Padolmin là thuốc gì? Hãy cùng Medplus tìm hiểu về các thông tin, cách dùng và liều lượng, công dụng và chống chỉ định, cách bảo quản và nơi mua cũng như giá bán của loại thuốc này thông qua bài viết sau đây.
Thông tin về thuốc Padolmin
Ngày kê khai: 19/01/2016
Số GPLH/ GPNK: VD-18936-13
Đơn vị kê khai: Công ty CP Dược – Trang TBYT Bình Định
Phân loại: KK trong nước
Hoạt Chất – Nồng độ/ hàm lượng:
- Paracetamol 325mg
- Clorpheniramin maleat 4mg
Dạng Bào Chế: Viên nang cứng
Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên
Hạn sử dụng: 24 tháng
Công ty Sản Xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Bidiphar 1
498 Nguyễn Thái Học, Tp. Qui Nhơn, Tỉnh Bình Định Việt NamCông dụng – chỉ định
- Cảm sốt, đau nhức như đau đầu, đau nhức cơ bắp, xương khớp kèm theo nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi, viêm xoang do dị ứng với thời tiết.
- Các trường hợp dị ứng, mề đay, mẩn ngứa, viêm da tiếp xúc hay viêm mũi vận mạch do histamin.
- Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên có biểu hiện sốt, nhức đầu, sổ mũi, ớn lạnh.
Cách dùng – liều lượng
Cách dùng
Thuốc Padolmin được bào chế dưới dạng viên nang cứng, dùng theo đường uống.
Liều lượng
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 1 viên x 1 – 3 lần/ ngày.
- Khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc là 4 – 6 giờ, không uống quá 8 viên/ ngày.
Chống chỉ định
Thuốc Padolmin chống chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau:
- Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Người bệnh đang cơn hen cấp.
- Người bệnh có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt.
- Glocom góc hẹp.
- Tắc cổ bàng quang.
- Loét dạ dày chít, tắc môn vị – tá tràng.
- Người cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng.
- Người bệnh dùng thuốc ức chế monoamin oxidase (MAO) trong vòng 14 ngày, tính đến thời điểm điều trị bằng clorpheniramin vì tính chất chống tiết acetylcholin của clorpheniramin bị tăng lên bởi các chất ức chế MAO.
- Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận hoặc gan. Người bệnh thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydro-genase
Thận trọng khi sử dụng thuốc Padolmin
Paracetamol tương đối không độc với liều điều trị.
Ðôi khi có những phản ứng da gồm ban dát sần ngứa và mày đay; những phản ứng mẫn cảm khác gồm phù thanh quản, phù mạch, và những phản ứng kiểu phản vệ có thể ít khi xảy ra.
Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, và giảm toàn thể huyết cầu đã xảy ra với việc sử dụng những dẫn chất P – Aminophenol, đặc biệt khi dùng kéo dài các liều lớn.
Giảm bạch cầu trung tính và ban xuất huyết giảm tiểu cầu đã xảy ra khi dùng Paracetamol. Hiếm gặp mất bạch cầu hạt ở người bệnh dùng Paracetamol.
Người bị Phenylceton – niệu (nghĩa là, thiếu hụt gen xác định tình trạng của Phenylalanin Hydroxylase) và người phải hạn chế lượng Phenylalanin đưa vào cơ thể phải được cảnh báo là một số chế phẩm Paracetamol chứa Aspartam, sẽ chuyển hóa trong dạ dày – ruột thành Phenylalanin sau khi uống.
Một số dạng thuốc Paracetamol có trên thị trường chứa Sulfit có thể gây phản ứng kiểu dị ứng, gồm cả phản vệ và những cơn hen đe dọa tính mạng hoặc ít nghiêm trọng hơn ở một số người quá mẫn.
Không biết rõ tỷ lệ chung về quá mẫn với Sulfit trong dân chúng nói chung, nhưng chắc là thấp; sự quá mẫn như vậy có vẻ thường gặp ở người bệnh hen nhiều hơn ở người không hen.
Phải dùng Paracetamol thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ, mặc dù có những nồng độ cao nguy hiểm của Methemoglobin trong máu.
Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của Paracetamol; nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
Sử dụng thuốc Padolmin cho phụ nữ mang thai và cho con bú
- Thời kỳ mang thai: Chưa xác định được tính an toàn của Paracetamol dùng khi thai nghén liên quan đến tác dụng không mong muốn có thể có đối với phát triển thai. Do đó, chỉ nên dùng Paracetamol ở người mang thai khi thật cần.
- Thời kỳ cho con bú: Nghiên cứu ở người mẹ dùng Paracetamol sau khi đẻ cho con bú, không thấy có tác dụng không mong muốn ở trẻ nhỏ bú mẹ.
Tác dụng phụ
Sử dụng thuốc Padolmin có thể gặp phải các tác dụng phụ sau đây:
- Ban da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra.
- Thường là ban đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc.
- Người bệnh mân cảm với salicylat hiếm mẫn cảm với paracetamol và những thuốc có liên quan.
- Trong một số ít trường hợp riêng lẻ, paracetamol đã gây giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu.
- Bồn chồn, lo âu, choáng váng, người yêu mệt, đau trước ngực, run rẩy, dị cảm đầu chi, tăng huyết áp, da nhợt nhạt, cảm giác lạnh da.
- Tác dụng an thần rất khác nhau từ ngủ gà nhẹ đến ngủ sâu, khô miệng, chóng mặt và gây kích thích xảy ra khi điều trị ngắt quãng.
Tương tác thuốc
- Uống dài ngày liều cao Paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của Coumarin và dẫn chất Indandion. Tác dụng này có vẻ ít hoặc không quan trọng về lâm sàng, nên Paracetamol được ưa dùng hơn Salicylat khi cần giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt cho người bệnh đang dùng Coumarin hoặc dẫn chất Indandion.
- Cần phải chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời Phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.
- Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ Paracetamol gây độc cho gan.
- Thuốc chống co giật (gồm Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở Microsom thể gan, có thể làm tăng tính độc hại gan của Paracetamol do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan.
- Ngoài ra, dùng đồng thời Isoniazid với Paracetamol cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan, nhưng chưa xác định được cơ chế chính xác của tương tác này.
- Nguy cơ Paracetamol gây độc tính gan gia tăng đáng kể ở người bệnh uống liều Paracetamol lớn hơn liều khuyên dùng trong khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc Isoniazid.
- Thường không cần giảm liều ở người bệnh dùng đồng thời liều điều trị Paracetamol và thuốc chống co giật; tuy vậy, người bệnh phải hạn chế tự dùng Paracetamol khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc Isoniazid.
Bảo quản thuốc
- Bảo quản thuốc Padolmin trong bao bì của nhà sản xuất. Nhiệt độ thích hợp là khoảng 20 đến 25 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp. Không được lưu trữ thuốc ở nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là phòng tắm.
- Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà.
- Thuốc Padolmin hết hạn sử dụng cần được xử lý theo quy định. Không được bỏ thuốc vào nhà vệ sinh, bồn cầu, bồn rửa hoặc cống thoát nước. Trừ khi bạn được hướng dẫn xử lý như vậy.
Hình ảnh minh họa
Thông tin mua thuốc
Nơi mua thuốc
Thuốc Padolmin có thể được tìm mua tại các hiệu thuốc đạt chuẩn được cấp phép trên toàn quốc.
Giá thuốc
Thuốc Padolmin được kê khai với giá niêm yết cho mỗi viên là 420 VND.
Giá thuốc Padolmin có thể chênh lệch tùy theo nơi mua và thời điểm mà bạn mua. Tuy nhiên, nếu bạn mua được thuốc Padolmin với giá rẻ hơn giá được kê khai, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin của thuốc để đảm bảo không mua phải thuốc kém chất lượng.
Nguồn tham khảo: Cổng công khai y tế