Thuốc Tidaliv là gì?
Thuốc Tidaliv là thuốc OTC được dùng bổ sung Vitamin và khoáng chất trong những trường hợp sau: thể chất yếu, chán ăn, loạn dưỡng, gầy mòn, mệt mỏi, stress, phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú, trẻ đang tuổi lớn, người lớn tuổi.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Tidaliv.
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang mềm.
Quy cách đóng gói
Thuốc được đóng gói ở dạng: Hộp 12 vỉ, 20 vỉ x 12 viên; Hộp 3 vỉ, 6 vỉ, 10 vỉ x 10 viên; Chai 30 viên, 60 viên, 100 viên, 200 viên, 500 viên.
Phân loại thuốc
Thuốc Tidaliv là thuốc OTC – thuốc không kê đơn.
Số đăng ký
Thuốc có số đăng ký: VD-15750-11.
Thời hạn sử dụng
Thuốc có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất ở: Công ty cổ phần Dược phẩm Phương Đông
Lô số 7, đường số 2, KCN. Tân Tạo, P. Tân Tạo A, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam.Thành phần của thuốc
Mỗi viên chứa:
Cao Aloe…………………………………………………………….5mg
Vitamin A (Retinol palmitat/ acetat)…………2000IU
Vitamin D3 (Cholecatciferol) ………………………400IU
Vitamin E (Tocopherol acetat)……………………..15mg
Vitamin C (Acid ascorbic)……………………………..10mg
Vitamin B1 (Thiamin Nitrat)…………………………..2mg
Vitamin B2 (Riboflavin)…………………………………..2mg
Vitamin B5 (Calci Pantothenat) ……………….15,3mg
Vitamin B6 (Pyridoxin hydroclorid)………………2mg
Vitamin PP (Nicotinamid) ……………………………20mg
Vitamin B12 (Cyanocobalamin) …………………….6μg
Calci dibasic phosphat……………………………307,5mg
Sắt fumarat………………………………………………..54,76mg
Kali sulfat………………………………………………………..18mg
Đồng sulfat………………………………………………….7,86mg
Magnesi oxyd…………………………………………..66,34mg
Mangan sulfat………………………………………………….3mg
Kẽm oxyd………………………………………………………….5mg
Tá dược : Dầu đậu nành, Dầu cọ, Sáp ong trang, Lecithin, Gelatin, Glycerin, Sorbitol, Vanillin, Methyl paraben, Propyl paraben, Titan dioxyd, màu sắt oxyd (nâu, đỏ, đen).
Công dụng của thuốc Tidaliv trong việc điều trị bệnh
Thuốc Tidaliv là thuốc OTC được dùng bổ sung Vitamin và khoáng chất trong những trường hợp sau: thể chất yếu, chán ăn, loạn dưỡng, gầy mòn, mệt mỏi, stress, phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú, trẻ đang tuổi lớn, người lớn tuổi.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Tidaliv
Cách sử dụng
Thuốc được dùng theo đường uống.
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân dùng khi có nhu cầu hoặc khi có chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng
Người lớn : Uống mỗi ngày một viên, uống sau bữa ăn.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Tidaliv
Chống chỉ định
Bệnh nhân dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Không dùng kéo dài và cùng với các thuốc có chứa Vitamin A, Calci và Sắt.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số tác dụng có thể xảy ra như: buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, ngửa, khó chịu ở dạ dày, táo bón, nổi ban, đỏ da.
Vitamin A: Các tác dụng phụ và tác dụng có hại sẽ xuất hiện khi dùng liều cao dài ngảy hay khi uống phải liều rất cao vitamin A như mệt mỏi, chán ăn, sút cân, nôn, rối loạn tiêu hóa, sốt, rụng tóc, tóc khô ròn, môi nứt nẻ và chảy máu, nhức đầu. Ở trẻ em có thể ù tai, rối loạn thị giác, sưng đau dọc các xương dài. Khi ngừng dùng vitamin A thi các triệu chứng mất dần nhưng xương có thể ngừng phát triển do các đầu xương dài đã cốt hóa quá sớm.
Vitamin E: Vitamin E không gây tác dụng phụ nào khi dùng ở liều thông thường. Tuy nhiên không dùng vitamin E ở liều cao có thể gây buồn nôn, khó chịu ở dạ dày hoặc ỉa chảy, nút lưỡi, viêm thanh quản hoặc lảo đảo chóng mặt. Những dấu hiệu này thường hiếm gặp nhưng khi có tác dụng phụ thì chủ yếu là những dấu hiệu về tiêu hoá.
Vitamin C: Buồn nôn, nôn, ở nóng, mệt mỏi, đỏ bừng, nhức đầu, mất ngủ.
Vitamin B2: Không thấy tác dụng không mong muốn khi sử dụng Vitamin B2. Dùng liều cao Vitamin B2 thì nước tiểu sẽ chuyển màu vàng nhạt, gây sai lệch đối với xét nghiệm nước tiểu trong phòng thí nghiệm.
Vitamin B6: Buồn nôn, nôn.
Vitamin PP: Liều nhỏ Vitamin PP thường không gây độc, tuy nhiên nếu dùng liều cao có thể xảy ra những tác dụng sau : Buồn nôn, đỏ bừng mặt và cổ, ngứa, cảm giác rát bỏng.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Xử lý khi quá liều
Vitamin C: Những triệu chứng quá liều gồm sỏi thận, buồn nôn, viêm da dày và ỉa chảy. Gây lợi tiểu bằng truyền dịch có thể có tác dụng sau khi uống liều lớn.
Vitamin PP: Khi quá liều xảy ra không có biện pháp giải độc đặc hiệu. Sử dụng các biện pháp thông thường như gây nôn, rửa dạ dày, điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
Vitamin A: Các triệu chứng đặc trưng khi ngộ độc Vitamin A: mệt mỏi, sút cân, chán ăn, nôn, rối loạn tiêu hóa, sốt, tóc khô ròn, môi nứt nẻ và chảy máu. Trẻ em có thể ngộ độc mạn tính như tăng áp lực nội sọ (thóp căng), phù gai mắt, ù tai, rối loạn thị giác. Phải ngưng dùng thuốc, điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Tidaliv
Điều kiện bảo quản
Nơi khô, dưới 30°C, tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc Tidaliv
Nơi bán thuốc
Nên tìm mua thuốc ở Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Thông tin tham khảo thêm
Thận trọng
Cần thận trọng khi dùng các thuốc khác có chứa vitamin A.
Phụ nữ có thai không được dùng qua 5.000 IU vitamin A mỗi ngày.
Vitamin A: Cần thận trọng khi có dùng thuốc khác có chứa vitamin A.
Vitamin B2: Sự thiếu Vitamin B 2 thudng xảy ra khi thiếu những vitamin nhóm B khác.
Vitamin C: Phụ nữ khi mang thai dùng liều cao có thể dẫn đến bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh.
Vitamin B6: Dùng liều 200 mg mỗi ngày, kéo dài trên 30 ngày có thể gây hội chứng lệ thuộc Vitamin B6.
Vitamin PP: Cần thận trọng khi Vitamin PP liều cao trong những trường hợp sau: tiền sử loét dạ dày, bệnh túi mật, tiền sử có vàng da hoặc bệnh gan, bệnh gút, viêm khớp do gút, và bệnh đái tháo đường.
Tương tác thuốc
Vitamin A: Không dùng chung với Neomycin, cholestyramin, parafin lỏng, các thuốc tránh thai, isotretinoin.
Vitamin E: Đối kháng với tác dụng của vitamin K, nên làm tăng thời gian đông máu.
Vitamin C: Không dùng chung với aspirin, fluphenazin.
Vitamin B2: Rượu có thể gây cần trở hấp thu Vitamin B2 ở ruột non. Không dùng chung với clopromazin, imipramin.
Vitamin B6: Làm giảm tác dụng của levodopa trong điều trị bệnh Parkinson.
Vitamin PP: Không sử dụng đồng thời với chất ức chế men khử HGM – CoA có thể là tăng nguy cơ gây tiêu cơ vân, thuốc chẹn alphaadrenergic trị tăng huyết áp có thể dẫn đến hạ huyết áp quá mức, thuốc có độc tính với gan có thể làm tăng thêm tác hại độc cho gan, với carbamazepin vì gây tăng nồng độ carbamazepin huyết tương dẫn đến tăng độc tính.
Phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai không được dùng quá 5.000 IU Vitamin A mỗi ngày.
Tác động của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa có báo cáo.
Hình ảnh tham khảo
