Tobramycin là thuốc gì? Hãy cùng Medplus tìm hiểu về các thông tin, cách dùng và liều lượng, công dụng và chống chỉ định, cách bảo quản và nơi mua cũng như giá bán của loại thuốc này thông qua bài viết sau đây.

Thông tin về thuốc Tobramycin
Ngày kê khai: 29/06/2020
Số GPLH/ GPNK: VD-32741-19
Đơn vị kê khai: Công ty Cổ phần Dược Medipharco
Hoạt Chất – Nồng độ/ hàm lượng: Mỗi 5ml chứa Tobramycin (dưới dạng Tobramycin sulfat) 15mg
Dạng Bào Chế: Dung dịch thuốc nhỏ mắt
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 5ml
Hạn sử dụng: 24 tháng
Phân loại: KK trong nước
Công ty Sản Xuất: Công ty Cổ phần dược Medipharco
Số 8, Nguyễn Trường Tộ, phường Phước Vĩnh, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Việt NamCông dụng – chỉ định
Công dụng
Tobramycin là một kháng sinh nhóm aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn. Tobramycin có tác dụng với nhiều vi khuẩn hiếu khí gram âm và gram dương.
Tobramycin không có tác dụng với chlamydia, nấm, virus và đa số các vi khuẩn yếm khí.
Cơ chế tác dụng chính xác chưa được biết đầy đủ nhưng có lẽ thuốc ức chế sự tổng hợp protein ở các vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn không thuận nghịch với các tiểu đơn vị 30s của ribosom.
Chỉ định
Tobramycin được chỉ định đặc biệt trong điều trị các nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hệ tuần hoàn và máu (nhiễm trùng máu), xương, da và các mô mềm, bộ máy tiêu hóa, hệ thần kinh trung ương (viêm màng não) và đường hô hấp dưới, gây bởi các vi khuẩn nhạy cảm. Thuốc được chỉ định trong lựa chọn thứ hai điều trị các nhiễm khuẩn do E. coli và staphylococcus.
Dạng thuốc nhỏ mắt (nước hay mỡ tra mắt 0,3%).
Cách dùng – liều lượng
Cách dùng
- Dùng đúng liều lượng. Liều dùng được quy định dựa trên mức độ nhiễm khuẩn, khả năng đáp ứng thuốc của bệnh nhân. Người bệnh có thể thực hiện một số xét nghiệm (nồng độ thuốc trong máu, khả năng thanh thải của thận) để xác định liều dùng phù hợp.
- Tobramycin hoạt động tốt khi hàm lượng thuốc được duy trì trong cơ thể ở mức ổn định. Vậy nên, bạn cần sử dụng thuốc trong khoảng thời gian đều nhau.
- Không tự ý ngưng điều trị bằng Tobramycin kể cả khi triệu chứng có biểu hiện thuyên giảm. Việc ngưng thuốc khi chưa hết lộ trình có thể khiến cho vi khuẩn tiếp tục phát triển, tăng nguy cơ tái nhiễm.
Liều lượng
- Nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình: nhỏ 1 – 2 giọt vào mắt x 3 – 4 lần/ ngày.
- Nhiễm khuẩn nặng: nhỏ 1 – 2 giọt vào mắt, cứ mỗi giờ 1 lần cho đến khi cải thiện bệnh, sau đó giảm dần số lần dùng thuốc.
- Không dùng chung mỗi lọ cho nhiều người để tránh lây nhiễm, và không dùng quá 15 ngày sau lần mở nắp đầu tiên.
Chống chỉ định
Thuốc Tobramycin chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Parkinson
- Bệnh nhược cơ
- Tiếng chuông trong tai
- Rối loạn thần kinh kiểm soát thính giác và thăng bằng
- Hen suyễn
- Giảm chức năng thận
- Cảm giác quay cuồng
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Thận trọng khi sử dụng Tobramycin
Thông báo cho bác sĩ và thận trọng khi dùng thuốc nếu bạn mắc một trong các vấn đề về sức khỏe sau:
- Vấn đề thính giác
- Vấn đề về hô hấp (tức ngực, ho, thở khò khè)
- Bệnh về thần kinh như parkinson
- Bệnh thận
Đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú
Thuốc có thể gây tổn thương thính giác cho thai nhi nếu mẹ dùng thuốc trên trong thai kỳ. Do đó, không dùng Tobramycin cho đối tượng phụ nữ đang mang thai.
Thận trọng khi dùng Tobramycin ở đối tượng đang cho con bú bởi thuốc có thể gây phát ban do nấm hoặc đi ngoài ra máu ở trẻ em. Tốt nhất, phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng trừ khi lợi ích lớn hơn yếu tố nguy cơ.
Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ thường chỉ xảy ra với một tỉ lệ thấp ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường khi không vượt quá liều lượng và thời gian điều trị khuyến cáo.
- Ở người già, bệnh nhân bị suy thận, vượt quá liều lượng và thời gian điều trị khuyến cáo thì nguy cơ xảy ra tác dụng ngoại ý sẽ gia tăng.
- Các phản ứng phụ đặc trưng của kháng sinh nhóm aminoglycosides được ghi nhận là độc tính trên ốc tai của dây thần kinh số 8, như chóng mặt, giựt nhãn cầu, có tiếng vo vo trong tai và giảm thính lực.
- Tăng BUN và tiểu ít cũng đã được ghi nhận.
Tác tác dụng phụ khác:
- Thiếu máu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, sốt, phát ban, ngứa, mề đay, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhức đầu, ngủ lịm, hay lẫn lộn và mất khả năng định hướng, và đau tại nơi tiêm thuốc.
- Các bất thường có thể xảy ra khi dùng tobramycin gồm tăng transaminase huyết thanh (SGOT-SGPT) và lactic dehydrogenase, giảm canxi, magnê, natri và kali trong huyết thanh, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu và tăng bạch cầu ái toan.
Tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể thay đổi cách hoạt động của thuốc Tobramycin hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy, cần cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc theo toa, không kê đơn và các sản phẩm thảo dược bạn sử dụng.
Không bắt đầu, ngừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào trong khi đang sử dụng Tobramycin dạng hít, mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.
Một số sản phẩm có thể tương tác với thuốc Tobramycin này bao gồm: Botulinum toxin, Neostigmine, Pyridostigmine.
Các loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến thính giác hoặc gây tổn thương thận có thể làm tăng nguy cơ mất thính giác hoặc các vấn đề về thận nếu dùng chung với Tobramycin. Một số loại thuốc bị ảnh hưởng bao gồm: Amikacin, Gentamicin, Mannitol, Tacrolimus, các hợp chất bạch kim như Carboplatin, Cisplatin và một số loại thuốc khác.
Bảo quản thuốc
- Bảo quản thuốc Tobramycin ở nơi khô ráo nhiệt độ dưới 30 độ C. Không để thuốc ở nơi ẩm mốc, bảo quản thuốc tránh ánh sáng mặt trời, để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.
- Kiểm tra hạn sử dụng trên bao bì trước khi sử dụng thuốc.
Hình ảnh minh họa

Thông tin mua thuốc
Nơi mua thuốc
Thuốc Tobramycin có thể được tìm mua tại các hiệu thuốc đạt chuẩn và được cấp phép trên toàn quốc.
Lưu ý: Thuốc Tobramycin là thuốc kê đơn, bạn cần mang theo đơn thuốc đã được kê từ bác sĩ để có thể mua được thuốc.
Giá thuốc
Thuốc Tobramycin được kê khai với giá niêm yết cho mỗi lọ dung dịch 5ml là 16.000 VND.
Giá thuốc tại mỗi địa điểm và thời điểm mua thuốc khác nhau có thể dao động không thống nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn mua được thuốc Tobramycin với giá rẻ hơn giá đã được niêm yết, vui lòng kiểm tra lại thông tin trên bao bì để tránh mua nhầm thuốc kém chất lượng.
Nguồn tham khảo: Cổng công khai y tế