 ml đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản
Điều kiện bảo quản
Nên được bảo quản ở trong hộp kín, nơi khô mát, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc Mumekids Stick 10 ml
Nên tìm mua thuốc Mumekids Stick 10 ml tại Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Thông tin tham khảo thêm
Dược động học
Vitamin A
Sau khi đã được các enzym của tụy thủy phân thành retinol, các este của vitamin A được hấp thu ở ống tiêu hóa. Kém hấp thu mỡ, ăn thiếu protein, rối loạn chức năng gan hay chức năng tụy làm giảm hấp thu vitamin A. Một số retinol được dự trữ ở gan và từ đấy được giải phóng vào máu dưới dạng gắn với một globulin đặc hiệu. Dự trữ vitamin A của cơ thể thường đáp ứng đủ cho nhu cầu cơ thể trong vài tháng.
Phần retinol tự do bị liên hợp glucuronic và bị oxy hóa thành retinal và acid retinoic rồi được đào thải qua nước tiểu và phân cùng với những chất chuyển hóa khác.
Nồng độ bình thường của Vitamin A trong huyết tương là từ 300 đến 600 microgam/lít. Trong trường hợp thiếu vitamn A thì nồng độ thấp 100 microgamlít, còn trong trường hợp quá liều hay ngộ độc thì nồng độ này cao hơn nhiều.
Vitamin PP
Hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa sau khi uống và phân bố rộng khắp cơ thể. Thời gian bán hủy của thuốc khoảng 45 phút. Vitamin PP chuyển hóa ở gan thành N – methylnicotinamid, các dẫn chất 2 – pyridon và 4 – pyridon, và còn tạo thành nicotinuric. Sau khi dùng vitamin PP với liều thông thường, chỉ có một lượng nhỏ bài tiết vào nước tiểu ở dạng không thay đổi; tuy nhiên khi dùng liều lớn thì lượng thuốc bài tiết dưới dạng không thay đổi sẽ tăng lên.
Vitamin PP
Hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa sau khi uống và phân bố rộng khắp cơ thể. Thời gian bán hủy của thuốc khoảng 45 phút. Vitamin PP chuyển hóa ở gan thành N – methylnicotinamid, các dẫn chất 2 – pyridon và 4 – pyridon, và còn tạo thành nicotinuric. Sau khi dùng vitamin PP với liều thông thường, chỉ có một lượng nhỏ bài tiết vào nước tiểu ở dạng không thay đổi; tuy nhiên khi dùng liều lớn thì lượng thuốc bài tiết dưới dạng không thay đổi sẽ tăng lên.
Vitamin B1
Sự hấp thu Vitamin B; trong ăn uống hàng ngày qua đường tiêu hóa là do sự vận chuyển tích cực phụ thuộc Na+. Khi nồng độ Vitamin B1 trong đường tiêu hóa cao sự khuếch tán thụ động cũng quan trọng. Tuy vậy, hấp thu liều cao bị hạn chế. Khi hấp thu vượt quá nhu cầu tối thiểu, các kho chứa Vitamin B1 ở các mô đầu tiên được bão hòa. Sau đó lượng thừa sẽ thải trừ qua nước tiểu dưới dạng phân tử Vitamin B1 nguyên vẹn. Khi hấp thu Vitamin B1 tăng lên hơn nữa, thải trừ dưới dạng Vitamin B1 chưa biến hóa sẽ tăng hơn.
Vitamin B2
Được hấp thu chủ yếu ở tá tràng. Các chất chuyển hóa của vitamin B2 được phân bố khắp các mô của cơ thể và vào sữa mẹ. Một lượng nhỏ được dự trữ ở gan, lách, thận, tim.
Vitamin B6
Hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hóa, trừ trường hợp mắc các hội chứng kém hấp thu. Sau khi uống, thuốc phần lớn dữ trự ở gan và một phần ở cơ và não. Vitamin B6 thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng chuyển hóa. Lượng đưa vào nếu vượt quá nhu cầu hàng ngày, phần lớn đào thải dưới dạng không đổi.
Dược lực học
Calci là một thành phần không thể thiếu trong cơ thể có ảnh hưởng rất quan trong lên các hoạt động trong và ngoài tế bào, bao gồm: sự co cơ, sự dẫn truyền thần kinh, điều chỉnh enzym, và hoạt động cũng như sự tiết của các hormon. Calci cũng là thành phần chính của xương và là thành phần cần thiết cho sự vôi hóa xương mới thành lập.
Vitamin A là vitamin tan trong dầu rất cần cho thị giác, cho sự tăng trưởng và sự phát triển và duy trì của biểu mô.
Vitamin PP khi vào cơ thể chuyển hoá thành nicotinamid adenin dinucleotid (NAD), hoặc nicotinamid adenin dinucleotid phosphat (NADP), NAD và NADP có vai trò như một coenzym xúc tác cho các phản ứng oxy hoá – khử thiết yếu cho hố hấp ở mô, chuyển hóa hydrat carbon, acid béo, acid amin.
Vitamin B6 khi vào cơ thể biến đổi thành pyridoxin phosphat và một thành phần pyridoxamin phosphate. Hai chất này hoạt động như những coenzym trong chuyển hoá protein, glucid và lipid. Pyridoxin tham gia tổng hợp acid gamma – aminobutyric (GABA) trong hệ thần kinh trung ương và tham gia tổng hợp hemoglobulin.
Vitamin B1 khi vào cơ thể chuyển thành thiamin phosphat là dạng có hoạt tính là coenzym chuyển hoá carbohydrat làm nhiệm vụ khử carboxyl của các alpha – cetoacid như pyruvat, alpha cetogutarat và trong việc sử dụng pentose trong chu trình hexose monophosphat. Khi thiếu hụt vitamin B1, sự oxy hoá các alpha – cetoacid bị ảnh hưởng, làm cho nồng độ pyruvat tăng lên, giúp chẩn đoán tình trạng thiếu vitamin.
Vitamin B2 tham gia vào các quá trình chuyển hoá lipid, purin, acid amin. Vitamin B2 còn đóng vai trò quan trọng trong giáng hoá nhiều chất trong cơ thể.
Lysin là một acid amin thiết yếu mà một trong các chức năng của nó là đóng vai trò quan trọng trong việc tạo xương. Ở trẻ em, lysin là một acid amin thường được đánh giá là không được cung cấp đầy đủ.
Thận trọng
Phụ nữ có thai không được dùng quá 5.000 IU vitamin A mỗi ngày.
Vitamin A: Cần thận trọng khi có dùng thuốc khác có chứa vitamin A.
Vitamin D: Sarcoidosis hoặc thiểu năng cận giáp (có thể gây tăng nhạy cảm với vitamin D); suy chức năng thận; bệnh tim; sỏi thận; xơ vữa động mạch
Vitamin B2: Sự thiếu Vitamin B2 thường xảy ra khi thiếu những vitamin nhóm B khác.
Vitamin B6: Dùng liều 200 mg mỗi ngày, kéo dài trên 30 ngày có thể gây hội chứng lệ thuộc Vitamin B6.
Vitamin PP: Cần thận trọng khi dùng Vitamin PP liều cao trong những trường hợp sau: tiền sử loét dạ dày, bệnh túi mật, tiền sử có vàng da hoặc bệnh gan, bệnh gút, viêm khớp do gút, và bệnh đái tháo đường.
Tương tác thuốc
Vitammin A
Neomycin, cholestyramin, parafin lỏng làm giảm hấp thu vitamin A.
Các thuốc uống tránh thai có thể làm tăng nồng độ vitamin A trong huyết tương và có tác dụng không thuận lợi cho sự thụ thai. Điều này giải thích vì sao đôi khi khả năng thụ thai bị giảm trong thời gian ngay sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai steroid.
Vitamin A và isotretinoin dùng đồng thời thì có thể dẫn đến tình trạng như dùng vitamin A quá liều. Cần tránh dùng đồng thời hai thuốc trên như tránh dùng vitamin A liều cao.
Vitamin D
Không nên điều trị đồng thời vitamin D với cholestyramin hoặc colestipol hydroclorid, vì có thể dẫn đến giảm hấp thu vitamin D ở ruột.
Sử dụng dầu khoáng quá mức có thể cản trở hấp thu vitamin D ở ruột.
Điều trị đồng thời vitamin D với thuốc lợi niệu thiazid cho những người thiểu năng cận giáp có thể dẫn đến tăng calci huyết. Trong trường hợp đó cần phải giảm liều vitamin D hoặc ngừng dùng vitamin D tạm thời. Dùng lợi tiểu thiazid ở những người thiểu năng cận giáp gây tăng calci huyết có lẽ là do tăng giải phóng calci từ xương.
Vitammin B2
Đã gặp một số ca “thiếu riboflavin” ở người đã dùng clopromazin, imipramin, amitriptylin và adriamycin.
Rượu có thể gây cản trở hấp thu riboflavin ở ruột.
Probenecid sử dụng cùng riboflavin gây giảm hấp thu riboflavin ở dạ dày, ruột.
Vitammin B6
Pyridoxin làm giảm tác dụng của levodopa trong điều trị bệnh Parkinson; điều nay không xảy ra với chế phẩm là hỗn hợp levodopa – carbidopa hoặc levodopa – benserazid.
Liều dùng 200 mg/ngày có thể gây giảm 40 – 50% nồng độ phenytoin và phenobarbiton trong máu ở một số người bệnh.
Pyridoxin có thể làm nhẹ bớt trầm cảm ở phụ nữ uống thuốc tránh thai.
Thuốc tránh thai uống có thể làm tăng nhu cầu về pyridoxine.
Vitammin PP
Sử dụng đồng thời với chất ức chế men khử HGM – CoA có thể là tăng nguy cơ gây tiêu cơ vân (rhabdomyolysis).
Sử dụng Vitamin PP đồng thời với thuốc chẹn alpha – adrenergic trị tăng huyết áp có thể dẫn đến hạ huyết áp quá mức.
Sử dụng Vitamin PP đồng thời với các thuốc có độc tính với gan có thể làm tăng thêm tác hại độc cho gan.
Khẩu phần ăn và/hoặc liều lượng thuốc uống hạ đường huyết hoặc isulin có thể cần phải điều chỉnh khi sử dụng đồng thời.
Không dùng đồng thời Vitamin PP với carbamazepin vì gây tăng nồng độ carbamazepin huyết tương dẫn đến tăng độc tính.
Phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai không được dùng quá 5.000 IU vitamin A mỗi ngày.
Nếu sử dụng vitamin D với liều lớn hơn liều bổ sung hàng ngày đã được khuyến cáo (RDA) cho người mang thai bình thường (400 ở thể ra nguy cơ, vì vậy không nên sử dụng vitamin D với liều lớn hơn RDA cho người mang thai. Đã xảy ra hẹp van động mạch chủ, bệnh thận và chậm phát triển về tâm thần và/hoặc chậm phát triển cơ thể khi có tăng calci máu kéo dài ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh mà mẹ chúng đã bị tăng calci máu trong thời kỳ mang thai. Tăng calci máu trong thời kỳ mang thai có thể gây giảm nồng độ hormon cận giáp ở trẻ sơ sinh dẫn đến hạ calci máu, co giật, và động kinh.
Nếu khẩu phần ăn không đủ vitamin D hoặc thiếu tiếp xúc với bức xạ tử ngoại, nên bổ sung vitaminD tới liều RDA trong thời kỳ mang thai.
Vitamin D tiết vào sữa, vì vậy không nên dùng vitamin D với liều lớn hơn liều RDA cho người cho con bú. Nên dùng vitamin D phụ thêm, nếu khẩu phần ăn không đủ vitamin D hoặc thiếu tiếp xúc với bức xạ tử ngoại.