Cách kích thích sinh nhanh là gì?
Giục sinh sớm còn được gọi là cách kích thích sinh nhanh, một trong những phương pháp can thiệp để kết thúc thai kỳ thông qua ngả âm đạo. Bằng cách bắt đầu tạo các cơn co tử cung với thuốc và chỉ có thể thực hiện tại bệnh viện.
Khi sức khỏe của mẹ và bé có vấn đề hay gặp nguy hiểm về tính mạng thì lúc đó bác sĩ mới tiến hành kích đẻ. Biện pháp này phải thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Có nên chọn cách kích thích sinh nhanh hay không?
Hiện nay giục sinh là biện pháp khá an toàn nhưng đừng vì thế mà quyết định chọn cách kích thích sinh nhanh. Việc sử dụng các biện pháp kích đẻ là điều bất khả kháng. Chỉ nên áp dụng trong một số trường hợp cần thiết để tránh những hậu quả khó lường có thể xảy ra.
Không nên lạm dụng phương pháp này khi thai phụ và thai nhi không có vấn đề gì bất thường. Để tránh trường hợp xấu cho mẹ và con thì lúc đó bác sĩ sẽ chỉ định cho giục sinh.
Cho nên mẹ bầu nào có ý định muốn sinh con sớm theo ngày, giờ tốt thì không nên chọn biện pháp này. Hãy để mọi thứ diễn ra tự nhiên mẹ nhé!
Khi nào cần sử dụng cách kích thích sinh nhanh
Cách kích thích sinh nhanh không nên thực hiện trước tuần thứ 40. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ phải kích đẻ ngay:
- Khi các mẹ có dấu hiệu vỡ ối sớm mà không có cơn co tử cung.
- Các vấn đề như dư ối hay mẹ có vấn đề như xuất huyết, bị tiểu đường , cao huyết áp…
- Quá ngày dự sinh 1 hoặc 2 tuần.
- Có dấu hiệu của biến chứng thai kỳ.
- Các xét nghiệm cuối thai kỳ cho thấy sức khỏe thai nhi gặp vấn đề.
Các vấn đề ảnh hưởng khi kích thích sinh nhanh
Các thủ thuật giục sinh sớm có thể gây ra một số rủi ro nhất định:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Những mẹ sử dụng các biện pháp giục sinh thường sẽ sinh con sớm một chút. Khoảng từ giữa tuần thứ 37 và tuần thứ 39. Do vậy, bé sinh ra có thể gặp phải các vấn đề về hô hấp và một số vấn đề khác.
- Nguy cơ sinh mổ khá cao. Nếu các phương pháp giục sinh không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ.
- Ở lại bệnh viện lâu hơn. Nếu giục sinh, bạn phải ở lại bệnh viện lâu hơn khi chuyển dạ và sinh nở. Nếu bạn phải sinh mổ sau khi giục sinh thì thời gian ở lại bệnh viện của bạn sẽ càng lâu.
- Cần sử dụng nhiều thuốc giảm đau.
- Giục sinh có thể khiến các cơn co thắt mạnh và liên tục hơn so với chuyển dạ tự nhiên. Do đó, nhiều khả năng bạn phải gây tê ngoài màng cứng hoặc một số loại thuốc khác để kiểm soát các cơn đau.
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Làm vỡ túi ối có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu bạn không sinh trong vòng một hoặc hai ngày sau khi giục sinh.
Lưu ý cho mẹ bầu nếu kích thích sinh nhanh
- Khi thai quá ngày dự sinh 1 tuần mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Hãy đến bác sĩ kiểm tra tình trạng thai kỳ.
- Mẹ nên lưu ý nếu không cảm nhận được những lần gò của thai nhi trong giai đoạn cuối thai kỳ.
- Không sử dụng các biện pháp giục sinh tại nhà.
- Mẹ nên tập thói quen đi bộ, vận động nhẹ nhàng để quá trình sinh con diễn ra nhanh chóng.
Việc sử dụng phương pháp kích đẻ chỉ được bác sĩ chỉ định trong một số trường hợp. Vì vậy, trước khi quyết định sử dụng biện pháp này, bạn hãy tìm hiểu và tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa.
Ngoài ra, mẹ bầu cần biết những dấu hiệu của quá trình chuyển dạ để không bị nhầm lẫn và lo lắng nhé!
Xem bài viết liên quan: Dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 mà mẹ bầu cần phải biết
Vỡ ối sớm trước ngày dự sinh có nguy hiểm không?
Chuyện gì xảy ra khi dây rốn quấn quanh cổ thai nhi?
Nguồn: Tổng Hợp
Đừng quên ghé Medplus.vn để cập nhật tin tức tổng hợp nhé!