Thuốc Pyme-IBU là gì?
Thuốc Pyme-IBU là thuốc OTC dùng trong các trường hợp:
- Với liều thấp: Điều trị triệu chứng các bệnh lý gây đau như: đau đầu, đau răng, đau của hệ thống cơ quan vận động, thống kinh.
- Với liều cao (trên 1200 mg/ngày):
- Điều trị triệu chứng trong một thời gian dài các trường hợp thấp khớp mạn tính, nhất là viêm đa khớp dạng thấp, viêm dính khớp cột sống và các hội chứng tương tự như hội chứng Friessinger – Leroy – Reiter và thấp khớp do vảy nến, một số bệnh lý hư khớp gây đau và tàn phế.
- Điều trị triệu chứng trong thời gian ngắn các đợt cấp của các bệnh lý quanh khớp (đau vai cấp, viêm gân cơ,…), đau thắt lưng và đau rễ thần kinh nặng.
- Điều trị khi bị chấn thương.
Tên biệt dược
Thuốc này được đăng ký dưới tên biệt dược là Pyme-IBU.
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén dài bao phim.
Quy cách đóng gói
Thuốc được đóng gói thành hộp 10 vỉ x 10 viên.
Phân loại
Thuốc Pyme-IBU là thuốc OTC – thuốc không kê đơn.
Số đăng ký
VD-19119-13.
Thời hạn sử dụng
Thuốc có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Không dùng thuốc khi đã quá hạn sử dụng.
Nơi sản xuất
Công ty cổ phần Pymepharco
Địa chỉ: 166-170 Nguyễn Huệ, Tuy Hòa, Phú Yên, Việt Nam.
Thành phần của thuốc Pyme-IBU
Mỗi viên chứa:
- Hoạt chất: 400mg Ibuprofen.
- Tá dược: Tinh bột ngô, tinh bột tiền hồ hóa, aerosil, magnesi stearat, acid stearic, opadry II white, opadry clear.
Công dụng của thuốc Pyme-IBU trong việc điều trị bệnh
Thuốc Pyme-IBU là thuốc OTC dùng trong các trường hợp:
- Với liều thấp: Điều trị triệu chứng các bệnh lý gây đau như: đau đầu, đau răng, đau của hệ thống cơ quan vận động, thống kinh.
- Với liều cao (trên 1200 mg/ngày):
- Điều trị triệu chứng trong một thời gian dài các trường hợp thấp khớp mạn tính, nhất là viêm đa khớp dạng thấp, viêm dính khớp cột sống và các hội chứng tương tự như hội chứng Friessinger – Leroy – Reiter và thấp khớp do vảy nến, một số bệnh lý hư khớp gây đau và tàn phế.
- Điều trị triệu chứng trong thời gian ngắn các đợt cấp của các bệnh lý quanh khớp (đau vai cấp, viêm gân cơ,…), đau thắt lưng và đau rễ thần kinh nặng.
- Điều trị khi bị chấn thương.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Pyme-IBU
Cách sử dụng
Thuốc được chỉ định dùng theo đường uống. Uống thuốc với nhiều nước, không được nhai, nên uống trong bữa ăn.
Đối tượng sử dụng
Thuốc Pyme-IBU dùng cho người lớn.
Liều dùng
- Giảm đau: Liều khởi đầu 200 – 400mg, sau đó nếu cần có thể lặp lại mỗi 4 – 6 giờ, nhưng không được vượt quá 1200 mg/ngày.
- Thấp khớp:
- Điều trị tấn công: 2 viên/lần x 3 lần/ngày.
- Điều trị duy trì: 3 – 4 viên/ngày (chia làm 3 – 4 lần).
- Thống kinh: 1 viên/lần x 3 lần/ngày.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Pyme-IBU
Chống chỉ định
Các trường hợp chống chỉ định tuyệt đối:
- Mẫn cảm với ibuprofen và các chất tương tự.
- Loét dạ dày tá tràng đang tiến triển.
- Suy tế bào gan nặng.
- Suy thận nặng.
- Trẻ em dưới 15 tuổi.
- Phụ nữ mang thai trong
- 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
- Phụ nữ cho con bú.
Các trường hợp chống chỉ định tương đối:
- Không được phối hợp với NSAIDs khác.
- Không nên kết hợp với thuốc kháng đông đường uống, heparin, các sulfamid hạ đường huyết, muối lithium, ticlopidin.
Tác dụng phụ
- Các triệu chứng rối loạn về dạ dày – ruột có thể xảy ra như:
- Buồn nôn, nôn.
- Đau dạ dày.
- Ăn không tiêu, rối loạn nhu động.
- Rất ít khi bị đau đầu, chóng mặt, ban đỏ, ngứa, sần, phù.
* Thông báo cho bác sĩ nếu gặp các tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc.
Xử lý khi quá liều
- Thường là điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
- Nếu đã uống quá liều thì cần áp dụng những biện pháp sau đây nhằm tăng đào thải và bất hoạt thuốc: rửa dạ dày, gây nôn và lợi tiểu, cho uống than hoạt hay thuốc tẩy muối.
- Nếu nặng: thẩm tách máu hoặc truyền máu.
- Vì thuốc gây toan hóa và đào thải qua nước tiểu nên về lý thuyết sẽ có lợi khi cho truyền dịch kiềm và lợi tiểu.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin về quên liều thuốc đang được cập nhật.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc
- Tiền sử loét dạ dày, tá tràng, thoát vị hoành, xuất huyết tiêu hóa.
- Bệnh nhân suy tim, suy gan, thận hư, bệnh nhân dùng thuốc lợi tiểu, người già.
Hướng dẫn bảo quản
Điều kiện bảo quản
Thuốc được chỉ định bảo quản ở nơi khô, mát, nhiệt độ dưới 30°C. Tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thông tin về thời gian bảo quản thuốc đang được cập nhật.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc Pyme-IBU
Bệnh nhân nên tìm mua thuốc tại Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ Y Tế để đảm bảo an toàn sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá thuốc thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc Pyme-IBU vào thời điểm này.
Hình tham khảo
Thông tin tham khảo về thuốc
Dược lực học
Ibuprofen là một NSAID thuộc nhóm acid propionic trong tập hợp các dẫn xuất của acid acrylcarbocylic, có tác dụng: hạ sốt, giảm đau với liều thấp, kháng viêm với liều cao (> 1200 mg/ngày).
Dược động học
- Ibuprofen hấp thu tốt ở ống tiêu hóa. Nồng độ tối đa của thuốc trong huyết tương đạt được sau khi uống từ 1 đến 2 giờ.
- Thuốc gắn rất nhiều với protein huyết tương. Nửa đời của thuốc khoảng 2 giờ.
- Ibuprofen đào thải rất nhanh qua nước tiểu (1% dưới dạng không đổi, 14% dưới dạng liên hợp).
Tương tác thuốc
- NSAIDs khác và salicylat liều cao: tăng khả năng gây loét và xuất huyết đường tiêu hóa.
- Kháng đông đường uống, heparin tiêm và ticopidin: làm tăng nguy cơ xuất huyết do ức chế chức năng tiểu cầu và làm suy yếu niêm mạc dạ dày – tá tràng.
- Lithium: tăng lithium trong máu.
- Methotrexat: tăng độc tính về huyết học của chất này, đặc biệt khi dùng methotrexat với liều > 15mg/tuần.
- Các sulfamid hạ đường huyết: tăng hiệu quả hạ đường huyết.
- Digoxin: làm gia tăng nồng độ digoxin trong máu.
- Thuốc điều trị cao huyết áp (chẹn , ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu): giảm tác dụng các thuốc này do ức chế prostaglandin giãn mạch.
Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc
Thuốc Pyme-IBU không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và điều khiển máy móc.
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ có thai:
- Các thuốc chống viêm có thể ức chế co bóp tử cung và làm chậm đẻ.
- Các thuốc chống viêm không steroid cũng có thể gây tăng áp lực phổi nặng và suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh do đóng sớm ống động mạch trong tử cung.
- Thuốc cũng ức chế chức năng tiểu cầu, làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Sau khi uống các thuốc chống viêm không steroid cũng có nguy cơ ít nước ối và vô niệu ở trẻ sơ sinh.
- Trong 3 tháng cuối thai kỳ, phải hết sức hạn chế sử dụng đối với thuốc Pyme-IBU. Thuốc này có chống chỉ định tuyệt đối trong vài ngày trước khi sinh.
Phụ nữ cho con bú:
- Ibuprofen vào sữa mẹ rất ít, không đáng kể.
- Ít khả năng xảy ra nguy cơ cho trẻ ở liều Pyme-IBU bình thường với mẹ.