Thuốc Vitamin B1 là gì?
Thuốc Vitamin B1 là thuốc OTC được dùng điều trị và phòng bệnh thiếu Thiamin:
- Beriberi (bệnh tê phù)
- Nghiện rượu mạn kèm viêm đa dây thần kinh
- Viêm đa dây thần kinh do thiếu Thiamin ở người mang thai
- Rối loạn đường tiêu hóa
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Vitamin B1.
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang cứng.
Quy cách đóng gói
Thuốc được đóng gói ở dạng: Lọ 100 viên; lọ 300 viên; lọ 2000 viên.
Phân loại thuốc
Thuốc là thuốc OTC – thuốc không kê đơn.
Số đăng ký
Thuốc có số đăng ký: VD-18736-13.
Thời hạn sử dụng
Thuốc có hạn sử dụng là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất ở: Công ty cổ phần dược phẩm Hải Phòng
Số 1 Tây Sơn, Kiến An, Hải Phòng Việt Nam.Thành phần của thuốc Vitamin B1
Thiamin nitrat 10 mg, tá dược (Tinh bột sắn, Lactose, Gelatin, Nước cất, Aerosil, Magnesi stearat) vừa đủ 1 viên.
Công dụng của thuốc Vitamin B1 trong việc điều trị bệnh
Thuốc Vitamin B1 là thuốc OTC được dùng điều trị và phòng bệnh thiếu Thiamin:
- Beriberi (bệnh tê phù)
- Nghiện rượu mạn kèm viêm đa dây thần kinh
- Viêm đa dây thần kinh do thiếu Thiamin ở người mang thai
- Rối loạn đường tiêu hóa
Hướng dẫn sử dụng thuốc Vitamin B1
Cách sử dụng
Thuốc được dùng theo đường uống.
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân dùng khi có nhu cầu hoặc khi có chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng
Người lớn:
- Beriberi thể nhẹ: Uống 2 – 3 viên/lần x 1 lần/ngày.
- Beriberi thể nặng: Uống 5 – 10 viên/lần x 3 lần/ngày.
- Nghiện rượu mạn kèm viêm đa dây thần kinh: Uống 2 viên/lần x 2 lần/ngày.
- Rối loạn đường tiêu hóa: Uống 2 – 4 viên/ngày.
- Viêm đa dây thần kinh do thiếu Thiamin ở người mang thai: Uống 1 viên/ngày.
Trẻ em:
- Beriberi trẻ em thể nhẹ: Uống 1 viên/ngày.
Lưu ý đối với người dùng thuốc
Chống chỉ định
Mẫn cảm với Thiamin và các thành phần khác của thuốc.
Tác dụng phụ của thuốc
Các phản ứng có hại của Thiamin rất hiếm và thường theo kiểu dị ứng. Các phản ứng quá mẫn xảy ra chủ yếu khi tiêm, Sốc quá mẫn chỉ xảy ra khi tiêm, và chỉ tiêm Thiamin đơn độc; nếu dùng phối hợp với các vitamin B khác thì phản ứng không xảy ra.
Hiếm gặp, ADR< 1/1000.
- Toàn thân: Ra nhiều mồ hôi, sốc quá mẫn.
- Tuần hoàn: Tăng huyết áp cấp.
- Da: Ban da, ngứa, mày đay.
- Hô hấp: Khó thở.
- Phản ứng khác: Kích thích tại chỗ tiêm.
Xử lý khi quá liều
Thông tin về cách xử lý khi quá liều thuốc Vitamin B1 đang được cập nhật.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc Vitamin B1 đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Vitamin B1 đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc
Điều kiện bảo quản
Nơi khô, dưới 30°C, tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc
Nên tìm mua thuốc ở Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Thông tin tham khảo thêm
Dược lực học
Dạng Thiamine có hoạt tính sinh lý, là coenzym chuyển hóa carbohydrat làm nhiệm vụ khử carboxyl của các alpha-cetoacid như pyruvat và alpha-cetoglutarat và trong việc sử dụng pentose trong chu trình hexosemonophosphat.
Dược động học
Hấp thu qua đường tiêu hóa do sự vận chuyển tích cực phụ thuộc Na+. Phân bố vào đa số các mô và sữa. Thải trừ qua nước tiểu.
Thận trọng
Thuốc dạng tiêm nên dùng đường tiêm bắp, không dùng đường tiêm tĩnh mạch vì có thể bị sốc phản vệ.
Tương tác thuốc
Vitamin B1 có thể uống cùng với các vitamin khác và các muối khoáng.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Không có nguy cơ nào được biết. Khẩu phần ăn uống cần cho người mang thai là 1,5 mg Thiamin. Thiamin được vận chuyển tích cực vào thai. Cũng như các vitamin nhóm B khác, nồng độ Thiamin trong thai và trẻ sơ sinh cao hơn ở mẹ. Một nghiên cứu cho thấy thai có hội chứng nhiễm rượu (do mẹ nghiện rượu) phát triển rất chậm trong tử cung là do thiếu Thiamin do rượu gây ra.
- Mẹ uống Thiamin vẫn tiếp tục cho con bú được. Khẩu phần Thiamin hàng ngày trong thời gian cho con bú là 1,6 mg. Nếu chế độ ăn của người cho con bú được cung cấp đầy đủ, thì không cần phải bổ sung thêm Thiamin. Chỉ cần bổ sung Thiamin nếu khẩu phần ăn hàng ngày không đủ.