Thuốc Zilroz 500 là gì?
Thuốc Zilroz 500 là thuốc ETC dùng sử dụng điều trị:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm xoang cấp.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: nhiễm khuẩn thứ phát của viêm phế quản cấp, đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn.
- Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da không biến chứng
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Zilroz 500
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim
Quy cách đóng gói
Thuốc được đóng gói ở dạng: hộp 1 vỉ x 10 viên
Phân loại thuốc Zilroz 500
Thuốc Zilroz 500 là thuốc ETC – thuốc kê đơn
Số đăng ký
Thuốc có số đăng ký: VD-18723-13
Thời hạn sử dụng
Thuốc có hạn sử dụng là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất ở: Công ty Cổ phần Dược phẩm Glomed
Địa chỉ: 29A Đại Lộ Tự Do, Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore, Thuận An, Bình Dương Việt Nam
Thành phần của thuốc Zilroz 500
- Cefprozil 500 mg (dưới dạng cefprozil monohydrat) mỗi viên.
- Tá dược: Cellulose vi tính thể, croscarmellose natri, crospovidon, lactose, silic dioxyd thể keo, magnesi stearat, hydroxypropylmethyl cellulose, triethyl citrat, polysorbat 80, talc, titan dioxyd.
Công dụng của thuốc Zilroz 500 trong việc điều trị bệnh
Thuốc Zilroz 500 là thuốc ETC dùng sử dụng điều trị:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm xoang cấp.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: nhiễm khuẩn thứ phát của viêm phế quản cấp, đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn.
- Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da không biến chứng
Hướng dẫn sử dụng thuốc Zilroz 500
Cách dùng thuốc Zilroz 500
Thuốc dùng qua đường uống
Liều dùng thuốc Zilroz 500
- Cũng giống như những kháng sinh dùng đường uống khác, thời gian điều trị nói chung từ 5-10 ngày. Cefprozil được dùng dưới dạng monohydrat nhưng liều được biểu diễn theo cefprozil khan.
- Người lớn: Liều thông thường 500 mg/ngày (dùng 1 lần hoặc chia làm 2 lần), tăng liều đến 500 mg ngày 2 lần nếu cần.
- Trẻ em: Có thể dùng liều 20 mg/kg ngày 1 hoặc 2 lần (tối đa 500 mg ngày 1 lần, hoặc 2 lần nếu cần thiết trong trường hợp viêm tai giữa)
- Bệnh nhân suy thận: Dùng nửa liều thông thường đối với trường hợp có thanh thải creatinin dưới 30 ml/phút.
- Bệnh nhân suy gan: Không cần điều chỉnh liều.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Zilroz 500
Chống chỉ định
- Bệnh nhân được biết là quá mẫn cảm với cephalosporin hay bất kỳ thành phần nào của thuốc,
Thận trọng khi dùng
- Cần thật cẩn thận khi sử dụng các kháng sinh cephalosporin cho bệnh nhân có nghi ngờ hay đã biết chắc là có dị ứng với penicilin.
- Viêm đại tràng giả mạc đã được báo cáo với tất cả các kháng sinh phổ rộng kể cả cefprozil, do vậy cần lưu ý biến chứng này trong trường hợp bệnh nhân tiêu chảy khi dùng thuốc
- Tổng liều cefprozil cần được điêu chinh ở bệnh nhân suy thận.
- Dùng lâu dài cefprozil có thể làm phát triển những vi khuẩn không nhạy cảm. Việc theo dõi cần thận người bệnh là rất cần thiết. Nên có những biện pháp thích hợp nếu có bội nhiễm xảy ra trong quá trình điều trị.
- Nên kê toa cefprozil thận trọng cho người có tiền sử bệnh tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng
Tác dụng phụ của thuốc Zilroz 500
- Tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, và đau bụng.
- Gan – mật: Tăng các trị số AST (SGOT), ALT (SGPT), phosphatase kiểm, và bilirubin. Như một vài kháng sinh nhóm penicilin và cephalosporin khác, vàng da ứ mật đã được báo cáo là hiếm gặp.
- Tính quá mẫn: Nổi ban, mày đay.Những phản ứng này được báo cáo là thường gặp ở trẻ em hơn là ở người lớn.Những dấu hiệu và triệu chứng thường xảy ra vài ngày sau khi bắt đầu điều trị và giảm dần trong vòng vài ngày sau khi ngưng điều trị.
- Hệ thần kinh trung ương: Chóng mặt, tăng động, nhức đầu, kích động, mắt ngủ, lú lẫn, và ngủ gà được báo cáo là hiếm gặp.
- Hệ tạo máu: Giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ưa eosin,
- Thận: Tăng chỉ số BUN và creatinin huyết thanh.
- Khác: Ngứa bộ phận sinh dục và viêm âm đạo.
Sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kì mang thai:
- Chưa có nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát trên phụ nữ có thai, Vì những nghiên cứu trên động vật không phải lúc nào cũng dự đoán được đáp ứng trên người, chỉ nên dùng thuốc này nếu thật sự cần thiết
Thời kì cho con bú:
- Vì tác dụng của cefprozil trên phụ nữ cho con bú chưa được biết, nên thận trọng khi dùng cefprozil cho phụ nữ đang cho con bú.
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc:
- Không có dữ liệu về ảnh hưởng của cefprozil đến khả năng lái xe và vận hành máy.
Cách xử lý khi quá liều
- Triệu chứng: Không có thông tin về quá liều cefprozil ở người. Tuy nhiên, giống với các kháng sinh beta-lactam khác, tác dụng ngoại ý sau khi dùng quá liều bao gồm buồn nôn, nôn ói, đau vùng thượng vị, tiêu chảy, và co giật.
- Xử trí: Cefprozil được thải trừ chủ yếu bởi thận. Trong trường hợp quá liều nghiêm trọng, đặc biệt ở bệnh nhân bị tổn thương chức năng thận, thẩm phân máu sẽ góp phần loại bỏ cefprozil ra khỏi cơ thể
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc Zilroz 500
- Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Zilroz 500 đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Zilroz 500
Điều kiện bảo quản
- Nơi khô ráo,thoáng mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
Thời gian bảo quản
- 24 tháng kể từ ngày sản xuất
Thông tin mua thuốc Zilroz 500
Nơi bán thuốc Zilroz 500
Nên tìm mua Zilroz 500 Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Hình ảnh tham khảo
Nguồn tham khảo
Tham khảo thêm thông tin về thuốc Zilroz 500
Dược lực học
- Cefprozil là kháng sinh bán tổng hợp dùng đường uống thuốc nhóm cephalosporin thế hệ 2, gồm các đồng phân dạng cis và dạng trans với tỉ lệ 90:10. Cefprozil có tác dụng in vitro trên nhiều vi khuẩn gram âm và gram dương. Tác dụng diệt khuẩn của cefprozil là do sự ức chế tổng hợp thành tế bảo vị khuẩn Cefprozil đã được chứng minh in vitro và trên lâm sàng có tác dụng trên hầu hết các chủng vi khuẩn sau
- Vi khuẩn gram dương hiếu khí: Staphylococcus aureus (kể cả những chủng sinh beta-lactamase), Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes
- Vi khuẩn gram âm hiếu khí: Haemophilus influenzae ( kể cả những chủng sinh beta-lactamase), Moraxella catarrhalis (kể cả những chủng sinh beta-lactamase).
Dược động học
- Cilostazol bị thải trừ chính bởi sự chuyển hóa sau đó bài tiết chất chuyển hóa qua nước tiểu. Isoenzym chính tham gia vào sự chuyển hóa là cytochrome P-450 CYP3A4, và ít hơn là CYP2C19, và ít hơn nữa là CYP1 A2.
- Đường thải trừ chính là qua nước tiểu (74%) và phần còn lại thải trừ qua phân. Không thấy cilostazol dạng không đổi được đào thải qua nước tiểu, và dưới 2% thuốc đào thải dưới dạng chất chuyển hóa dehydro-cilostazol. Khoảng 30% liều được đào thải qua nước tiểu dưới dạng 4′-trans-hydroxy. Phần còn lại là các chất chuyển hóa mà chiếm dưới 5%.
Tương tác thuốc
- Probenecid làm chậm bài tiết cefprozil qua thận.
- Cefprozil làm giảm tác dụng ngừa thai của các thuốc ngừa thai đường uống chứa estrogen.
- Độc tính trên thận đã được báo cáo sau khi dùng chung các kháng sinh nhóm aminoglyeosid với kháng sinh cephalosporin.