Thuốc Tesam là gì?
Thuốc Tesam là thuốc ETC dùng sử dụng điều trị viêm ruột thừa (có biến chứng ở ruột thừa hoặc áp xe) và viêm màng bụng do các chủng vi khuẩn thuộc nhóm Bacteroides Fragilis
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Tesam
Dạng trình bày
Thuốc Tesam được bào chế dưới dạng bột đông khô pha tiêm
Quy cách đóng gói
Thuốc Tesam được đóng gói ở dạng: hộp 1 lọ; hộp 20 lọ; hộp 42 lọ
Phân loại thuốc Tesam
Thuốc Tesam là thuốc ETC– thuốc kê đơn
Số đăng ký
Thuốc Tesam có số đăng ký: VN-20404-17
Thời hạn sử dụng
Thuốc Tesam có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc Tesam được sản xuất ở: Klonal S.R.L
Địa chỉ: Lamadrid 802, Quilmes, Province of Buenos Aires ArgentinaThành phần của thuốc Tesam
Hoạt chất:
- Natri piperacilin 4,170 g tương đương piperacilin 4 g.
- Natri tazobactam 0,5366 g tương đương tazobactam 0,5 g.
Tá dược: Không.
Công dụng của thuốc Tesam trong việc điều trị bệnh
Thuốc Tesam là thuốc ETC dùng sử dụng điều trị viêm ruột thừa (có biến chứng ở ruột thừa hoặc áp xe) và viêm màng bụng do các chủng vi khuẩn thuộc nhóm Bacteroides Fragilis
Hướng dẫn sử dụng thuốc Tesam
Cách dùng thuốc Tesam
Thuốc Tesam dùng qua đường truyền hoặc tiêm
Liều dùng thuốc
- Nên sử dụng piperacilin/tazobactam theo đường truyền tĩnh mạch chậm (chẳng hạn trong 20 – 30 phút) hoặc tiêm tĩnh mạch chậm (trong tối thiểu 3 – 5 phút).
- Để tiêm bắp, liều sử dụng không nên vượt quá 2 mg piperacilin/250 mg tazobactam tại một vị trí tiêm.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Tesam
Chống chỉ định
- Chống chỉ định piperacilin/tazobactam cho bệnh nhân có tiền sử gặp phải các phản ứng dị ứng với bất kì kháng sinh penicilin, cephalosporin hoặc thuốc ức chế beta-lactam nào.
Thận trọng khi dùng thuốc Tesam
- Ở một số bệnh nhân điều tri bang khang sinh beta-lactam, ké cả piperacilin, các tình trạng chảy máu đã được ghi nhận. Trong một số trường hợp, các phản ứng này có liên quan đến các bất thường được phát hiện trong các xét nghiệm đông máu như thời gian đông máu, thời gian kết tập tiểu cầu và thời gian prothrombin; các bất thường này hầu như luôn xuất hiện ở bệnh nhân suy thận. Trong trường hợp chảy máu, nênngừng sử dụngpiperacilin/tazobactam và áp dụng biện pháp điều trị thích hợp. Cần cân nhắc đến sự xuất hiện của các chủng vi khuẩn kháng thuốc do các chủng này có thể gây bội nhiễm. Nếu gặp phải tình trạng này, cần áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp.
- Tương tự như khi sử dụng các penicilin khác, bệnh nhân có thể biểu hiện tình trạng kích thích thần kinh cơ hoạt động kinh khi sử dụng các mức liều cao hơn liều đề nghị (đặc biệt là khi bệnh nhân bị suy thận).
Tác dụng phụ của thuốc Tesam
Hệ máu-bạch huyệt:
- Ít gặp: Giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu.
- Hiếm gặp: Thiếu máu, các dấu hiệu chảy máu (kể cả ban xuất huyết), chảy máu cam, kéo dài thời gian chảy máu, tăng bạch cầu ái toan, thiếu máu tán huyết.
- Rất hiếm gặp: Mất bạch cầu hạt, nghiệm pháp Coombs trực tiếp dương tính, giảm 3 dòng tế bào máu, thời gian thromboplastin từng phần kéo dài, thời gian prothrombin kéo dài, tăng tiểu cầu.
Hệ miễn dịch:
- Ít gặp: Phản ứng quá mẫn, bội nhiễm Candida
- Hiếm gặp: Phản ứng phản vệ/kiểu phản vệ (thậm chí sốc).
Hệ dinh dưỡng và chuyển hóa:
- Rất hiếm gặp: Giảm albumin máu. Hạ đường huyết. Giảm protein toàn phần trong máu. Giảm kali máu.
Hệ thần kinh
- Ít gặp: Đau đầu, mất ngủ.
Hệ tim mạch
- Ít gặp: Tụt huyết áp, viêm tĩnh mạch, viêm tĩnh mạch có huyết khối.
- Hiếm gặp: Nóng bừng.
Hệ tiêu hóa
- Hay gặp: Tiêu chảy, buôn nôn, nôn.
- Ít gặp: Táo bón, khó tiêu, vàng da, viêm miệng.
- Hiếm gặp: Đau bụng, viêm đại tràng giả mạc.
Hệ gan mật
- Ít gặp: Tăng aminotransferase alanin va aminotransferase aspartat.
- Hiếm gặp: Tăng bilirubin máu, phosphatase kiềm và gamaglutamyltransferase. Viêm gan.
Sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kì mang thai:
- Thai kì, mức độ B: Tác dụng gây quái thai.
- Các nghiên cứu trên chuột nhắt và chuột cống không cho thấy tác dụng gây độc trên phôi thai hay gây quái thai do phối hợp piperacilin/tazobactam. Chưa tiến hành các nghiên cứu thích hợp có đối chứng trên phụ nữ mang thai sử dụng phối hợp piperacilin/tazobactam hoặc dùng piperacilin hay tazobactam riêng rẽ. Cả piperacilin và tazobactam đều đi qua được nhau thai. Chỉ nên sử dụng thuốc này trong thai kì nếu lợi ích kì vọng lớn hơn những nguy cơ có thể xảy đến với người mẹ và thai nhi.
Thời kì cho con bú:
- Piperacilin được tiết vào sữa mẹ với nồng độ thấp. Chưa đánh giá ảnh hưởng của các mức nồng độ tazobactam trong sữa mẹ. Cần thận trọng khi sử dụng piperacilin/tazobactam ở phụ nữ trong thời kì cho con bú.
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên, các tác dụng không mong muốn như đau đầu, mất ngủ, tụt huyết áp, nôn, buồn nôn…đã được ghi nhận, cần thận trọng khi lái xe hay vận hành máy móc.
Cách xử lý khi quá liều
- Đã có những báo cáo sau khi thuốc được lưu hành về tình trạng quá liều piperacilin/tazobactam, Hầu hết phản ứng bất lợi được ghi nhận bao gồm buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Các phản ứng này cũng xuất hiện khi dùng các mức liều thông thường. Bệnh nhân có thể biểu hiện tình trạng kích thích thần kinh cơ hoặc động kinh khi sử dụng các mức liều theo đường tĩnh mạch cao hơn liều đề nghị (đặc biệt trong trường hợp suy thận).
- Để điều trị quá liều, nên tiến hành điều trị triệu chứng và hỗ trợ theo tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. Thẩm phân máu có thể làm giảm nồng độ cao của piperacilin hoặc tazobactam trong huyết thanh.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc Tesam
- Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Tesam đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Tesam
Điều kiện bảo quản
- Nơi khô ráo,thoáng mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
Thời gian bảo quản
- 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc Tesam
Nơi bán thuốc
Nên tìm mua thuốc Tesam Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Hình ảnh tham khảo
Nguồn tham khảo
Tham khảo thêm thông tin về thuốc Tesam
Đặc tính dược lực học:
- Piperacilin là một penicilin bán tổng hợp phổ rộng, có hiệu lực trên nhiều vi khuẩn gram dương và gram âm, hiếu khí và kị khí. Thuốc có hoạt tính diệt khuẩn nhờ ức chế sự hình thành vách ngăn và tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Tazobactam, một sulfon từ acid triazolilmethylpenicilanic, là một thuốc ức chế mạnh nhiều beta-lactamase, bao gồm các enzym được truyền qua trung gian plasmid và nhiễm sắc thể, các enzym này thường gây kháng penicilin và cephalosporin, kể cả các kháng sinh cephalosporin thế hệ 3. Thực chất, tazobactam có hoạt tính nội tại trên vi sinh rất yếu. Sự hiện diện của tazobactam trong công thức piperacilin/tazobactam giúp tăng cường và mở rộng phổ kháng khuẩn của piperacilin để điều trị nhiều chủng vi khuẩn sinh beta-lactamase thường đề kháng với piperacilin và các kháng sinh beta-lactam khác. Do đó, piperacilin/tazobactam kết hợp được các đặc tính của một kháng sinh phổ rộng với một thuốc ức chế beta-lactamase.
Đặc tính dược động học:
Hấp thu:
- Chỉ áp dụng với đường tiêm bắp. Piperacilin và tazobactam được hấp thu tốt khi sử dụng theo đường tiêm bắp với sinh khả dụng tuyệt đối là 71% với piperacilin và 84% với tazobactam.
Phân bố:
- Cả piperacilin và tazobactam đều gắn kết với protein huyết tương với tỉ lệ khoảng 30%. Liên kết của piperacilin va tazobactam với protein không bị thay đổi bởi sự có mặt của các chất khác. Chất chuyển hóa của tazobactam liên kết với protein không đáng kể. Dạng phối hợp piperacilin/tazobactam được phân bố rộng rãi vào các mô và dịch như niêm mạc ruột, túi mật, phối, mật và xương. Nồng độ thuốc trung bình tại mô thường bằng 50% đến 100% nồng độ thuốc trong huyết tương.
Chuyển hóa:
- Piperacilin bị khử ethyl thành chất chuyển hóa có hoạt tính yếu trên vi khuẩn. Tazobactam được chuyển hóa thành một chất chuyển hóa không có hoạt tính trên vi khuẩn.
Thải trừ:
- Piperaoilin và tazobactam được thải trừ tại thận bằng cách lọc qua cầu thận và bài tiết qua ống thận. 68% liều piperacilin sử dụng được thải trừ nhanh qua nước tiểu ở dạng không biến đổi. Tazobactam và chất chuyển hóa được đào thải chủ yếu qua thận, gồm 80% liều sử dụng dưới dạng không biến đổi và phần còn lại dưới dạng chất chuyển hóa duy nhất. Piperacilin, tazobactam và desethyl-piperacilin được thải trừ qua mật.
Tương tác thuốc
- Probenecid: sử dụng đồng thời probenecid cùng với piperacilin/tazobactam gây kéo dài thời gian tồn tại của piperacilin thêm 21% và của tazobactam thêm 71%.
- Vancomycin: Chưa ghi nhận tương tác dược động học giữa piperacilin/tazobactam và vancomycin. Các thuốc kháng đông đường uống: Khi dùng đồng thời với các thuốc kháng đông đường uống và các thuốc khác có ảnh hưởng đến quá trình đông máu kể cả chức năng tiểu cầu, cần xét nghiệm chức năng đông máu thường xuyên và đều đặn hơn.
- Methotrexat: Natri piperacilin có thể làm giảm sự bài tiết của methotrexat. Do đó, cần theo đối nồng độ methotrexatc trong huyết thanh ở bệnh nhân để tránh ngộ độc thuốc.