Thuốc Taximmed là gì?
Thuốc Taximmed là thuốc ETC dùng sử dụng điều trị:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới
- Nhiễm khuẩn niệu-sinh dục
- Nhiễm khuẩn phụ khoa
- Nhiễm khuẩn huyết
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm
- Nhiễm khuẩn ổ bụng
- Nhiễm khuẩn xương – khớp
- Nhiễm khuẩn hệ thần kinh (viêm màng não trừ viêm màng não do Listeria monocytogenes)
- Dự phòng nhiễm khuẩn sau mổ tuyến tiền liệt kể cả mổ nội soi, mổ lấy thai.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Taximmed
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch
Quy cách đóng gói
Thuốc được đóng gói ở dạng: hộp 10 lọ
Phân loại thuốc Taximmed
Thuốc Taximmed là thuốc ETC – thuốc kê đơn
Số đăng ký
Thuốc có số đăng ký: VN-19496-15
Thời hạn sử dụng
Thuốc có hạn sử dụng là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất ở: Medochemie Ltd. – Factory C
Địa chỉ: 2, Michael Erakleous Street, Agios Athanassios Industrial Area, 4101 Agios Athanassios, Limassol Cộng Hòa Síp
Thành phần của thuốc Taximmed
- Mỗi lọ Taximmed chứa cefotaxim 1g dưới dạng cefotaxim natri
- Tá dược: Không có
Công dụng của thuốc Taximmed trong việc điều trị bệnh
Thuốc Taximmed là thuốc ETC dùng sử dụng điều trị:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới
- Nhiễm khuẩn niệu-sinh dục
- Nhiễm khuẩn phụ khoa
- Nhiễm khuẩn huyết
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm
- Nhiễm khuẩn ổ bụng
- Nhiễm khuẩn xương – khớp
- Nhiễm khuẩn hệ thần kinh (viêm màng não trừ viêm màng não do Listeria monocytogenes)
- Dự phòng nhiễm khuẩn sau mổ tuyến tiền liệt kể cả mổ nội soi, mổ lấy thai.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Taximmed
Cách dùng thuốc Taximmed
Thuốc dùng qua đường tiêm
Liều dùng thuốc Taximmed
Người lớn:
- Liều dùng và đường sử dụng nên được xác định bởi độ nhạy cảm của các vi khuẩn gây bệnh, độ nặng của nhiễm khuẩn và tình trạng của bệnh nhân. Sau khi pha Taximmed có thể được chỉ định dùng đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Liều tối đa mỗi ngày không được vượt quá 12 g.
Trẻ sơ sinh (dưới 1 tháng tuổi):
- 0-1 tuần tuổi: tiêm tĩnh mạch 50 mg/kg mỗi 12 giờ
- 1-4 tuần tuổi: tiêm tĩnh mạch 50 mg/kg mỗi 8 giờ
Nhũ nhi và trẻ em (từ 1 tháng tuổi đến 12 tuổi):
- Cân nặng < 50 kg: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 50 – 180 mg/kg cân nặng chia thành 4 – 6 liều bằng nhau. Có thể tăng liều trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng như viêm màng não.
- Cân nặng > 50 kg: Dùng liều thông thường dành cho người lớn. Liều tối đa mỗi ngày không được vượt quá 12 g.
Người già:
- Không cần giảm liều trừ khi có bằng chứng suy thận
Suy thận:
- Chỉ cần thiết giảm liều trong trường hợp suy thận nặng (độ thanh thai creatinin < 10ml/ phút). Liều khởi đầu đề nghị là 1 g, sau đó giảm đi một nửa liều hàng ngày nhưng số lần dùng liều vẫn duy trì không đổi. Liều tôi đa cho một ngày là 2 g.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Taximmed
Chống chỉ định
- Chống chỉ định trên các bệnh nhân bị quá mẫn với cefotaxim natri hoặc với các kháng sinh nhóm cephalosporin khác.
Thận trọng khi dùng
- Bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm ruột.
- Bệnh nhân suy thận.
- Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với cephalosporin, penicilin hoặc các thuốc khác.
- Thuốc có thể gây dương tính giả với test Coombs, với các xét nghiệm về đường niệu, với các chất khử mà không dùng phương pháp enzym.
Tác dụng phụ của thuốc Taximmed
Thường gặp (ADR> 1/100):
- Phản ứng tại chỗ: Viêm tại chỗ sau khi tiêm tĩnh mạch. Đau và bị chai tại chỗ sau khi tiêm bắp.
- Quá mẫn: Nổi mẩn, ngứa, sốt.
- Tiêu hóa: Viêm ruột, tiêu chảy, buồn nôn, và nôn.
Ít gặp (1/1000 <ADR < 1/100):
- Huyết học: Giảm bạch cầu eosin hoặc giảm bạch cầu nói chung làm cho test Coobs dương tính.
- Tiêu hóa: Thay đổi vi khuẩn chí ở ruột.
Hiếm gặp (ADR < 1/1000):
- Huyết học: Giảm bạch cầu hạt, giảm bạch cầu thoáng qua, tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu trung tính và giảm tiểu cầu.
- Niệu-sinh dục: Nấm Candida, viêm âm đạo.
- Hệ thân kinh trung ương: Nhức đầu.
- Gan: Tăng thoáng qua SGOT, SGPT, LDH huyết thanh và alkalin phosphat huyết thanh.
Sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai:
- Tính an toàn đối với phụ nữ mang thai chưa được xác định. Thuốc có đi qua nhau thai trong 3 tháng giữa thai kỳ. Nửa đời tương ứng của cefotaxim trong huyết thanh thai nhi và trong nước ối là 2,3 – 2,6 giờ.
Thời kỳ cho con bú:
- Có thể dùng cefotaxim cho người cho con bú nhưng phải quan tâm khi thấy trẻ tiêu chảy, tưa và nổi ban, nếu tránh dùng được thì tốt. Cefotaxim có trong sữa mẹ với nồng độ thấp. Nửa đời của thuốc trong sữa mẹ là 2,36 đến 3,89 giờ (trung bình là 2,93 giờ). Tuy nồng độ thuốc trong sữa thấp nhưng vẫn có 3 vấn đề được đặt ra với trẻ đang bú là: Làm thay đổi vi khuẩn đường ruột, tác dụng trực tiếp lên trẻ và ảnh hưởng lên kết quả nuôi cấy vi khuẩn khi trẻ bị sốt.
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc:
- Thuốc có khả năng gây nhức đầu, do đó thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc khi đang sử dụng thuốc.
Cách xử lý khi quá liều
- Nếu trong khi điều trị hoặc sau điều trị mà người bệnh bị tiêu chảy nặng hoặc kéo dài thì phải nghĩ đến người bệnh có thể bị viêm đại tràng có màng giả, đây là một rối loạn tiêu hóa nặng. Cần phải ngừng cefotaxim và thay thế bằng một kháng sinh có tác dụng lâm sàng trị viêm đại tràng do C. difficile (ví dụ như metronidazol, vancomycin).
- Nếu có triệu chứng ngộ độc, cần phải ngừng ngay cefotaxim và đưa người bệnh đến bệnh viện để điều trị.
- Có thể thẩm tách màng bụng hay lọc máu để làm giảm nồng độ cefotaxim trong máu.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc Taximmed
- Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Taximmed đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Taximmed
Điều kiện bảo quản
- Nơi khô ráo,thoáng mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
Thời gian bảo quản
- 24 tháng kể từ ngày sản xuất
Thông tin mua thuốc Taximmed
Nơi bán thuốc Taximmed
Nên tìm mua Taximmed Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Hình ảnh tham khảo
Nguồn tham khảo
Tham khảo thêm thông tin về thuốc Taximmed
Dược lực học
- Cefotaxim là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3, có phổ kháng khuẩn rộng. Các kháng sinh trong nhóm đều có phổ kháng khuẩn tương tự nhau, tuy nhiên mỗi thuốc lại khác nhau về tác dụng riêng lên một số vi khuẩn nhất định. So với các cephalosporin thuộc thế hệ 1 và 2, thì cefotaxim có tác dụng lên vi khuẩn Gram âm mạnh hơn, bền hơn đối với tác dụng thủy phân của phần lớn các beta lactamase, nhưng tác dụng lên các vi khuẩn Gram dương lại yếu hơn các cephalosporin thuộc thế hệ 1.
Dược động học
- Cefotaxim dạng muối natri được dùng tiêm bắp. Thuốc hấp thu rất nhanh sau khi tiêm. Nửa đời của cefotaxim trong huyết tương khoảng l giờ và của chất chuyển hóa hoạt tính desacetylcefotaxim khoảng 1,5 giờ. Khoảng 40% thuốc được gắn vào protein huyết tương. Nửa đời của thuốc, nhất là của desacetylcefotaxim kéo dài hơn ở trẻ sơ sinh và ở người bệnh bị suy thận nặng. Bởi vậy cần phải giảm liều lượng thuốc ở những đối tượng này. Không cần điều chỉnh liều ở người bệnh bị bệnh gan. Cefotaxim và desacetylcefotaxim phân bố rộng khắp ở các mô và dịch. Nồng độ thuốc trong dịch não tủy đạt mức có tác dụng điều trị, nhất là khi viêm màng não.
- Cefotaxim đi qua nhau thai và có trong sữa mẹ.
Tương tác thuốc
- Aminoglycosid: Có khả năng gây độc đối với thận.
- Colistin: Có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận.
- Azlocilin: Bệnh nhân suy thận có thể bị bệnh về não và bị cơn động kinh cục bộ.
- Ureido-penicilin (azlocilin, mezlocilin): Dùng đồng thời sẽ làm giảm độ thanh thải cefotaxim. Cần giảm liều cefotaxim nếu dùng phối hợp với các thuốc đó.
- Cyclosporin: Tăng tác dụng độc đối với thận.