Bệnh bạch sản là gì?
Bạch sản là hiện tượng xuất hiện những mảng dày màu trắng được hình thành ở mặt trong của gò má, nướu hoặc lưỡi, những mảng trắng này được tạo ra bởi sự tăng trưởng các các tế bào quá mức và thường xuất hiện phổ biến ở những người hay hút thuốc lá.
Bạch sản nhẹ thường không có hại và tự khỏi. Những trường hợp nặng hơn có thể liên quan đến ung thư miệng và cần được điều trị kịp thời. Khám nha sĩ thường xuyên có thể giúp phòng ngừa tái phát.
Nguyên nhân gây ra bệnh bạch sản
Nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên, bệnh liên quan chủ yếu đến hút thuốc lá. Hút thuốc là nguyên nhân phổ biến nhất, nhai thuốc lá cũng có thể gây ra bệnh.
Một số nguyên nhân thông thường khác bao gồm:
- Chấn thương bên trong má, chẳng hạn như vết cắn;
- Răng không đồng đều;
- Răng giả, đặc biệt nếu lắp không đúng;
- Cơ thể bị viêm.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bạch sản
Bệnh bạch sản được đặc trưng bởi những vết lở trông không bình thường bên trong khoang miệng. Những vết lở có thể khác nhau về hình thức và có thể có các đặc điểm sau:
- Màu trắng hoặc màu xám không thể rửa sạch;
- Dày, cứng, bề mặt bị sưng;
- Có lông (chỉ ở bạch sản lông);
- Đốm đỏ (hiếm gặp).
Đối với những bệnh nhân bị suy yếu hệ miễn dịch do thuốc hoặc do bệnh tật, đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc HIV/AIDS có thể mắc chứng “bạch sản dạng lông”.
Nếu có bất kì triệu chứng hoặc thắc mắc nào, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và điều trị một cách hiệu quả nhất nhé.
Bệnh bạch sản thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn phụ nữ, tỷ lệ nam − nữ là 2:1, thường ở những người trong độ tuổi từ 50 đến 70.
Các yếu tố sau sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, uống nhiều rượu bia.
Nếu nghi ngờ bị bạch sản, bác sĩ sẽ kiểm tra răng miệng để xác nhận vết loét có phải là của bệnh bạch sản hay không. Bởi lẽ thường có sự nhầm lẫn tình trạng này với bệnh nấm miệng.
Ngoài ra cũng có thể cần làm một số xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân gây ra bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
Khi có nghi ngờ một vết loét nào đó, nha sĩ hoặc bác sĩ sẽ làm sinh thiết. Thông qua một mẩu mô nhỏ từ một hoặc nhiều vết loét có thể tìm dấu hiệu của bệnh ung thư miệng.
Phương pháp dùng để điều trị bệnh bạch sản
- Hầu hết những nốt bạch sản có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu kết quả sinh thiết là ung thư miệng, nốt này cần được cắt bỏ ngay lập tức để ngăn chặn sự lan truyền.
- Những nốt nhỏ có thể được loại bỏ bằng sinh thiết rộng hơn như sử dụng laser hoặc dao mổ. Những đám bạch sản lớn hơn cần được phẫu thuật.
- Chữa trị các tác nhân răng miệng chẳng hạn như răng hô, bề mặt hàm răng giả có dấu hiệu bất thường, hoặc các miếng trám răng bất thường càng sớm càng tốt.
- Ngừng hút thuốc hoặc sử dụng các loại hình sản phẩm từ thuốc lá khác.
- Ngừng uống thức uống có cồn.
Đối với bệnh bạch sản dạng lông, việc sử dụng thuốc kháng virus thông thường sẽ làm các mảng bám biến mất. Bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn thoa thuốc lên các mảng bám. Thuốc mỡ bôi có chứa axit retinoic cũng có thể được sử dụng để làm giảm kích thước vết loét.
- Nhiều trường hợp bạch sản có thể phòng ngừa được bằng thay đổi hành vi;
- Không hút thuốc lá hoặc nhai thuốc lá;
- Hạn chế uống rượu;
- Ăn các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để khử hoạt tính của các chất kích thích có thể gây ra bệnh như: Rau chân vịt, cà rốt, bí ngô;
- Thường xuyên thăm khám bác sĩ để kịp thời phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị hiệu quả.
Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.
Một số bài viết có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Tổng hợp