Thuốc Tritamin B là gì?
Thuốc Tritamin B là thuốc OTC dùng sử dụng điều trị:
- Điều trị các triệu chứng do thiếu vitamin B1, B6, B12.
- Viêm dây thần kinh và chứng đau dây thần kinh: đau dây thần kinh sinh ba, đau thần kinh liên sườn, đau lưng- thắt lưng, hội chứng vai – cánh tay, thoái hóa cột sống, liệt mặt.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Tritamin B
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang mềm
Quy cách đóng gói
Thuốc được đóng gói ở dạng: hộp 10 vỉ x 10 viên
Phân loại thuốc Tritamin B
Thuốc Tritamin B là thuốc OTC – thuốc không kê đơn
Số đăng ký
Thuốc có số đăng ký: VD-21031-14
Thời hạn sử dụng
Thuốc có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất ở: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco
Địa chỉ: 66-Quốc lộ 30-P. Mỹ Phú-TP. Cao Lãnh-Tỉnh Đồng Tháp Việt Nam
Thành phần của thuốc Tritamin B
- Vitamin B1(Thiamin mononitrat): 115mg
- Vitamin B6 (Pyridoxin hydrochlorid): 115mg
- Vitamin B12 (Cyanocobalamin): 50μg
- Tá dược: Lecithin, Sáp ong trắng, Colloidal silicon dioxid, Đậu nành, Butylat hydroxyanisol, Gelatin, Glycerin, Sorbitol lỏng, Natri benzoat, Mùi vanilin, Màu Ponceau, Màu Sicovit red, Titan dioxyd, Nước tinh khiết.
Công dụng của thuốc Tritamin B trong việc điều trị bệnh
Thuốc Tritamin B là thuốc OTC dùng sử dụng điều trị:
- Điều trị các triệu chứng do thiếu vitamin B1, B6, B12.
- Viêm dây thần kinh và chứng đau dây thần kinh: đau dây thần kinh sinh ba, đau thần kinh liên sườn, đau lưng- thắt lưng, hội chứng vai – cánh tay, thoái hóa cột sống, liệt mặt.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Tritamin B
Cách dùng thuốc Tritamin B
Thuốc dùng qua đường uống
Liều dùng thuốc Tritamin B
- Người lớn: Uống mỗi lần 1 viên, ngày uống 2 lần.
- Trẻ em uống ngày 1 viên hoặc theo chi dẫn của Thầy thuốc.
- Thời gian dùng thuốc: Không dùng thuốc quá 30 ngày mà không có chỉ định của bác sĩ hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Tritamin B
Chống chỉ định
- Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc
- Người có tiền sử nhạy cảm với vitamin B12.
- Bệnh lý u ác tính
Thận trọng khi dùng
- Người có tiền sử dị ứng với penicillin có thể bị dị ứng với vitamin B1.
- Biểu hiện độc tính thần kinh và hội chứng lệ thuộc pyridoxin khi dùng liều 200 mg quá 30 ngày.
Tác dụng phụ của thuốc Tritamin B
- Dùng, liều pyridoxin 200 mg/ngày và dài ngày (trên 2tháng) có thể gây bệnh thần kinh ngoại vi nặng, tiến triển từ dáng đi không vững và tê cóng bàn chân đến tê cóng và vụng về bàn tay. Tình trạng này có thể phục hồi khi ngừng thuốc, mặc dù vẫn còn để lại ít nhiều di chứng.
- Hiếm gặp: Phản ứng dạng trứng cá, mày đay, ban đỏ, ngứa, buồn nôn và nôn.
- Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai và cho con bú
- Cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc:
- Thuốc không ảnh hưởng khi lái xe và vận hành máy móc.
Cách xử lý khi quá liều
- Chưa có tài liệu ghi nhận các triệu chứng quá liều.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc Tritamin B
- Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Tritamin B đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Tritamin B
Điều kiện bảo quản
- Nơi khô ráo,thoáng mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
Thời gian bảo quản
- 36 tháng kể từ ngày sản xuất
Thông tin mua thuốc Tritamin B
Nơi bán thuốc Tritamin B
Nên tìm mua Tritamin B Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Hình ảnh tham khảo

Nguồn tham khảo
Tham khảo thêm thông tin về thuốc Tritamin B
Dược lực học
- Thiamin pyrophosphat, dạng thiamin có hoạt tính sinh lý là coenzym chuyển hóa carbohydrat làm nhiệm vụ khử carboxyl của các alpha- cetoacid như pyruvat và alpha- cetoglutarat và trong việc sử dụng pentose trong chu trình hexose monophosphat.
- Khi thiếu hụt thiamin, sự oxy hóa các alpha- cetoacid bị ảnh hưởng, làm cho nồng độ pyruvat trong máu tăng lên, giúp chẩn đoán tình trạng thiếu thiamin. – Thiếu hụt thiamin sẽ gây ra beriberi (bệnh tê phù), thiếu hụt nhẹ biểu hiện trên thần kinh (beriberi khô) như viêm dây thần kinh ngoại biên, rối loạn cảm giác các chỉ, có thể tăng hoặc mắt cảm giác. Trương lực cơ giảm dần và có thể gây ra chứng bại chi hoặc liệt một chỉ nào đó. Thiếu hụt trầm trọng gây rối loạn nhân cách, trầm cảm, thiếu sáng kiến và trí nhớ kém như trong bệnh não Wernicke và nếu điều trị muộn gây loạn tâm thần Korsakoff.
Dược động học
- Sự hấp |thu thiamin trong ăn uống hằng ngày qua đường tiêu hóa là do sự vận chuyển tích cực phụ thuộc Na+. Khi nồng độ thiamin trong đường tiêu hóa cao sự khuếch tán thụ động cũng quan trọng. Tuy vậy hấp thu liều cao bị hạn chế.
- Ở người lớn, khoảng 1 mg thiamin bị giáng hóa hoàn toàn mỗi ngày trong các mô và đây chính là lượng tối thiểu cần hàng ngày. Khi hấp thu ở mức thấp này, có rất ít hoặc không thấy.thiamin thải trừ qua nước tiểu. Khi hấp thu vượt quá nhu cầu tối thiểu, các kho chứa thiamin ở các mô đầu tiên được bão hòa. Sau đó lượng thừa sẽ thải trừ qua nước tiểu dưới dạng phân tử thiamin nguyên vẹn. Khi hấp thu thiamin tăng lên hơn nữa, thải trừ dưới dạng thiamin chưa biến hóa sẽ tăng hơn.
Tương tác thuốc
- Levodopa: Do ức chế hoạt tính của levodopa khi được sử dụng không kèm theo chất ức chế dopadecarboxylase ngoại biên. Tuyệt đối tránh sử dụng pyridoxin khi thiếu chất ức chế dopadecarboxylase.
- Liều dùng pyridoxin 200 mg/ngày có thể gây giảm 40 – 50% nồng độ phenytoin và phenobarbital trong
máu ở một số người bệnh. - Pyridoxin có thể làm nhẹ bớt trầm cảm ở phụ nữ uống thuốc tránh thai.
- Thuốc tránh thai uống có thể làm tăng nhu cầu về pyridoxin.
- Hấp thu vitamin Bị; có thể bị giảm khi dùng cùng neomycin, acid aminosalicylic, các thuốc kháng thụ thể histamin Hạ và colchicin.
- Tác dụng của vitamin B12 có thể bị giảm khi dùng đồng thời với omeprazol.