Cùng Medplus tìm hiểu về triệu chứng và điều trị bệnh thủy đậu bội nhiễm bạn đọc nhé!
1. Bệnh thủy đậu bội nhiễm là gì?
Bệnh thủy đậu là bệnh do chủng virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh thủy đậu có biểu hiện khá rõ ràng, vì thế người bệnh cần biết được các triệu chứng của bệnh để sớm có hướng thăm khám và điều trị kịp thời.
2. Triệu chứng của bệnh thủy đậu bội nhiễm
Biểu hiện của bệnh được chia thành các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn đầu của bệnh thủy đậu là sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp có thể không có triệu chứng báo hiệu cụ thể.
- Giai đoạn thứ hai, người bệnh có thể xuất hiện trẻ các nốt hồng ban có đường kính vài milimet. Các nốt tròn nhỏ này có thể nhanh chóng xuất hiện sau 1 ngày và tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. Theo đó, các nốt có bọng nước này xuất hiện đầu tiên ở mặt, ngực, lưng sau đó lan ra nhiều các vùng da trên cơ thể.
- Mụn cái ban đầu chứa chất dịch màu trong sau khoảng 24 giờ sẽ chuyển sang đục như mụn mủ. Sau 2-3 ngày mụn có thể đóng vẩy. Các mụn nước này mọc làm nhiều đợt khác nhau nên trên cùng một vùng da có thể thấy nhiều dạng nốt với kích thước khác nhau.
- Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn phục hồi bệnh. Nếu bệnh thủy đậu có thể được thăm khám và điều trị kịp thời thì bệnh có thể phục hồi au từ 1-2 tuần. Các nốt mụn đóng vẩy và bay đi rất nhanh, nếu không biến chứng bệnh sẽ không để lại sẹo.
Đặc biệt với phụ nữ mang thai, bệnh thủy đậu có thể để lại dị tật bẩm sinh cho thai nhi hoặc lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở. Vì thế, việc tiêm phòng vắc-xin thủy đậu được liệt kê vào danh sách các loại vắc-xin nên tiêm phòng trước khi mang thai.
3. Điều trị bệnh thủy đậu bội nhiễm
Hiện nay, bệnh thủy đậu vẫn chưa có thuốc đặc trị, các phương pháp và thuốc điều trị hiện tại chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tối đa biến chứng do bệnh thủy đậu gây ra. Phương pháp điều trị bệnh thủy đậu để hạn chế tối đa biến chứng như sau:
- Là một căn bệnh lành tính nếu được các bác sĩ chỉ định điều trị và theo dõi tại nhà thì người bệnh cần chú ý thực hiện nghiêm minh chỉ dẫn của các bác sĩ về việc kiêng cữ, cách ly và sử dụng thuốc. Với đối tượng trẻ em, nếu trẻ bị sốt cao cần cho uống thuốc hạ nhiệt paracetamol, uống thuốc chống co giật, chống ngứa da bằng thuốc kháng histamin. Nếu khi có bội nhiễm cần dùng lượng kháng sinh thích hợp theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn.
- Trong quá trình chăm sóc cần xử lý tốt các nốt phỏng, nốt loét, đề phòng bội nhiễm và giữ vệ sinh da khô sạch, tránh để trẻ gãi ngứa dẫn đến tình trạng lây lan. Bên cạnh đó, các nốt loét có thể chấm dung dịch xanh-methylen hoặc thuốc tím 1/4.000, đồng thời mặc quần áo vải mềm, sạch sẽ.
- Vệ sinh hàng ngày bằng nước muối sinh lý, thường xuyên vệ sinh tai mũi họng. Đảm bảo mặc đủ ấm, tránh gió, duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh để gia tăng sức đề kháng.
Bệnh thủy đậu ở người lớn thường có biến chứng nặng hơn trẻ, vì thế trong quá trình chăm sóc trẻ bị mắc bệnh thủy đậu cũng cần chú ý để tránh tình trạng lây nhiễm chéo. Một số đồ dùng, vệ sinh cá nhân của người bệnh cần được giặt riêng, phơi nắng hoặc sấy khô diệt khuẩn.
4. Phòng ngừa thủy đậu bội nhiễm
Là một căn bệnh truyền nhiễm và để lại nhiều biến chứng nhưng bệnh thủy đậu hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc-xin phòng bệnh thủy đậu. Đặc biệt các đối tượng trẻ em và phụ nữ trước khi mang thai cần tiêm đầy đủ, đúng phác đồ. Lịch tiêm phòng thủy đậu được khuyến cáo như sau:
- Mũi 1: tiêm khi trẻ trên 1 tuổi.
- Mũi 2: Trẻ từ 1 – 13 tuổi: tiêm cách mũi 1 tối thiểu 3 tháng. Trẻ 13 tuổi trở lên: tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.
Với chị em phụ nữ chuẩn bị lên kế hoạch mang thai và đã từng bị thủy đậu trước đó thì bạn không cần phải tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh thủy đậu bởi cơ thể người mắc bệnh đã có kháng thể bảo vệ. Tuy nhiên nếu bạn chưa bị thủy đậu trước đây thì bạn có thể chích ngừa vắc-xin thủy đậu trước khi mang thai, sau khi chích ngừa vắc-xin phòng bệnh thủy đậu thì ít nhất sau 3 tháng bạn mới có thể mang thai.
Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về bệnh thủy đậu bội nhiễm, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :