Thông tin về thuốc
Số Đăng Ký: VD-29840-18
Ngày kê khai: 25/04/2019
Đơn vị kê khai: Công ty cổ phần dược phẩm SAVI (SAVIPHARM)
Đơn vị tính: Viên
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
Hoạt Chất – Nồng độ/ hàm lượng: Ondansetron (dưới dạng Ondansetron hydroclorid) 4mg -4mg
Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Hạn sử dụng: 36 tháng
Công dụng – Chỉ định
Cách dùng – Liều lượng
Cách dùng thuốc Slandom 4 :
-
Thuốc Slandom 4 sử dụng theo đường uống.
Liều dùng thuốc Slandom 4 :
-
Phòng nôn và buồn nôn do hóa trị liệu hoặc xạ trị:
-
Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên:
-
Khả năng gây nôn của các hóa trị liệu thay đổi theo từng loại hóa chất và phụ thuộc vào liều, vào sự phối hợp điều trị và độ nhạy cảm của từng người bệnh. Do vậy, liều dùng của ondansetron tùy theo từng cá thể, từ 8-32 mg/24 giờ.
-
Liều thông thường 8 mg, cho uống 30 phút trước khi bắt đầu dùng hóa chất hoặc uống trước 1 – 2 giờ trước khi xạ trị. Sau đó, cứ 8 – 12 giờ uống tiếp 8 mg cho tới 1 – 2 ngày sau khi điều trị.
-
Đối với người bệnh điều trị hóa trị liệu gây nôn nhiều (thí dụ cisplatin liều cao): uống 24 mg trước khi bắt đầu trị liệu 30 phút.
-
-
Trẻ em 4 – 11 tuổi:
-
Uống 4 mg trước khi bắt đầu dùng hóa chất 30 phút hoặc trước, khi xạ trị 1—2 giờ, nhắc lại sau 4 và 8 giờ, sau đó, cứ 8 giờ cho uống 4 mg cho tới 1 – 2 ngày sau khi kết thúc điều trị.
-
-
Trẻ em dưới 4 tuổi:
-
SLANDOM 4 không phù hợp cho trẻ em dưới 4 tuổi.
-
Phòng nôn và buồn nôn sau phẫu thuật
-
-
Người lớn:
-
Uống 16 mg trước khi gây mê 1 giờ.
-
-
Trẻ em dưới 18 tuổi:
-
Thông tin về việc sử dụng ondansetron đường uống để phòng nôn và buồn nôn sau phẫu thuật cho trẻ em còn hạn chế.
-
-
-
Các đối tượng đặc biệt khác:
-
Người bệnh suy gan:
-
Giảm liều (liều tối đa 8 mg/ngày) cho người suy gan vừa và nặng.
-
-
Người cao tuổi:
-
Liều lượng không thay đổi, giống như người lớn.
-
-
Người suy thận:
-
Không cần điều chỉnh liều. Chưa có nghiên cứu về việc dùng tiếp ondansetron sau ngày đầu tiên ờ đối tượng này.
-
-
Chống chỉ định
- Quá mẫn với ondansetron hoặc các thành phần khác của thuốc Slandom 4.
- Quá mẫn với thuốc đối kháng thụ thể 5HT3 khác.
- Không sử dụng đồng thời apomorphin với ondansetron do các trường hợp hạ huyết áp nặng và mất ý thức đã được báo cáo.
- Bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài bẩm sinh.
Tác dụng phụ
-
Thường gặp, ADR > 1/100:
-
Thần kinh trung ương: Đau đầu, mệt mỏi, sốt, chóng mặt, lo âu.
-
Tiêu hóa: Táo bón, tiêu chảy.
-
Da liễu: Ngứa, phát ban.
-
Sinh dục – Tiết niệu: Rối loạn sinh dục, bí tiểu tiện.
-
Gan: ALT, AST tăng.
-
Hô hấp: Tình trạng thiếu oxy.
-
Phản ứng tại chỗ tiêm: Nóng, đỏ, đau.
-
-
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:
-
Thần kinh trung ương: Chóng mặt.
-
Tiêu hóa: Co cứng bụng, khô miệng.
-
Thần kinh – cơ – xương: Yếu.
-
-
Hiếm gặp, ADR < 1/1000:
-
Toàn thân: Quá mẫn, sốc phản vệ.
-
Tim mạch: Nhịp tim nhanh, loạn nhịp, hạ huyết áp
-
Thần kinh trung ương: Đau đầu nhẹ, cơn động kinh
-
Da: Nổi ban, ban xuất huyết.
-
Nội tiết: Giảm kali huyết.
-
Gan: Tăng nhất thời enzym gan (aminotransferase) và bilirubin trong huyết thanh.
-
Hô hấp: Co thắt phế quản, thở nông, thở khò khè.
-
Phản ứng khác: Đau ngực, nấc.
-
Tương tác thuốc
- Ondansetron không gây cảm ứng hay ức chế hệ thống enzym cytocrom P450, nhưng lại bị chuyển hóa bời nhiều enzym ở gan, trong đó có CYP3A4, CYP2D6, và CYP1A2. Vì vậy, các tác nhân gây cảm ứng hoặc ức chế hệ enzym này (như cyproteron, deferasirox, peginterferon alfa-2b, barbiturat, carbamazepin, dẫn chất rifampin, phenytoin, phenylbutazon, hoặc cimetidin, allopurinol, disul/ìram, alfuzosin, artemether, ciprofloxacin,…) có thể làm thay đổi hệ số thanh thài và thời gian bán thài của ondansetron, tuy nhiên không cần thiết phải điều chinh liều.
- Thận trọng khi dùng ondansetron với các thuốc kéo dài khoảng QT và/hoặc gây bất thường điện giải. Ondansetron gây kéo dài khoảng QT, khi sử dụng với các thuốc kéo dài khoảng QT có thể làm tăng thêm nguy cơ độc tính. Dùng đồng thời ondansetron với các thuốc có độc tính trên tim (các anthracyclin hay trastuzumab), thuốc kháng sinh (như erythromycin), thuốc kháng nấm (như ketoconazol), thuốc chống loạn nhịp (như amiodaron) và các thuốc chẹn beta (như atenolol hay timolol) có thể làm tăng nguy cơ loạn nhịp.
- Tránh dùng ondansetron cùng với các thuốc sau: Apomorphin, artemether, dronedaron, lumefantrin, nilotinib, pimozid, quetiapin, quinin tetrebenazin, thioridazin, toremifen, vandetanib, vemurafenib, ziprasidon.
- Ondansetron sử dụng đồng thời với các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc hoặc các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrin có thể gây ra hội chứng serotonin.
- Không sử dụng đồng thời apomorphin với ondansetron do các trường hợp hạ huyết áp nặng và mất ý thức đã được báo cáo.
- Ondansetron có thể làm giảm tác dụng giảm đau của tramadol.
Bảo quản thuốc Slandom 4
-
Nơi khô ráo, dưới 30 độ C. Tránh ánh sáng.
Hình ảnh minh họa
Thông tin mua thuốc
Nơi mua thuốc
Có thể dễ dàng mua thuốc Slandom 4 ở các nhà thuốc tư nhân, quầy thuốc đạt chuẩn được cấp phép hoặc tại các nhà thuốc bệnh viện trên toàn quốc.
Lưu ý: Thuốc Slandom 4 là thuốc bán theo đơn bạn cần mang theo đơn thuốc đã được kê từ bác sĩ để có thể mua được thuốc.
Giá thuốc
Thuốc Slandom 4 có giá được niêm yết là 5.000 VND/viên
Giá thuốc có thể chênh lệch tùy theo nơi mua và thời gian mà bạn mua. Tuy nhiên nếu mua được thuốc Slandom 4 với giá rẻ hơn giá được kê khai, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin của thuốc để đảm bảo không mua phải thuốc kém chất lượng.
Nguồn tham khảo: Drugbank