Thuốc Pimaxol là gì?
Thuốc Pimaxol là thuốc ETC được chỉ định điều trị các cơn ho do cảm lạnh, cúm, lao, viêm phế quản, hen phế quản, ho gà, sởi, viêm phổi, viêm phế quản phổi, viêm họng, viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm khí phế quản, màng phổi bị kích ứng, hút thuốc quá độ, hít phải các chất kích ứng, ho có nguồn gốc tâm sinh.
Tên biệt dược
Pimaxol.
Dạng trình bày
Thuốc Pimaxol được trình bày dưới dạng siro uống.
Quy cách đóng gói
Hộp 1 lọ x 60 ml.
Phân loại
Thuốc Pimaxol thuộc nhóm thuốc kê đơn – ETC.
Số đăng kí
VD-24191-16
Thời hạn sử dụng
24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây
Tổ dân phố số 4 – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội Việt Nam.Thành phần của thuốc Pimaxol
Hoạt chất:
- Dextromethorphan HBr – 60mg
- Clorpheniramin maleat – 15,96 mg
- Amoni clorid – 600mg
- Guaifenesin – 600mg
Tá dược: Natri citrat, acid citric, glycerin, gsm arabic , nipagin, nipasol, bột hương dâu, đường trắng, natri saccarin, nước tinh khiết.
Công dụng của thuốc Pimaxol trong việc điều trị bệnh
Pimaxol được chỉ định trong các trường hợp:
- Ho do cảm lạnh, cúm, lao
- Viêm phế quản, hen phế quản, ho gà, sởi, viêm phổi, viêm phế quản phổi
- Viêm họng, viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm khí phế quản, màng phổi bị kích ứng
- Hút thuốc quá độ, hít phải các chất kích ứng
- Ho có nguồn gốc tâm sinh.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Pimaxol
Cách sử dụng
Thuốc Pimaxol được dùng qua đường uống.
Đối tượng sử dụng
Thuốc Pimaxol được dùng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi.
Liều dùng thuốc
Trẻ em từ 2-6 tuổi: Uống 5ml x 3 – 4 lần/ngày.
Từ 7-12 tuổi: Uống 10ml x 3 – 4 lần/ngày.
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 15ml x 3- 4 lần/ngày .
Lưu ý đối với người dùng thuốc Pimaxol
Chống chỉ định
- Bệnh nhân nhạy cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân hen suyễn, suy hô hấp, glôcôm góc hẹp và ứ nước tiểu do rối loạn niệu đạo, tuyến tiền liệt.
- Các bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế monoamin oxidase (IMAO).
Tác dụng phụ của thuốc
Thuốc có thể gây buồn ngủ, rối loạn hệ tiêu hoá, rối loạn hệ thần kinh trung ương nhẹ.
Dextromethorphan hydrobromid:
- Thường gặp: Toàn thân (mệt mỏi, chóng mặt); tuần hoàn (nhịp tim nhanh); tiêu hoá (buồn
nôn); da (đỏ bừng) - Ít gặp: Nổi mề đay
- Hiếm gặp: Ngoại ban. Thỉnh thoảng thấy buồn ngủ nhẹ, rối loạn tiêu hoá. Hành vi kỳ quặc do ngộ độc, ức chế thần kinh trung ương và rượu.
Clorphenirramin maleat: Tác dụng an thần rất khác nhau từ ngủ gà nhẹ đến ngủ sâu, chóng mặt và gây kích thích xảy ra khi điều trị ngắt quãng. Tuy nhiên hầu hết người bệnh chịu đựng được các phản ứng phụ khi điều trị liên tục, đặc biệt là nếu tăng liều từ từ.
- Thường gặp: Hệ thần kinh trung ương (ngủ gà, an thần); Tiêu hoá (khô miệng)
- Hiếm gặp: Toàn thân (chóng mặt); Tiêu hoá (buôn nôn).
*Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc*.
Xử lí khi quá liều
Triệu chứng:
- Ở trẻ sơ sinh và trẻ em: hội chứng quá liều có thể là co giật hoặc sốt cao.
- Ở người lớn: hội chứng kích thích như là buồn ngủ, kích động, nhip tim nhanh, run rẩy, giật cơ và co giật với các cơn động kinh
Điều trị: Khi gặp phải những dấu hiệu và triệu chứng quá liều cần phải ngừng thuốc Pimaxol ngay và đến cơ sở y tế gần nhất.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin về cách xử lý khi quên liều Pimaxol đang được cập nhật.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc
Thuốc có thể gây ngủ gà, chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ và suy giảm vận động trong một số người bệnh và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy. Cần tránh dùng cho người đang lái xe hoặc vận hành máy móc.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Pimaxol
Điều kiện bảo quản
Bảo quần thuốc ở nơi khô, nhiệt độ dưới 30°C.
Thời gian bảo quản
Thông tin về thời gian bảo quản Pimaxol đang được cập nhật.
Thông tin mua thuốc Pimaxol
Nơi bán thuốc
Có thể tìm mua thuốc Pimaxol tại Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng thuốc cũng như sức khỏe bản thân.
Giá bán
Hình ảnh tham khảo

Tham khảo thêm thông tin về thuốc Pimaxol
Dược lực học
Thuốc Pimaxol gia tăng đáng kế lượng dịch tiết ra trong đường hô hấp, do đó có tác dụng làm loãng đờm nhày dính và các chất tiết khác của phế quản, giúp khạc đờm được dễ dàng.
Sự gia tăng lượng dịch ít nhầy hơn không những giúp cho việc khạc đờm ra ngoài được dễ dàng mà còn làm dịu đường hô hấp khi đang bị kích ứng.
Thuốc có thành phần kháng histamin, có tác dụng trong điều trị ho dị ứng.
Dược động học
Dextromethorphan HBr: Hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá và có tác dụng trong vòng l5 – 30 phút sau khi uống, kéo dài 6 -8 giờ. Thuốc được chuyển hoá ở gan và bài tiết qua nước tiểu dưới dạng không đổi và các chất chuyển hoá dimethyl, trong số đó có dextrorphan cũng có tác dụng giảm ho nhẹ.
Clorpheniramin maleat: Thuốc hấp thu tốt khi uống và xuất hiện trong huyết tương trong vòng 30-60 phút. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được trong khoảng 2,5-6 giờ sau khi uống. Khoảng 70% thuốc trong tuần hoàn liên kết với protein huyết tương. Clopheniramin chuyển hoá nhanh và nhiều, các chất chuyên hoá gồm desmethyl – didesmethylclopheniramin và một số chưa xác định. Thuốc được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng không đổi hoặc chuyền hoá.
Guaifenesin: Được hấp thu tốt qua đường tiêu hoá. Chuyển hoá và thải trừ qua nước tiểu.
Amoni clorid: Hấp thu tốt qua đường tiêu hoá, ion amoniac chuyển hoá thành ure trong gan, anion được giải phóng vào máu.
Tương tác thuốc
Dextromethorphan hydrobromid: Không dùng đồng thời với các thuốc ức chế MAO. Dùng đồng thời với các thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của những thuốc này hoặc của Dextromethorphan Quinidin ức chế Cytochrom Pzo 2D6 làm giảm chuyển hoá Dextromethorphan ở gan do đó làm tăng nồng độ của thuốc này trong huyết thanh và tăng các tác dụng không mong muốn của dextromethorphan.
Clorpheniramin malear: Không dùng thuốc với các thuốc ức chế MAO làm kéo dài và tăng tác dụng chống tiết acetylcholin của thuốc kháng histamin. Thận trọng khi phối hợp thuốc với ethanol hoặc các thuốc an thần gây ngủ có thể tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của clorpheniramin.
Không nên dùng Pimaxol cùng với phenytoin vì thuốc ức chế chuyền hoá của phenytoin dẫn đến ngộ độc phenytoin.