Giảm bạch cầu trung tính là bệnh gì?
Giảm bạch cầu trung tính là sự giảm số lượng bạch cầu. Đây là một loại tế bào bạch cầu phổ biến, được tạo ra bởi tủy xương, lưu thông theo dòng máu và di chuyển đến các khu vực bị nhiễm trùng. Các triệu chứng nhiễm trùng khu trú có thể thầm lặng, nhưng có sốt trong hầu hết các nhiễm trùng nghiêm trọng.
Đối với người lớn, số lượng bạch cầu trung tính trên mỗi microliter máu ít hơn 1.500 được coi là giảm bạch cầu trung tính. Đối với trẻ em, số lượng tế bào để đánh giá qua giảm và thay đổi bạch cầu theo tuổi.
Phân loại giảm bạch cầu trung tính
Có 4 loại giảm bạch cầu trung tính:
Giảm bẩm sinh: giảm bạch cầu trung tính bẩm sinh xuất hiện ngay lúc mới sinh. Đây được gọi là hội chứng Kostmann. Bệnh này gây ra mức độ bạch cầu trung tính rất thấp. Trong một số trường hợp không có bạch cầu trung tính làm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
Giảm chu kỳ: là một rối loạn sinh tế bào hạt bẩm sinh hiếm gặp, di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường và thường gây ra bởi một đột biến trong gen elastase (ELANE/ELA2), kết quả là gây apoptosis bất thường. Nó được đặc trưng bởi các dao động định kỳ đều đặn số lượng bạch cầu trung tính ngoại vi.
Giảm vô căn: bệnh có thể phát triển bất cứ lúc nào trong đời và có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Nguyên nhân hiện tại vẫn chưa được xác định.
Nguyên nhân gây ra giảm bạch cầu trung tính
Các nguyên nhân gây giảm bạch cầu trung tính bao gồm:
- Vấn đề liên quan đến việc sản xuất bạch cầu trung tính trong tủy xương;
- Tiêu hủy các bạch cầu trung tính bên ngoài tủy xương;
- Nhiễm trùng;
- Thiếu dinh dưỡng.
- Xạ trị
- Hóa trị
- Bệnh lao
- Bệnh sốt xuất huyết
- Nhiễm virus như vi-rút Epstein-Barr, cytomegalovirus, HIV,…
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh
Bệnh không có triệu chứng cho đến khi nhiễm trùng phát triển. Sốt thường là dấu hiệu duy nhất của nhiễm trùng. Có thể không có hoặc dấu hiệu viêm điển hình (đỏ da, sưng, đau, thâm nhiễm, tăng lym phô phản ứng). Nhiễm trùng có thể xảy ra như một biến chứng của bệnh. Chúng xuất hiện thường xuyên nhất ở màng nhầy như trong miệng và da.
Những nhiễm trùng này có thể xuất hiện như:
- Loét;
- Áp xe (rất nhiều mủ);
- Phát ban;
- Vết thương mất nhiều thời gian để chữa lành;
- Sốt cũng là một triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng.
Nguy cơ mắc phải
Có nhiều yếu tố nguy cơ làm giảm bạch cầu trung tính như:
- Ung thư;
- Bệnh bạch cầu;
- Hệ miễn dịch suy yếu;
- Hóa trị và xạ trị;
- Những người từ 70 tuổi trở lên có nguy cơ cao hơn.
Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán giảm bạch cầu trung tính
Một số xét nghiệm được các bác sĩ dùng để chuẩn đoán bệnh bao gồm:
- Công thức máu toàn phần (CBC) đo đếm bạch cầu trung tính.
- Xét nghiệm kháng thể trong máu để kiểm tra.
- Bác sĩ có thể hút tủy xương để kiểm tra tế bào tủy xương.
- Sinh thiết tủy xương bằng cách khoan lấy một mẩu tủy xương nhỏ để xét nghiệm.
- Xét nghiệm sinh học phân tử nghiên cứu cấu trúc tế bào.
Điều trị giảm bạch cầu trung tính
Các phương pháp điều trị hiệu quả được tin dùng gồm có:
- Điều trị nhiễm khuẩn bằng phối hợp nhiều kháng sinh phổ rộng nhưng cần đặc biệt chú ý là sẽ phá hủy các vi khuẩn đường ruột
- Thay đổi thuốc (nếu có thể) trong trường hợp giảm bạch cầu do thuốc gây ra.
- Truyền bạch cầu hạt (bạch cầu).
- Cấy ghép tế bào gốc có thể giúp ích trong việc điều trị một số loại giảm bạch cầu nặng, bao gồm những loại gây ra bởi các vấn đề về tủy xương.
Bên cạnh đó một số cách để phòng ngừa bệnh như:
- Duy trì vệ sinh răng miệng sạch, khám răng thường xuyên và sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn;
- Tiêm phòng vắc xin thường xuyên;
- Đi bác sĩ khi bị sốt cao;
- Rửa tay sạch sẽ;
- Chăm sóc các vết cắt và trầy xước;
- Sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc chống nấm theo chỉ dẫn.
Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.
Một số bài viết có thể bạn quan tâm:
- 9 nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh Giảm Tiểu Cầu
- Tổng hợp 8 thông tin bạn cần biết về cúm H7N9
- Ung thư vú: Các lựa chọn phẫu thuật được khuyên dùng phổ biến nhất 2020
Nguồn: Tổng hợp