Thuốc Pantagi là gì?
Thuốc Pantagi là thuốc ETC được dùng để điều trị:
- Loét dạ dày, tá tràng.
- Trào ngược dạ dày – Thực quản.
- Hội chứng tăng tiết acid (Hội chứng Zollinger-Ellison).
- Phối hợp với kháng sinh để diệt Helicobacter pylori ở bệnh nhân loét dạ dày.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Pantagi.
Dạng trình bày
Thuốc Pantagi được bào chế dưới dạng viên nén bao tan trong ruột.
Quy cách đóng gói
Thuốc Pantagi này được đóng gói ở dạng: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Phân loại thuốc
Thuốc Pantagi là thuốc ETC – thuốc kê đơn.
Số đăng ký
Thuốc Pantagi có số đăng ký: VD-24710-16.
Thời hạn sử dụng
Thuốc Pantagi có hạn sử dụng là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc Pantagi được sản xuất ở: Chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm- Nhà máy sản xuất dược phẩm Agimexpharm
Đường Vũ Trọng Phụng, Khóm Thạnh An, P. Mỹ Thới, TP. Long Xuyên, Tỉnh An Giang Việt Nam.Thành phần của thuốc Pantagi
Mỗi viên nén bao tan trong ruột chứa:
Pantoprazol natri sesquIhydrat……………………45,1mg
(tương đương Pantoprazol ………………………….. 40mg)
Tá dược vđ ………………………………………………………..1 viên
(Microcrystalline cellulose, Crospovidon, Magnesi stearat, Methacrylic acid copolymer, Talc, Titan dioxid, Polyethylen glycol 6000, Hydroxypropyl methylcellulose, Polysorbat 80, Oxyd sắt vàng, Oxyd sắt đỏ).
Công dụng của thuốc Pantagi trong việc điều trị bệnh
Thuốc Pantagi là thuốc ETC được dùng để điều trị:
- Loét dạ dày, tá tràng.
- Trào ngược dạ dày – Thực quản.
- Hội chứng tăng tiết acid (Hội chứng Zollinger-Ellison).
- Phối hợp với kháng sinh để diệt Helicobacter pylori ở bệnh nhân loét dạ dày.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Pantagi
Cách sử dụng
Thuốc Pantagi được dùng qua đường uống.
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng
Theo chỉ định của bác sỹ.
Liều thông thường:
- Loét dạ dày-tá tràng, viêm thực quản trào ngược: 1 viên/lần/ngày.
- Bệnh nhân cao tuổi hay suy thận: Tối đa 1 viên/ngày.
- Bệnh nhân suy gan nặng: Dùng 1 viên trong 2 ngày, theo dõi men gan, ngưng thuốc khi men gan tăng.
Trong một vài trường hợp, đặc biệt khi bệnh nhân không đáp ứng với các thuốc khác, liều dùng có thể tăng lên 2 viên/1 lần/ngày.
Uống nguyên viên với nước (không được nhai hoặc nghiền nhỏ viên thuốc), 1 giờ trước bữa ăn sáng trong trị liệu phối hợp diệt Helicobacter pylori, cần uống viên thứ 2 trước bữa tối.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Pantagi
Chống chỉ định
Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng phụ của thuốc
Ở liều điều trị, pantoprazol được dung nạp tốt. Thỉnh thoảng có thể có nhức đầu hay tiêu chảy nhẹ, và những trường hợp hiếm gặp hơn như: Buồn nôn, đau bụng trên, đầy hơi, ban da, ngứa và choáng váng.
Vài trường hợp cá biệt hiếm xảy ra như: Phù nề, sốt, viêm tĩnh mạch huyết khối.
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Xử lý khi quá liều
Các số liệu về quá liều của các thuốc ức chế bơm proton ở người còn hạn chế. Các dấu hiệu và triệu chứng của quá liều có thể là: nhịp tim hơi nhanh, giãn mạch, ngủ gà, lú lẫn, đau đầu, nhìn mờ, đau bụng, buồn nôn và nôn.
Xử trí: Rửa dạ dày, dùng than hoạt, điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
Theo dõi hoạt động của tim, huyết áp. Nếu nôn kéo dài, phải theo dõi tình trạng nước và điện giải. Do pantoprazol gắn mạnh vào protein huyết tương, phương pháp thẩm tách không loại được thuốc.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc Pantagi đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Pantagi đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Pantagi
Điều kiện bảo quản
Nơi khô, dưới 30°C, tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc
Nên tìm mua thuốc Pantagi ở Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Thông tin tham khảo thêm
Dược lực học
Pantoprazol là dẫn xuất của benzimidazol, có tác dụng ức chế sự bài tiết acid hydrocloric ở dạ dày bằng một tác động chuyên biệt trên bơm proton ở tế bào thành.
Pantoprazol được chuyển đổi thành dạng có hoạt tính trong các tiểu quản nằm ở tế bào thành, là nơi nó ức chế enzyme H+, K+ -ATPase, nghĩa là ức chế giai đoạn cuối cùng sản xuất ra acid hydrocloric ở dạ dày. Khả năng ức chế của pantoprazol phụ thuộc vào liều lượng và có tác động trên cả sự bài tiết acid cơ bản cũng như bị kích thích.
Dược động học
Pantoprazol được hấp thu nhanh sau khi uống. Thời gian bán hủy vào khoảng 1 giờ và sinh khả dụng là 77%. Thời gian bán thải trung bình huyết tương không tương quan với thời gian ức chế bài tiết acid do thuốc tập trung ở tế bào thành của dạ dày. Tỷ lệ gắn kết của pantoprazol với huyết tương rất cao (khoảng 98%) và được chuyển hóa qua hệ thống cytochrom P450.
Khả năng tích tụ thuốc trong cơ thể chưa được ghi nhận. Các chất chuyển hóa chủ yếu được bài tiết qua nước tiểu (80%) và qua phân (20%). Sản phẩm chính của quá trình chuyển hóa là demethylpantoprazol là một sulphat liên hợp có thời gian bán hủy là 1,5 giờ.
Thận trọng
Trước khi điều trị với pantoprazol, phải loại trừ khả năng loét dạ dày ác tính hoặc viêm thực quản tính, vì có thể nhất thời làm lu mờ các triệu chứng của bệnh loét ác tính, do đó có thể làm chậm chuẩn đoán.
Nên kiểm tra men gan định kỳ khi bị suy gan.
Hiện chưa có kinh nghiệm về việc điều trị với pantoprazol ở trẻ em.
Tương tác thuốc
Pantoprazol có thể làm giảm độ hấp thu của các thuốc khác dùng đồng thời mà độ hấp thu phụ thuộc vào pH (thí dụ: ketoconazol).
Pantoprazol được chuyển hóa ở gan nhờ hệ enzym cytochrom P450. Không loại trừ khả năng pantoprazol tương tác với những thuốc khác chuyển hóa cùng hệ enzym cytochrom P450. Tuy nhiên, ở lâm sàng chưa thấy tương tác đáng kể trong những thử nghiệm đặc hiệu với một số thuốc hoặc hợp chất có tính chất nói trên, như cabamazepin, cafein, diazepam, diclofenac, digoxin, ethanol, glibenclamid, metoprolol, nifedipin, phenprocoumon, phenytoin, theophyllin, warfarin và các thuốc tránh thai dùng bằng đường uống.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai
Chưa có nghiên cứu đầy đủ khi dùng pantoprazol ở người trong thời kỳ mang thai.
Chỉ dùng pantoprazol khi thật cần thiết trong thời kỳ mang thai.
Thời kỳ cho con bú
Chưa biết pantoprazol có bài tiết vào sữa người hay không.
Cần cân nhắc ngừng cho con bú hay ngừng thuốc, tùy theo lợi ích của pantoprazol với người mẹ.
Tác dụng của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc
Hiện chưa rõ tác dụng của thuốc khi dùng cho người lái xe hay vận hành máy móc.
Tác dụng phụ như chóng mặt và rối loạn thị giác có thể xảy ra. Nếu bị ảnh hưởng , người bệnh không nên lái xe và vận hành máy móc.