Thuốc Rumenadol là gì?
Thuốc Rumenadol là thuốc ETC được chỉ định điều trị triệu chứng cảm cúm như ho, sốt, nhức đầu, đau nhức bắp thịt, nhức xương khớp, nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mắt.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Rumenadol.
Dạng trình bày
Thuốc Rumenadol được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.
Quy cách đóng gói
Thuốc Rumenadol này được đóng gói ở dạng: Hộp 10 vỉ x 10 viên; Hộp 25 vỉ x 4 viên.
Phân loại thuốc
Thuốc Rumenadol là thuốc ETC – thuốc kê đơn.
Số đăng ký
Thuốc Rumenadol có số đăng ký: VD-21012-14.
Thời hạn sử dụng
Thuốc Rumenadol có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc Rumenadol được sản xuất ở: Công ty Cổ phần Thương mại Dược phẩm Quang Minh
Số 4A Lò Lu, P. Trường Thạnh, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam.Thành phần của thuốc Rumenadol
Cho 1 viên
Hoạt chất:
Paracetamol……………………………………………500mg
Dextromethorphanhydrobromid ……….15 mg
Tá dược: Avicel PH-101, Kollidon K30, Tinh bột ngô, Sodium starch glycolate, Aerosin, Magnesium stearate, HPMC 606, HPMC 615, PEG 6000, Talc, Màu Green S, Ethanol 96%, Nước RO vừa đủ 1 viên.
Công dụng của thuốc Rumenadol trong việc điều trị bệnh
Thuốc Rumenadol là thuốc ETC được chỉ định điều trị triệu chứng cảm cúm như ho, sốt, nhức đầu, đau nhức bắp thịt, nhức xương khớp, nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mắt.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Rumenadol
Cách sử dụng
Thuốc Rumenadol được dùng theo đường uống.
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần uống 1 viên. Ngày uống hai lần.
- Trẻ em 6 – 12 tuổi: Mỗi lần uống 1⁄2 viên. Ngày uống hai lần.
- Hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Các bệnh nhân suy gan nặng hoặc thiểu năng thận vì có hệ số thanh thải thận của loratadine có thể giảm nên chỉ dùng 1 liều thấp ban đầu (ví dụ 1 viên mỗi ngày) hoặc 1 ngày nghỉ, một ngày uống (với liều sáng 1 viên, chiều 1 viên) hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Rumenadol
Chống chỉ định
- Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc
- Paracetamol: Không dùng cho người bệnh thiếu máu, bệnh tim phổi, hoặc gan thận, bệnh thiếu hụt G6DP.
- Dextromethorphan: Không dùng cho người bệnh đang điều trị bằng các thuốc ức chế MAO, vì có thể gây phản ứng nặng như sốt cao, chóng mặt, tăng huyế táp, chảy máu não.
- Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi, bệnh nhân mẫn cảm hoặc dị ứng với loratadine hoặc các thành phần khác của thuốc. Ho ở người bệnh hen, suy chức năng hô hấp, bệnh giôcôm(tăng nhãn áp), phì đại tuyến tiền liệt, nghẽn cổ bàng quang (do có nguy cơ bí tiểu), bệnh nhân mắc bệnh tim mạch nặng, thiểu năng gan hoặc thiểu năng thận.
Tác dụng phụ của thuốc
Thường gặp, ADR > 1/100
- Thần kinh: Đau đầu
- Tiêu hóa : Khô miệng
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
- Thần kinh: Chóng mặt
- Hô hấp: Khô mũi và hắt hơi
- Khác: Viêm kết mạc
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
- Thần kinh: Trầm cảm
- Tim mạch : Tim đập nhanh, loạn nhịp nhanh trên thất, đánh trống ngực
- Tiêu hóa: Buồn nôn
- Chuyển hóa: Chức năng gan bất bình thường, kinh nguyệt không đều
- Khác: Ngoại ban, nổi mày đay và choáng phản vệ.
Xử lý khi quá liều
Triệu chứng: Trường hợp quá liều có thể biểu hiện ở bệnh nhân với buồn nôn, nôn, đau bụng, đau dạ dày, chóng mặt, khó thở, nhức đầu, mạch nhanh. Các dấu hiệu ngoại tháp và hồi hộp, đánh trống ngực xảy ra ở trẻ em.
Điều trị: Chỉ định các biện pháp yểm trợ tổng quát và điều trị thích hợp, sau đó kiểm tra theo dõi lâm sàng. Gây nôn bằng Ipeca syrup và thêm 240-360ml nước sạch.
Chỉ định than hoạt trong nước để hấp thu chất thuốc còn trong dạ dày. Nếu gây nôn không kết quả hoặc bị chống chỉ định (ở bệnh nhân bị rối loạn ý thức) thì phải rửa dạ dày với dung dịch nước muối sinh lý Normal Saline (ở trẻ em) hoặc với nước sạch (ở người lớn). Chỉ định kịp thời chất giải độc n-acetyicystein để ngăn ngừa độc tính của paracetamol trên gan, và theo dõi định kỳ hàm lượng paracetamol trong huyết tương đúng cách.
Có thể dùng thuốc tẩy muối để làm loãng và bài tiết nhanh chất thuốc còn trong ruột.
Thẩm tách máu và thẩm phân phúc mạc đều không có kết quả đáng kể.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc Rumenadol đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Rumenadol đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Rumenadol
Điều kiện bảo quản
Nơi khô, dưới 30°C, tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc
Nên tìm mua thuốc Rumenadol ở Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Thông tin tham khảo thêm
Dược lực
RUMENADOL là thuốc phối hợp tác dụng của 3 loại hoạt chất: Paracetamol có tác dụng hạ sốt giảm đau. Loratadin có tác dụng kháng histamine chọn lọc trên thụ thể H1 và dextromethorphan HBr có tác dụng làm giảm ho.
- Paracetamol: là chất hạ sốt giảm đau tổng hợp, dẫn xuất của P-aminophenol, cơ chế tác dụng hạ sốt và giảm đau giống như acid salic và dẫn chất của nó, paracetamol có khả năng vượt qua hàng rào máu não. Tác dụng giảm đau của paracetamol liên quan đến việc thuốc ngăn chặn sự tổng hợp của prostaglandin. Tác dụng hạ sốt của paracetamol là do thuốc tác dụng lên vùng đồi dưới của vỏ não, sự tản nhiệt tăng lên là kết quả của sự dãn mạch máu và tăng lưu lượng máu ngoại biên. Paracetamol làm hạ thân nhiệt ở những người bị sốt, nhưng không làm hạ thân nhiệt ở những người bình thường, paracetamol không có tác dụng chống viêm và chống kết tập tiểu cầu như acid salicylic.
- Lortadin: là chất kháng histamine 3 vòng (tricyclic) mạnh, có tác dụng kéo dài với hoạt tính đối kháng chọn lọc trên thụ thể histamine H1 ở ngoại biên. Thuốc có hoạt tính cholinergic không đáng kể.
- Dexthromethorphan hydrobromid: là dẫn chất của morphin, có tác dụng chống ho, nó kiểm soát chứng co thắt do ho bằng cách ức chế trung tâm ho ở hành tủy, nhưng không ức chế hô hấp.
Dược động học
- Paracetamol: được hấp thu gần như hoàn toàn sau khi uống 10-60 phút, nồng độ trong huyết tương đạt được mức tối đa. Sau khi uống, thuốc được phân phối nhanh đến các mô cơ. Có khoảng 25% paracetamol được gắn với huyết tương. Thời gian bán hủy khoảng 2 giờ. Paracetamol được chuyển hóa ở gan, và đào thải trong nước tiểu dưới dạng liên hợp giucuronic và liên hợp sulfonic, dưới 5% dưới dạng không đổi.
- Lorafadin: sau khi uống được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau 1 giờ. Loratadin được chuyển hóa rộng trong toàn cơ thể, chất chuyển hóa chính là descarboethoxyloratadin, chất này có tác dụng ức chế rất mạnh thụ thể histamine H1.
- Dexthromethorphan hydrobromid: Được hấp thu nhanh chóng qua hệ thống tiêu hoá, sau khi uống khoảng 15-30 phút, đạt được độ đỉnh trong huyết tương.
Thận trọng
- Không dùng thuốc khác có chứa paracetamol hoặc loratadine khi uống Ramenadol bởi vì sự tăng liều có thể gây ngộ độc do quá liều.
- Đối với Loratadin: suy gan, có nguy cơ gây khô miệng, đặc biệt ở người cao tuổi, và tăng nguy cơ sâu răng.
- Không dùng thuốc này quá 7 ngày.
Tương tác thuốc
- Cholestyramin ức chế sự hấp thu paracetamol.
- Dùng paracetamol thường xuyên làm tăng prothrombin ở người uống thuốc chống đông máu. Cần điều chỉnh liều lượng của thuốc chống đông máu(Warfarin) nếu dùng đồng thời và đều đặn với paracetamol liều cao.
- Khi dùng chung với ketoconazol, erythromycin, clarithromycin, hoặc cimetidin thì cho thấy có sự tăng
nồng độ loratadin và chất chuyển hóa có hoạt tính desioratadin trong huyết tương nhưng không có sự thay đổi đáng kể trên lâm sàng (kể cả thay đổi trên điện tâm đồ). - Khi dùng đồng thời với rượu, loratadin không có tác dụng mạnh như đo được ở các nghiên cứu tâm thần vận động.
- Loratadine tăng tác dụng làm dịu trên hệ thần kinh trung ương của thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm và thuốc chống rối loạn tâm thần.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai:Tính an toàn của paracetamol, loratadine, dextromethorphan chưa được xác lập. Liều cao trong thời gian dài có thể dẫn đến sự lệ thuộc dextromethorphan và những rối loạn liên quan đến hơi thở của trẻ. Do đó phụ nữ có thai không nên dùng thuốc này nếu không có sự chỉ định của thầy thuốc và nếu không thật cần thiết.
Phụ nữ cho con bú: Tính an toàn của loratadine chưa được xác lập. Rumenadol phân tán vào sữa mẹ như mọi thuốc khác. Làm tăng nguy cơ của chất kháng histamin đối với trẻ sơ sinh và trẻ sinh non, vì thế bà mẹ nên có quyết định là ngừng cho con bú hoặc không dùng thuốc, sau khi cân nhắc kỹ hoặc tham vấn thầy thuốc.
Tác động của thuốc đối với người lái xe và vận hành máy móc
Không dùng thuốc khi đang lái xe hoặc vận hành máy móc.
Hình ảnh tham khảo
