Bệnh cúm H7N9 là gì?
Bệnh cúm H7N9 là bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng, do virus cúm A/H7N9 trên gia cầm lây sang người, bệnh tiến triển nhanh và có tỷ lệ tử vong cao. Giống như tất cả các loại virus cúm A, cũng có những chủng khác nhau của virus H7N9.
Virus cúm A/H7N9 thuộc nhóm ARN-virus, họ Orthomyxoviridae, giống Influenzavirus A, có chứa kháng nguyên bề mặt haemaglutinin 7 (H7) và kháng nguyên neuraminidase 9 (N9), có khả năng gây ra bệnh dịch cúm ở các loài lông vũ
Nguyên nhân gây ra cúm H7N9
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thì chủng virus A/H7N9 là kết quả của sự tái tổ hợp của genom từ 3 chủng virus cúm đang lưu hành là virus cúm vịt nhà (A/H7N3), virus cúm chim hoang dã (A/H7N9) và virus cúm gà (A/H9N2).
Virus cúm A/H7N9 có khả năng nhân lên trong các cơ quan hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu của loài chim và gia cầm, sinh sản ở đó và có mặt trong chất tiết của các cơ quan trên. Chủng A/H7N9 thường gây nhiễm cho gia cầm và có khả năng lây nhiễm và gây bệnh cho người.
Bằng chứng cho thấy rằng hầu hết mọi người đã bị nhiễm virus sau khi tiếp xúc với gia cầm bị nhiễm bệnh hoặc môi trường bị ô nhiễm.
Dấu hiệu và triệu chứng của cúm H7N9
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm H7N9 có thể bắt đầu trong vòng 28 ngày kể từ khi nhiễm trùng. Hầu hết các trường hợp, các triệu chứng giống như trong các bệnh cúm thông thường, bao gồm:
- Sốt cao 39 – 40 độ C.
- Đau mỏi các khớp xương, nhức đầu, buồn nôn, nôn.
- Một số bệnh nhân có biểu hiện viêm long đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt hơi, đau họng…
- Ho, tức ngực, khó thở tăng dần.
- Các triệu chứng suy hô hấp: tím môi, đầu chi, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp.
- Các biểu hiện nặng, nguy kịch bao gồm: thiểu niệu hoặc vô niệu, phù, suy tim, đông máu nội quản rải rác, suy gan nặng, hôn
Một số người cũng bị buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Trong một vài trường hợp, nhiễm trùng mắt nhẹ (viêm kết mạc) là dấu hiệu duy nhất của bệnh.
Nếu bạn có bất kì triệu chứng trên hoặc câu hỏi nào. Hãy tới các cơ sở y tế để được từ vấn cũng như điều trị kịp thời nhất.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh cúm H7N9?
Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng bệnh phổ biến hơn ở người già trên 60 tuổi.
Các yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với cúm H7N9 là tiếp xúc với gia cầm bị bệnh hoặc với các bề mặt bị lây nhiễm bởi lông, nước bọt hoặc phân của chúng. Trong một số trường hợp, H7N9 đã được truyền từ người sang người, nhưng trừ khi virus bắt đầu lây lan dễ dàng hơn giữa con người với nhau, gia cầm nhiễm bệnh vẫn là mối nguy hiểm lớn nhất.
Có thuốc nào dùng để phòng chống H7N9 không?
Không có vắc-xin nào cụ thể cho cúm H7N9, nhưng CDC; WHO và các bộ phận y tế khác đã phát triên 3 loại vắc-xin để phòng ngừa trong trường hợp nếu xảy ra đại dịch cúm. Và vắc-xin cho cúm H7N9 khá khó để phát triển hoàn toàn bởi virus này luôn thay đổi.
Những kĩ thuật y tế được dùng để chẩn đoán bệnh cúm H7N9
Các bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng bạn đã mắc phải để từ đó có thể chuẩn đoán bệnh một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, xét nghiệm thực thể sẽ được thực hiện và một số xét nghiệm khác cũng sẽ được bác sĩ khuyến cáo.
Một xét nghiệm phức tạp hơn có thể phát hiện virus H7N9 đã được phát triển để sử dụng ở các phòng thí nghiệm y tế công cộng có chất lượng tại Hoa Kỳ và quốc tế. Xét nghiệm này bao gồm việc thu thập mẫu dịch đường hô hấp (ví dụ như mũi, họng, phổi) từ một bệnh nhân bị bệnh. Sau đó, các mẫu được gửi đến một phòng thí nghiệm y tế công cộng, nơi thủ thuật rRTPCR được tiến hành. Phương pháp rRTPCR rất chính xác và nhạy cảm trong việc phát hiện virus cúm. Thủ tục này thường cung cấp kết quả trong vòng 4 giờ, nhưng thời gian tham gia vào việc xử lý và báo cáo kết quả có thể khác nhau tùy thuộc vào các phòng thí nghiệm.
Những phương pháp dùng để điều trị bệnh cúm H7N9
Nhiều virus cúm đã trở nên đề kháng với tác động của một loại thuốc kháng virus bao gồm amantadine và rimantadine. Các bác sĩ khuyến cáo sử dụng oseltamivirhoặc nếu oseltamivir không thể được sử dụng, bạn có thể dùng zanamivir. Những loại thuốc này phải được dùng trong vòng hai ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng. Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại rằng một số loại cúm gia cầm có thể được phát triển sức đề kháng với oseltamivir.
Các phương pháp phòng chống cúm H7N9 hiệu quả
Hiện nay, cách tốt nhất để ngăn ngừa lây nhiễm cúm H7N9 là tránh các nguồn tiếp xúc với nguồn bệnh bất cứ khi nào có thể. Hầu hết trường hợp nhiễm cúm H7N9 đã xảy ra sau khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc kéo dài với gia cầm bị nhiễm bệnh hoặc chết. Bên cạnh đó bạn phải lưu ý:
- Không tự tiện chạm vào các loại gia cầm hoặc chim;
- Chỉ ăn các thức ăn đã được nấu chín kĩ;
- Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh cá nhân;
- Hạn chế chạm tay vào mắt, miệng hay mặt;
- Tránh những nơi đông người và tiếp xúc với những người bị sốt và cúm;
- Gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn cảm thấy bị mắc phải những triệu chứng được nêu ra.
Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.
Một số bài viết có thể bạn quan tâm:
- Cách chăm sóc trẻ bị cúm đơn giản ngay tại nhà
- TOP 5+ thuốc trị cúm an toàn hiệu quả năm 2020
- Bà bầu bị cảm cúm phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp