Thuốc Mypara 500 là gì?
Thuốc Mypara 500 là thuốc OTC dùng sử dụng điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Mypara 500
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén dài bao phim
Quy cách đóng gói
Thuốc được đóng gói ở dạng: hộp 10 vỉ x 10 viên; chai 100 viên; chai 200 viên; chai 500 viên
Phân loại thuốc Mypara 500
Thuốc Mypara 500 là thuốc OTC – thuốc không kê đơn
Số đăng ký
Thuốc có số đăng ký: VD-21006-14
Thời hạn sử dụng
Thuốc có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất ở: Công ty cổ phần SPM
Địa chỉ: Lô 51- Đường số 2- KCN Tân Tạo- Q. Bình Tân- TP. HCM Việt NamThành phần của thuốc Mypara 500
- Paracetamol: 500 mg
- Tá dược vđ cho 1 viên nén dài bao phim: (Natri starch glycolat, Kollidon 30, Glycerin BP, Talc, Magnesi stearat, Aerosil, HPMC 615, PEG 6000, Ethanol 96°, Nước tinh khiết).
Công dụng của thuốc Mypara 500 trong việc điều trị bệnh
Thuốc Mypara 500 là thuốc OTC dùng sử dụng điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Mypara 500
Cách dùng thuốc Mypara 500
Thuốc dùng qua đường uống
Liều dùng thuốc Mypara 500
Để giảm đau hoặc hạ sốt: Cách mỗi 4 – 6 giờ uống một lần:
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 1 viên/ lần; không quá 4 gam/ 24 giờ
- Trẻ em từ 6 – 12 tuổi:1/2 – 1 viên/ lần; không quá 4 lần/ 24 giờ.
- Thời gian dùng: Không dùng paracetamol quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em khi tự ý điều trị giảm đau hoặc hạ sốt.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Mypara 500
Chống chỉ định
- Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận hoặc gan.
- Người bệnh quá mẫn cảm với Paracetamol.
- Người bệnh thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.
Thận trọng khi dùng
- Paracetamol tương đối không độc với liều điều trị. Đôi khi có những phản ứng da gồm ban dát sần ngứa và mày đay; những phản ứng mẫn cảm khác gồm: phù thanh quản, phù mạch, và những phản ứng kiểu phản vệ có thể ít khi xảy ra. Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, và giảm toàn thể huyết cầu đã xảy ra với việc sử dụng những chất p – aminophenol, đặc biệt khi dùng kéo dài các liều lớn. Giảm bạch cầu trung tính và ban xuất huyết giảm tiểu cầu đã xảy ra khi dùng Paracetamol.
- Hiếm gặp mất bạch cầu hạt ở người bệnh dùng Paracetamol.
- Phải dùng Paracetamol thận trọng ở người bệnh thiếu máu từ trước, vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ, mặc dù có những nồng độ cao nguy hiểm của methemoglobin trong máu.
- Uống nhiều rượu có thể làm tăng độc tính với gan của Paracetamol; nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
- Không được dùng Paracetamol để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn, vì đau nhiều và kéo dài như vậy có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý cần thầy thuốc chẩn đoán và điều trị có giám sát.
Tác dụng phụ của thuốc Mypara 500
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:
- Da: ban.
- Dạ dày – ruột: buồn nôn, nôn.
- Huyết học: loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu.
- Thận: bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày
Hiếm gặp, ADR < 1/1000:
- Khác: phản ứng quá mẫn.
Sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kì mang thai:
- Chưa xác định được tính an toàn của Paracetamol dùng khi thai nghén. Do đó, chỉ nên dùng Paracetamol ở người mang thai khi thật cần.
Thời kì cho con bú:
- Nghiên cứu ở người mẹ dùng Paracetamol sau khi đẻ cho con bú không thấy có dụng không mong muốn ở trẻ nhỏ bú mẹ.
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc:
- Không ảnh hưởng đến hoạt động vận hành máy móc, tàu xe
Cách xử lý khi quá liều
- Chẩn đoán sớm rất quan trọng trong điều trị quá liều Paracetamol. Có những phương pháp xác định nhanh nồng độ thuốc trong huyết tương. Tuy vậy, không được trì hoãn điều trị trong khi chờ đợi kết quả xét nghiệm nếu bệnh sử gợi ý là quá liều nặng. Khi nhiễm độc nặng, điều quan trọng là phải điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.
- Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất sulfhydryl, có lẽ tác động một phần do bổ sung dự trữ glutathion ở gan. N – acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Phải cho thuốc ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống Paracetamol. Điều trị với N – actylcystein có hiệu quả hơn khi cho thuốc trong thời gian dưới 10 giờ sau khi uống Paracetamol. Khi cho uống, hòa loãng dung dịch N -acetylcystein với nước hoặc đồ uống không có rượu để đạt dung dịch 5% và phải uống trong vòng 1 giờ sau khi pha. Cho uống N – acetylcystein với liều đầu tiên là 140 mg/kg, sau đó cho tiếp 17 liều nữa, mỗi liều 70 mg/kg cách nhau 4 giờ một lần. Chấm dứt điều trị nếu xét nghiệm Paracetamol trong huyết tương cho thấy nguy cơ độc hại gan thấp.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc Mypara 500
- Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Mypara 500 đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Mypara 500
Điều kiện bảo quản
- Nơi khô ráo,thoáng mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
Thời gian bảo quản
- 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc Mypara 500
Nơi bán thuốc
Nên tìm mua Mypara 500 Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Hình ảnh tham khảo
Nguồn tham khảo
Tham khảo thêm thông tin về thuốc Mypara 500
Dược lực học
- Paracetamol (Acetaminophen hay N – acetyl – p – aminophenol) là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau – hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, Paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.
- Với liều ngang nhau tính theo gam, Paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như aspirin.
- Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên
- Paracetamol, với liều điều trị, ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid – base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat, vì Paracetamol không tác dụng lên cyclooxygenase/protaglandin của hệ thần kinh trung ương. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.
Dược động học
Hấp thu:
- Paracetamol được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa.
- Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt trong vòng 30 – 60 phút sau khi uống với liều điều trị.
Phân bố:
- Paracetamol phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể. Khoảng 25% Paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương
Thải trừ:
- Thời gian bán thải của huyết tương của Paracetamol là 1.25 – 3 giờ, có thể kéo dài với liều gây độc hoặc ở người bệnh có tổn thương gan.
Tương tác thuốc:
- Uống dài ngày liều cao Paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion. Tác dụng này có vẻ ít hoặc không quan trọng về lâm sàng nên Paracetamol được ưa dùng hơn Salicylat khi cần giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt cho người bệnh đang dùng coumarin hoặc dẫn chất indandion.
- Cần phải chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ sốt.
- Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ Paracetamol gây độc cho gan.