Thuốc Neupencap là gì?
Thuốc Neupencap là thuốc kê đơn ETC – Thuốc điều trị hỗ trợ trong động kinh cục bộ ở người lớn và trẻ em trên 3 tuổi. Điều trị đau do viêm các dây thần kinh ngoại biên ở người lớn.
Tên biệt dược
Gabapentin – 300 mg
Dạng trình bày
Thuốc Neupencap được bào chế dạng viên nang cứng
Quy cách đóng gói
Hộp 3 vỉ x 10 viên
Phân loại
Thuốc Neupencap thuộc nhóm thuốc kê đơn ETC
Số đăng ký
VD-23441-15
Thời hạn sử dụng
Thuốc Neupencap có hạn sử dụng 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng ghi trên bao bì.
Nơi sản xuất
Công ty cổ phần dược Danapha
253 Dũng Sĩ Thanh Khê, tp. Đà Nẵng Việt Nam
Thành phần của thuốc Neupencap
Cho 1 viên nang cứng:
- Gabapenin…………………………………………….300 mg
- Tá dược (Tinh bột mì, Starch 1500, Povidon K30, Sodium starch glycollat, Mapnesi stearat, Aerosil)………………..1 viên.
Công dụng của Neupencap trong việc điều trị bệnh
– Điều trị hỗ trợ trong động kinh cục bộ ở người lớn và trẻ em trên 3 tuổi.
– Điều trị đau do viêm các dây thần kinh ngoại biên ở người lớn.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Neupencap
Cách sử dụng
Thuốc Neupencap được sử dụng qua đường uống.
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:
Ngày đầu: 300 mg x 1 lần
Ngày thứ 2: 300 mg/lần x 2 lần
Ngày thứ 3: 300 mg/lần x 3 lần.
Sau đó liều có thể tăng thêm từng bước 300 mg mỗi ngày, dựa trên đáp ứng của người bệnh, cho đến khi đạt liều điều trị hiệu quả, thông thường là 900-1800 mg/ngày, chia 3 lần; tối đa không quá 2400 mg/ngày.
- Trẻ em 6-12 tuổi:
Ngày đầu: 10 mg/kg/ngày, chia 3 lần.
Ngày thứ hai: 20 mg/kg/ngày, chia 3 lần.
Ngày thứ ba: 25-35 mg/kg/ngày, chia 3 lần.
Liều duy trì là 900 mg/ngày với trẻ nặng 26-36 kg và 1200 mg/ngày với trẻ nặng 37-50 kg, chia uống 3 lần trong ngày.
- Trẻ em 3-6 tuổi: Liều đầu 10-15 mg/kg/ngày, chia 3 lần; tăng liều lên trong 3 ngày để đạt liều 25-30 mg/kg/ngày, chia uống 3 lần trong ngày.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Neupencap
Chống chỉ định
Mẫn cảm với gabapentin hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng phụ
Thường gặp, ADR > 1/100
- Thần kinh: Vận động mắt phối hợp, rung giật nhãn cầu, mệt mỏi, chóng mặt, phù, buồn ngủ, giảm trí nhớ. Trẻ em từ 3 đến 12 tuổi: gặp các vấn đề về thần kinh như lo âu, thay đổi cách ứng xử (quấy khóc, cảm giác sảng khoái hoặc trầm cảm, quá kích động, thái độ chống đối…)
- Tiêu hóa: khó tiêu, khô miệng, táo bón, đau bụng, tiêu chảy.
- Tim mạch: phù mạch ngoại biên.
- Hô hấp: viêm mũi, viêm họng – hầu, ho, viêm phôi.
- Mắt: nhìn một hóa hai, giảm thị lực.
- Cơ xương: đau cơ, đau khớp.
- Da: mẫn ngứa, ban da.
- Máu: giảm bạch cầu.
- Khác: liệt dương, nhiễm virus.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
- Thần kinh: mắt trí nhớ, mất ngôn ngữ, trầm cảm, cáu gắt hoặc thay đổi tâm thần, tính khí, liệt nhẹ, giảm hoặc mất dục cảm, nhức đầu.
- Tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, chảy máu lợi, viêm miệng, mắt hoặc rối loạn vị giác.
- Tim mạch: hạ huyết áp, đau thắt ngực, rối loạn mạch ngoại vi, hồi hộp.
- Khác: tăng cân, gan to.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
- Thần kinh: liệt dây thần kinh, rối loạn nhân cách, tăng dục cảm, giảm chức năng vận động, rối loạn tâm thần.
- Tiêu hóa: loét dạ dày tá tràng, viêm thực quản, viêm đại tràng, viêm trực tràng.
- Hô hấp: ho, khản tiếng, viêm niêm mạc đường hô hấp, giảm thông khí phối, phù phổi.
- Mắt: ngứa mắt, chảy nước mắt, bệnh võng mạc, viêm mống mắt.
- Cơ xương: viêm sụn, loãng xương, đau lưng.
- Máu: giảm bạch cầu, thời gian máu chảy kéo dài.
- Sốt hoặc rét run
- Hội chứng Steven Johnson
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Xử lý khi quá liều
Có thể loại thuốc ra khỏi cơ thể bằng thẩm phân máu.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin cách xử lý khi quên liều của thuốc Neupencap đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin các biểu hiện khi dùng thuốc Neupencap đang được cập nhật.
Thận trọng
- Sử dụng thận trọng đối với người có tiền sử rối loạn tâm thần, người suy giảm chức năng thận và thẩm phân máu, người vận hành tàu xe hoặc máy móc.
- Thuốc có thể gây dương tính giả khi xét nghiệm protein niệu.
Tương tác thuốc
- Khi dùng đồng thời, gabapentin không làm thay đổi được động học của các thuốc chống động kinh thường dùng như carbamazepin, phenytoin, acid valproic, phenobarbital, diazepam.
- Thuốc kháng acid làm giảm sinh khả dụng của gabapentin khoảng 20% do ảnh hưởng đến hấp thu thuốc. Phải dùng gabapentin sau thuốc kháng acid ít nhất 2 giờ.
- Morphin có thê làm giảm sự thanh thải gababentin, do đó với những bệnh nhân sử dụng đồng thời 2 thuốc này cần được theo dõi các dấu hiệu ức chế thần kinh trung ương quá mức, nên giảm liều khi sử dụng đồng thời hai thuốc này.
- Cimetidin có thể làm giảm độ thanh thải của gabapentin ở thận, tuy nhiên tương tác này không có ý nghĩa về mặt lâm sàng.
Hướng dẫn bảo quản
Điều kiện bảo quản
Để thuốc nơi khô thoáng, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
Thời gian bảo quản
36 tháng kể từ ngày sản xuất
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc Neupencap
Hiện nay thuốc có bán ở các trung tâm y tế hoặc ở các nhà thuốc, quầy thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ Y Tế. Bạn có thể tìm mua thuốc trực tuyến tại Chợ y tế xanh hoặc mua trực tiếp tại các địa chỉ bán thuốc với mức giá thay đổi khác nhau tùy từng đơn vị bán thuốc.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc Neupencap vào thời điểm này.
Thông tin tham khảo thêm
Dược lực học
Gabapentin là thuốc chống động kinh. Trên súc vật thực nghiệm, thuốc có tác dụng chống cơn duỗi cứng các chi sau khi làm sốc điện và cũng ức chế được cơn co giật do pentylenetetrazol. Hiệu quả ở thí nghiệm trên cũng tương tự như đối với acid valproic nhưng khác với phenytoin và carbamazepin. Cấu trúc hóa học của gabapentin tương tự chất ức chế dẫn truyền thần kinh là GABA, nhưng gabapentin không tác động trực tiếp lên các thụ thé GABA, không làm thay đổi cấu trúc, giải phóng, chuyển hóa và thu hồi GABA.
Dược động học
Gabapentin hấp thu qua đường tiêu hóa qua cơ chế bão hòa.
Sinh khả dụng khoảng 60% khi dùng với liều 1,8 g/24 giờ và không tương ứng với liều dùng, thậm chí khi liều tăng trên 1,8 g/24 giờ thì sinh khả dụng lại giảm (sinh khả dụng khoảng 35% khi dùng với liều 4,8 ø/24 giờ).
Gabapentin phân bố khắp co thể, vào được sữa mẹ, liên kết với protein huyết tương rất thấp.
Gabapentin hầu như không chuyên hóa trong cơ thể và thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng không đổi.
Hình ảnh tham khảo
