Thuốc Zolotem 180 là gì?
Thuốc Zolotem 180 là thuốc ETC dùng sử dụng điều trị:
- U nguyên bào thần kinh đệm mới chẩn đoán, phối hợp với xạ trị (RT) và tiếp theo là đơn trị liệu.
- U thần kinh đệm ác tính như u nguyên bào thần kinh đệm hoặc u tế bào hình sao không biệt hóa bị tái phát hoặc tuần tiến sau khi trị liệu chuẩn.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Zolotem 180
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang gelatin cứng
Quy cách đóng gói
Thuốc được đóng gói ở dạng: hộp 5 gói; hộp 10 gói
Phân loại thuốc Zolotem 180
Thuốc Zolotem 180 là thuốc ETC – thuốc kê đơn
Số đăng ký
Thuốc có số đăng ký: VN2-85-13
Thời hạn sử dụng
Thuốc có hạn sử dụng là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất ở: Intas Pharmaceuticals Ltd
Địa chỉ: Matoda 382 210, Dỉst. Ahmedabad Ấn Độ
Thành phần của thuốc Zolotem 180
- Temozolomide 180 mg
- Tá dược: Anhydrous Lactose, Colloidal Anhydrous Silica, Natri starch Glycolate (Type A), Bot Tartaric Acid, Stearic Acid Veg. Grade
Công dụng của thuốc Zolotem 180 trong việc điều trị bệnh
Thuốc Zolotem 180 là thuốc ETC dùng sử dụng điều trị:
- U nguyên bào thần kinh đệm mới chẩn đoán, phối hợp với xạ trị (RT) và tiếp theo là đơn trị liệu.
- U thần kinh đệm ác tính như u nguyên bào thần kinh đệm hoặc u tế bào hình sao không biệt hóa bị tái phát hoặc tuần tiến sau khi trị liệu chuẩn.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Zolotem 180
Cách dùng thuốc Zolotem 180
Thuốc dùng qua đường uống
Liều dùng thuốc Zolotem 180
- Bệnh nhân lớn tuổi: chu kỳ điều trị gồm 28 ngày. Với bệnh nhân trước chưa dùng hóa trị liệu, Temozolomide được dùng đường uống với liều mỗi ngày một lần 200mg/m2 trong 5 ngày đầu
Lưu ý đối với người dùng thuốc Zolotem 180
Chống chỉ định
- Quá mẫn cảm với hoạt chất, với tá dược hoặc với dacarbazine (DTIC). Chống chỉ định dùng Temozolomide cho bệnh nhân suy tủy nghiêm trọng.
Thận trọng khi dùng
- Các khối u ác tính: Các khối u ác tính giai đoạn II và hội chứng loạn sản bao gồm ung thư bạch cầu dạng tủy cũng hiếm khi được báo cáo.
- Buồn nôn và nôn rất thường gặp khi dùng Temozolomide. Liệu pháp chống nôn có thể dùng trước hoặc sau khi dùng Temozolomide
- Sử dụng cho trẻ em: Chưa có kinh nghiệm điều trị về sử dụng Temozolomide cho trẻ em dưới 3 năm tuổi. Kinh nghiệm với trẻ lớn tuổi hơn và với thiếu niên còn rất hạn chế.
- Dùng cho bệnh nhân cao tuổi (>70 tuổi): Bệnh nhân tăng nguy cơ giảm bạch cầu trung tính và giảm tiểu cầu so với bệnh nhân trẻ tuổi hơn. Vì vậy, cần đặc biệt lưu ý khi dùng Temozolomide cho các đối tượng cao tuổi.
Tác dụng phụ của thuốc Zolotem 180
- Với bệnh nhân dùng Temozolomide hoặc phối hợp với xạ trị trong u nguyên bào thần kinh đệm mới được chẩn đoán thường gặp là tương tự như buồn nôn, nôn, táo bón, chán ăn, nhức đầu và mệt mỏi.
Sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kì mang thai:
- Chưa có nghiên cứu trên người mang thai. Trong các nghiên cứu tiền lâm sàng trên chuột cống và thỏ uống 150 mg/m2, có gặp độc tính gây quái thai và/hoặc độc với thai. Vì vậy, bình thường thì không dùng Temozolomide cho phụ nữ mang thai. Nếu bắt buộc phải cân nhắc dùng trong thai kỳ thì nữ bệnh nhân cần được báo cho biết về tiềm năng nguy cơ cho thai. Phụ nữ có tiềm năng có thai cần được cảnh báo để tránh mang thai suốt trong thời kỳ dùng temozolomie.
Thời kì cho con bú:
- Chưa rõ sự bài tiết của Temozolomide qua sữa người mẹ, vì vậy phải ngưng cho con bú trong suốt thời kỳ mẹ dùng Temozolomide.
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc:
- Chưa có báo cáo
Cách xử lý khi quá liều
- Trên bệnh nhân đã đánh giá lâm sàng với các liều 500, 750, 1000 và 1250 mg/m2 (tổng liều trong mỗi chu kỳ dùng trong 5 ngày). Độc tính do dùng liều là độc về huyết học và gặp với mọi liều nhưng nghiêm trọng khi dùng liều cao. Quá liều tức 10000 mg (tức tổng liều trong một chu kỳ dùng trong 5 ngày) đã gặp ở một bệnh nhân và các hiện tượng có hại đã gặp phải là giảm huyết cầu toàn thể, sốt, hư hại nghiêm trọng nhiều cơ quan và tử vong. Khi gặp quá liều, cần đánh giá về huyết học. Cần có biện pháp điều trị hỗ trợ.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc Zolotem 180
- Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Zolotem 180 đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Zolotem 180
Điều kiện bảo quản
- Nơi khô ráo,thoáng mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
Thời gian bảo quản
- 24 tháng kể từ ngày sản xuất
Thông tin mua thuốc Zolotem 180
Nơi bán thuốc Zolotem 180
Nên tìm mua Zolotem 180 Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Hình ảnh tham khảo
Nguồn tham khảo
Tham khảo thêm thông tin về thuốc Zolotem 180
Dược lực học
- Temozolomide là một triazene, được chuyển đổi hóa học nhanh chóng ở pH sinh lý thành chất có hoạt tính là MTIC. Độc tính tế bào của MTIC được cho là trước tiên do alkyl hóa ở vị trí O6 của guanine và thêm sự alkyl hóa xuất hiện ở vị trí N7. Các tổn thương độc tế bào phát triển sau đó được cho là liên quan sửa chữa sai lạc của methyl adduct.
Dược động học
- Temolozomide được phân giải hydro tự phát ở pH sinh lý trước tiên thành các chất có hoạt tính, 3-methyl (triazen-1- yl)imidazole-4-carboxamide (MTIC). MTIC được phân giải hydro thành 5-amino-imidazole-4 carboxamide (AIC), một trung gian được biết của sinh tổng hợp purine và nucleic acid, và thành methylhydrazine, được cho là chất alkylating có hoạt tính. Đặc tính độc tế bào của MTIC chủ yếu được cho là do ankyl hóa DNA chủ yếu ở vị trí O6 và N7 của guanine. Tương ứng với nồng độ AUC của Temozolomide, sự phơi nhiễm với MTIC và AIC tương ứng vào khoảng 2.4% và 23%. Ở trên sinh vật sống (in vivo), thời gian bán hủy tựa của MTIC tương tự với Temozolomide là 1.8 giờ.
Tương tác thuốc
- Nghiên cứu về tương tác thuốc mới chỉ thực hiện ở người lớn. Phối hợp Temozolomide với ranitidine không gây hư hại tới độ hấp thu của Temozolomide hoặc tới sự phơi nhiễm monomethyl triazenoimidazole carboxamide (MTIG). Uống Temozolomide cùng với thức ăn sẽ làm giảm 33% Cmax va giam AUC. Chưa có thể loại trừ là sự thay đổi Cmax sẽ có ý nghĩa lâm sàng cho nên không nên uống Temozolomide cùng với thức ăn.
- Chưa tiến hành nghiên cứu để xác định tác dụng của Temozolomide tới sự chuyển hóa hoặc đào thải của các sản phẩm thuốc khác. Tuy nhiên, vì Temozolomide không cần chuyển hóa qua gan và ít gắn vào protein-huyết tương nên không chắc có ảnh hưởng tới dược động học của các thuốc khác.
- Phối hợp Temozolomide với các thuốc khác gây suy tủy có thể làm tăng gây suy tủy.