Thuốc Vadol A 325 là gì?
Thuốc Vadol A 325 là thuốc OTC dùng trong giảm đau tạm thời, giảm nhức đầu, hạ sốt.
Tên biệt dược
Thuốc này được đăng ký dưới tên biệt dược là Vadol A 325.
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén.
Quy cách đóng gói
Thuốc được đóng gói thành:
- Hộp 10 vỉ/ 20 vỉ/ 50 vỉ/ 100 vỉ x 10 viên
- Hộp 5 vỉ/ 20 vỉ/ 25 vỉ/ 50 vỉ x 20 viên
- Chai 80 viên/ 100 viên/ 200 viên/ 250 viên/ 500 viên/ 1000 viên
Phân loại
Thuốc Vadol A 325 là thuốc OTC– thuốc không kê đơn.
Số đăng ký
VD-21416-14
Thời hạn sử dụng
Vadol A 325 có thời hạn sử dụng là 48 tháng kể từ ngày sản xuất, không dùng thuốc quá hạn sử dụng.
Nơi sản xuất
Vadol A 325 được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược Vacopharm
Địa chỉ: KM 1954, quốc lộ 1A, P. Tân Khánh, TP. Tân An, Long An, Việt Nam.
Thành phần của thuốc Vadol A 325
Mỗi viên nén có chứa:
- Paracetamol: 325 mg
- Tá dược vừa đủ
Công dụng của Vadol A 325 trong việc điều trị bệnh
Thuốc Vadol A 325 là thuốc OTC dùng để giảm thân nhiệt ở người đang sốt, giảm đau tạm thời trong điều trị chứng đau nhẹ và vừa.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Vadol A 325
Cách sử dụng
Vadol A 325 được chỉ định dùng đường uống.
Đối tượng sử dụng
Thuốc này được dùng cho đối tượng ở nhiều độ tuổi.
Liều dùng
Các lần dùng thuốc Vadol A 325 cách nhau ít nhất 4 giờ, không quá 4g/ ngày
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 – 2 viên/ ngày, ngày 2 – 3 lần
- Trẻ em dưới 12 tuổi: tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
Lưu ý đối với người dùng thuốc Vadol A 325
Chống chỉ định
Thuốc Vadol A 325 chống chỉ định đối với:
- Người bệnh quá mẫn cảm với paracetamol
- Người bệnh thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.
Tác dụng phụ
Trong quá trình sử dụng Vadol A 325 xảy ra một số tác dụng phụ:
- Ban da và những phản ứng dị ứng khác đôi khi xảy ra, thường là ban đỏ hoặc mày đay, nặng hơn có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc.
- Ít gặp: ban, buồn nôn, nôn, loạn tạo máu, thiếu máu, bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
- Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn
Xử lý khi quá liều
Khi dùng Vadol A 325 quá liều:
- Biểu hiện: Hoại tử gan (nghiêm trọng nhất); buồn nôn, nôn, đau bụng (trong vòng 2 -3 giờ sau khi uống liều độc của thuốc: 7,5 – 10g/ ngày trong 1 -2 ngày); xanh tím da, niêm mạc và móng tay; kích động, mê sảng, hạ thân nhiệt, mệt lả; thở nhanh, nông; mạch nhanh, yếu, không đều; huyết áp thấp, suy tuần hoàn
- Xử trí: Cần điều trị hỗ trợ tích cực, rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống. Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất sulfhydryl. N-acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm đường tĩnh mạch, có thể thay bằng methionin. Nếu đã dùng than hoạt trước khi dùng methionin thì phải hút than hoạt ra khỏi dạ dày trước. Ngoài ra có thể dùng than hoạt hoặc thuốc tẩy muối.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin về cách xử lý khi quên liều đang được cập nhật.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc
Khi dùng Vadol A 325 cần lưu ý:
- Phải dùng cẩn thận ở người suy thận, suy gan và nghiện rượu.
- Đôi khi có những phản ứng da gồm ban dát, sần ngứa và mày đay; phản ứng mẫn cảm gồm phù thanh quản, phù mạch; những phản ứng kiểu phản vệ.
- Người bị phenylceton – niệu phải được cảnh báo là một số chế phẩm pararacetamol chứa aspartam, sẽ chuyển hóa trong dạ dày – ruột thành phenylalanin sau khi uống.
- Cần cảnh báo về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng SJS, TEN, Lyell, AGEP.
- Chỉ nên dùng paracetamol ở người mang thai khi thật cần.
Hướng dẫn bảo quản
Điều kiện bảo quản
Vadol A 325 cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30 độ C.
Thời gian bảo quản
Thông tin về thời gian bảo quản đang được cập nhật.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc Vadol A 325
Bệnh nhân nên tìm mua thuốc tại Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ Y Tế để đảm bảo an toàn sức khỏe bản thân.
Gía bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc Vadol A 325 vào thời điểm này.
Hình ảnh tham khảo
Nguồn tham khảo
Tham khảo thêm thông tin về thuốc
Dược lực học
- Paracetamol (acetaminophen hay N-acetyl-p-aminophenol) là thuốc giảm đau – hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin, không có hiệu quả điều trị viêm.
- Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, hiếm khi ở người bình thường. Với liều điều trị, paracetamol ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid- base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat, vì chỉ tác động đến cyclooxygenase / prostaglandin của hệ thần kinh trung ương. Paracetamol không có tác dụng lên trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.
- Khi dùng quá liều, một chất chuyển hóa là N – acetyl – benzoquinonimin gây độc nặng, có thể làm hoại tử gan.
Dược động học
- Paracetamol được hấp thu nhanh và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Thức ăn giàu carbohydrat là giảm tỷ lệ hấp thu của paracetamol. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được trong vòng 30 – 60 phút sau khi uống với liều điều trị.
- Paracetamol được phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể. khoảng 25% paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương.
- Thải trừ: nửa đời huyết tương của paracetamol là 1,25 – 3 giờ, có thể kéo dài với liều gây độc hoặc ở người bệnh có thương tổn gan.
- Sau liều điều trị có thể tìm thấy 90 đến 100% thuốc trong nước tiểu trong ngày thứ nhất, chủ yếu sau khi liên hợp trong gan với acid glucoronic (khoảng 60%), acid sulfuric (khoảng 35%) hoặc cystein (khoảng 3%).
Tương tác thuốc
- Tăng độc tính gan khi dùng thuốc mà uống rượu, dùng đồng thời với phenytoin, barbiturat, carbamazepin, isoniazid.
- Cần phải chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.
- Probenecid có thể làm giảm đào thải paracetamol và tăng thời gian nửa đời huyết tương của paracetamol.