Thuốc Piperacilin VCP là gì?
Thuốc Piperacilin VCP là thuốc ETC có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, như: nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn nặng, …
Tên biệt dược
Piperacilin VCP.
Dạng trình bày
Thuốc được trình bày dưới dạng thuốc bột pha tiêm.
Quy cách đóng gói
Hộp 1 lọ, 10 lọ
Hộp 1 lọ + 1 ống nước cất pha tiêm 5 ml
Phân loại
Thuốc Piperacilin VCP thuộc nhóm thuốc kê đơn – ETC.
Số đăng kí
VD-19056-13.
Thời hạn sử dụng
36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Công ty cổ phần dược phẩm VCP
xã Thanh Xuân- Sóc Sơn- Hà Nội Việt Nam.Thành phần của thuốc Piperacilin VCP
Piperacilin (dưới dạng Piperacilin natri) – 1g.
Công dụng của thuốc Piperacilin VCP trong việc điều trị bệnh
Thuốc Piperacilin VCP có công dụng điều trị:
- Nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn máu, và nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng do các vi khuẩn nhạy cảm, đặc biệt do Pseudomonas. Trường hợp nhiễm khuẩn toàn thân do Pseudomonas hoặc người bệnh có giảm bạch cầu trung tính, phải phối hợp piperacilin với aminoglycosid đề điều trị.
- Nhiễm khuẩn sau phẫu thuật ổ bụng, tử cung.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Piperacilin VCP
Cách sử dụng
Thuốc Piperacilin VCP được sử dụng qua đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm truyền tĩnh mạch.
Đối tượng sử dụng
Thuốc Piperacilin VCP dùng cho mọi lứa tuổi tuy nhiên phải theo chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng thuốc
Người lớn (chức năng thận bình thường)
Tiêm tĩnh mạch 200 – 300 mg/kg thể trọng/24 giờ, chia làm 6 lần. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng, nguy hiểm đến tính mạng nghi do Pseudomonas hoặc Klebsiella gây ra, liều hàng ngày không dưới 16 g và khoảng cách các liều điều trị là 4 – 6 giờ, và tiêm tĩnh mạch.
Liều một ngày tối đa thường dùng 24 g (tiêm tĩnh mạch), tuy có thể vượt hơn.
Đối với nhiễm khuẩn huyết do Pseudomonas aeruginosa: Tiêm tĩnh mạch gentamicin 4 – 5 mg/kg thể trọng/24 giờ, hoặc chia làm 2 lần (cách nhau 12 giờ) hoặc tiêm một liều duy nhất, phối hợp với piperacilin 3 g, tiêm tĩnh mạch cách nhau 4 giờ (Nếu người bệnh dị ứng với piperacilin, thì tiêm tĩnh mạch ceftazidim 2 g, cứ 8 giờ một lần). Thời gian điều trị là 2 – 6 tuần, tùy thuộc vào vị trí nhiễm khuẩn.
Đối với người bệnh có sốt và giảm bạch cầu đa nhân trung tính, cần điều trị theo kinh nghiệm bằng kháng sinh phổ rộng nhằm chống trực khuẩn Gram âm và Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh): Tiêm tĩnh mạch piperacilin 4 g, cứ 6 giờ một lần, phối hợp với gentamicin 4 – 5 mg/kg thể trọng/24 giờ, tiêm một lần hoặc chia 2 lần tiêm cách nhau 12 giờ.
Phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật: Dùng liều 2 g ngay trước khi phẫu thuật, sau đó dùng ít nhất hai liều nữa, mỗi liều 2 g cách nhau 6 hoặc 8 giờ; trong vòng 24 giờ của ca phẫu thuật
Trẻ em (chức năng thận bình thường):
Trẻ em từ 1 tháng tuổi đến 12 tuổi: Liều thường dùng là: 200 – 300 mg/kg thể trọng/24 giờ. Chia liều cách nhau 4 – 6 giờ.
Trẻ sơ sinh (từ 0 đến 1 tháng tuổi)
- Trọng lượng cơ thể dưới 2000 g, dùng 50 mg/kg cơ thể/8 giờ.
- Trọng lượng cơ thể trên 2000 g, dùng 50 mg/kg cơ thể/8 giờ nếu trẻ nhỏ hơn 7 ngày tuổi; 75 mg/kg cơ thể/8 giờ nếu trẻ trên 7 ngày tuổi.
Người lớn có suy giảm chức năng thận (người nặng 70 kg)
- Hệ số thanh thải creatinin là 41- 80 ml/phút, dùng liều 4 g/8 giờ.
- Hệ số thanh thải creatinin là 21 – 40 ml/phút, dùng liều 4 g/12 giờ.
- Hệ số thanh thải creatinin dưới 20 ml/phút, dùng liều 4 g/24 giờ.
- Người bệnh chạy thận nhân tạo: Tối đa 2 g, cách nhau 8 giờ/1 lần; ngay sau lọc máu, dùng 1g.
Trẻ em có suy giảm chức năng thận:
Liều và khoảng cách tiêm tùy thuộc nồng độ thuốc ở huyết tương. Trẻ bị nhiễm khuẩn nặng đường tiết niệu: 100- 150 mg/kg/24 giờ, tiêm tĩnh mạch.
Phối hợp piperacilin với tazobactam:
Chủ yếu để điều trị các nhiễm khuẩn đường ruột hoặc đường sinh dục nữ hoặc khi phẫu thuật bụng. Tuy vậy, thuốc không tác dụng đối với viêm vòi trứng vỡ thường do Chlamydia trachomatis (không nhạy cảm với thuốc). Đối với nhiễm khuẩn nghi do Pseudomonas, phải rút ngắn khoảng cách tiêm (4 g x 4 lần), trừ khi chức năng thận kém, khoảng cách liều dùng phải kéo dài.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Piperacilin VCP
Chống chỉ định
Người quá mẫn với nhóm penicilin và/hoặc với các cephalosporin.
Tác dụng phụ của thuốc
Thường gặp:
- Toàn thân: Phản ứng dị ứng phát ban ở da, sốt; đau và ban đỏ sau khi tiêm bắp.
- Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin.
- Tuần hoàn: Viêm tắc tĩnh mạch.
- Tiêu hóa: Buồn nôn, ỉa chảy.
- Gan: Tăng transaminase có hồi phục.
Ít gặp:
Máu: Giảm bạch cầu đa nhân trung tính nhất thời, giảm bạch cầu, mắt bạch cầu hạt.
Hiếm gặp:
- Toàn thân: Sốc phản vệ.
- Tiêu hóa: Viêm ruột màng giả (chữa bằng metronidazo]).
- Da: Ban đỏ đa dạng, hội chứng Stevens- Johnson, mày đay.
- Tiết niệu: Viêm thận kẽ.
- Người bệnh xơ nang, dùng piperacilin thường hay có các phản ứng ở da và sốt.
Thông báo ngay cho bác sĩ khi gặp phải các tác dụng không mong muốn của thuốc Piperacilin VCP.
Xử lí khi quá liều
Dùng các thuốc chống co giật như diazepam, barbiturat.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin về cách xử lý khi quên liều đang được cập nhật.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc
Dùng thận trọng với người bệnh bị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, và người thiểu năng thận.
Trường hợp có ỉa chảy nặng, kéo dài, hãy nghĩ đến viêm ruột màng giả do kháng sinh gây ra, có thể điều trị bằng metronidazol.
Cần chú ý lượng natri trong những liều điều trị của thuốc đối với người bệnh có tích lũy natri và nước, đặc biệt khi dùng liều cao.
Thận trọng về liều lượng và cách dùng ở trẻ sơ sinh, trẻ em.
Chảy máu có thể gặp ở người điều trị bằng kháng sinh beta lactam; thường hay xảy ra ở người suy thận. Nếu cú chảy máu do kháng sinh, phải ngừng thuốc và điều trị thích hợp.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Piperacilin VCP
Điều kiện bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C, nơi khô và tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thông tin về thời gian bảo quản Piperacilin 1g đang được cập nhật.
Thông tin mua thuốc Piperacilin VCP
Nơi bán thuốc
Có thể tìm mua thuốc Piperacilin VCP tại Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng thuốc cũng như sức khỏe bản thân.
Giá bán
Hình ảnh tham khảo
Tham khảo thêm thông tin về thuốc Piperacilin VCP
Dược lực học
Piperacilin là một ureido penicilin phổ rộng, có tác dụng diệt khuẩn đối với các vi khuẩn ưa khí và kỵ khí Gram dương và Gram âm bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Trong số các cầu khuẩn Gram dương rất nhạy cảm với piperacilin, có Streptococcus, Enterococcus, cầu khuẩn kỵ khí, Clostridium perfringens. Cac tụ cầu sinh penicilinase kháng thuốc.
Dược động học
Piperaciin không được hấp thu qua đường tiêu hóa, nên phải tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Nồng độ thuốc sau khi tiêm tĩnh mạch với liều 2 g, 4 g, 6 g tương ứng như sau: Sau 0 – 30 phút đạt nồng độ từ 300- 70 microgam/ml; 400- 110 microgam/ml; 770- 320 microgam/ml. Sau 2 – 6 giờ còn 20- 2 microgam/ml; 35- 5 microgam/ml; 90- 8 microgam/ml.Tiêm bắp,liều 2 g: sau 30- 40 phút nồng độ tối đa đạt 30- 40 microgam/ml.
Tương tác thuốc
Piperacilin tác dụng hiệp đồng với các aminoglycosid, nhưng hai loại thuốc này phải tiêm riêng.
Piperacilin có thể dùng phối hợp với các penicilin kháng beta – lactamase, nhưng không được đựng phối hợp với cefoxitin để điều trị nhiễm khuẩn do Pseudomonas.
Piperacilin kéo dài tác dụng của vecuronium, cần thận trọng khi dùng piperacilin phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật có dùng vecuronium và các chất phong bế thần kinh – cơ tương tự.
Piperacilin dùng cùng với metronidazol cần phải tiêm và uống riêng, không trộn thuốc.
Các loại penicilin có thể làm giảm bài tiết methotrexat.
Một số chế phẩm phối hợp piperacilin và tazobactam (với tỷ lệ 8/1 theo trọng lượng) có tên thương mại như Tazocilline, Tazocin, Zosyn… giúp mở rộng phổ tác dụng của piperacilin đối với các chủng vẫn thường không do tiết beta-lactamase.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai: Piperacilin dùng được cho người mang thai.
Thời kỳ cho con bú: Piperacilin bài tiết ở nồng độ thấp vào sữa, người mẹ dùng thuốc vẫn có thể tiếp tục cho con bú.