Bệnh loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Bệnh gây ra nhiều khó khăn trong đời sống của người bệnh, đặc biệt là người lớn tuổi. Hiểu được vấn đề đó, Medplus đã tổng hợp giúp bạn TOP 3 thuốc trị táo bón được khuyến cáo sử dụng bởi bộ Y Tế!
1. Thuốc Briozcal
Briozcal là thuốc không kê đơn, được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.
Thành phần
Calci (dưới dạng Calci carbonat l,25g) 500mg
Vitamin D3 125IU
Công dụng của thuốc
- Nguồn bổ sung Ca để điều chỉnh khẩu phần ăn thiếu hụt Ca hoặc khi nhu cầu Ca tăng cao.
- Ngăn ngừa hoặc làm giảm tình trạng mất chất khoáng ở xương trong bệnh loãng xương.
- Phòng và điều trị bệnh loãng xương ở phụ nữ, người có tuổi, người hút thuốc lá, nghiện rượu và các đối tượng nguy cơ cao khác như: Dùng corticoid kéo dài, sau chấn thương hoặc thời gian dài nằm bất động.
Cách dùng và liều dùng thuốc
Người lớn: Tùy theo nhu cầu cung cấp canxi hàng ngày. Uống 1-2 viên/ngày hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc
Trẻ em 12-18 tuổi: Dùng khi có sự chỉ định của thầy thuốc.
Cách dùng: Nên được uống sau khi ăn để được hấp thu hiệu quả.
Lưu ý đối với người dùng thuốc
Chống chỉ định
Các bệnh nhân gặp các bệnh như: Tăng Ca máu, tăng Ca niệu, sỏi thận, bệnh Sarcoid, giảm năng cận giáp hoặc thiểu năng thận.
Tác dụng phụ
Có thể gặp một số triệu chứng như: Táo bón, ra mồ hôi, mặt đỏ bừng và huyết áp thấp.
Chú ý đề phòng: Mất nước & rối loạn cân bằng điện giải. Tiêu chảy mạn & hội chứng kém hấp thu.
Tương tác thuốc
Cafein, calcitonin, thuốc chẹn kênh Ca, thuốc chứa Ca hay Mg, thuốc uống ngừa thai có chứa estrogen, chế phẩm chứa Fe, phenytoin, fluoride, tetracycline uống.

Tham khảo thêm thông tin về thuốc Briozcal tại đây.
2. Thuốc Miacalcic
Miacalcic là thuốc kê đơn, được trình bày dưới dạng dung dịch tiêm.
Thành phần
Calcitonin cá hồi tổng hợp 50IU/ml
Công dụng của thuốc
Thuốc được chỉ định điều trị:
- Loãng xương
- Loãng xương giai đoạn sớm hoặc loãng xương tiến triển ở phụ nữ mãn kinh khi các trị liệu phối hợp estrogen/canxi thông thường là chống chỉ định hay không thể thực hiện được do một vài lý do khác.
- Loãng xương do lão suy.
- Loãng xương thứ phát, ví dụ loãng xương do dùng corticosteroid hay do bất động.
- ….
Cách dùng và liều dùng thuốc
Loãng xương sau mãn kinh
Đau xương kết hợp với hủy xương và/hoặc giảm xương
Lưu ý đối với người dùng thuốc
Chống chỉ định
Quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc
Tác dụng phụ
Thường gặp : buồn nôn, nôn, đôi khi chóng mặt và nóng bừng mặt. Các phản ứng phụ này tùy thuộc liều và thường xảy ra sau khi tiêm tĩnh mạch hơn là sau khi tiêm bắp hoặc dưới da. Thường chúng tự khỏi, chỉ một vài trường hợp cần giảm liều tạm thời. Có rất ít báo cáo về đa niệu và ớn lạnh.
Thận trọng
Thận trọng thực hiện phản ứng da trước khi áp dụng trị liệu với thuốc ở bệnh nhân có tiền sử phản ứng quá mẫn. Nên ngưng thuốc nếu có dấu hiệu quá mẫn liên quan rõ ràng đến thuốc.
Trẻ em: Do thiếu kinh nghiệm về việc sử dụng Miacalcic kéo dài ở trẻ em, không nên điều trị nhiều hơn vài tuần trừ khi đã cân nhắc rằng cần phải điều trị kéo dài.

Tham khảo thêm thông tin về thuốc Miacalcic tại đây.
3. Thuốc Agostini
Agostini là thuốc kê đơn, được trình bày dưới dạng Viên nén.
Thành phần
Mỗi viên của Agostini chứa
- Alendronic acid (dưới dạng alendronat natri) 70mg
- Cholecalciferol 140 mcg (Vitamin d3) 140 mcg(5600 IU)
Công dụng của thuốc
- Điều trị loãng xương ở phụ nữ loãng xương sau mãn kinh để phòng ngừa gãy xương, bao gồm gãy xương hông và xương sống (gãy lún cột sống) và để giúp đảm bảo đủ vitamin D.
- Điều trị loãng xương ở nam giới để ngăn ngừa gãy xương và để giúp đảm bảo đủ vitamin D.
Cách dùng và liều dùng thuốc
Phải uống thuốc ít nhất là 30 phút trước khi ăn, uống hoặc dùng thuốc lần đầu trong ngày với nước thường. Các đồ uống khác (kể cả nước khoáng), thức ăn và một số thuốc có thể làm giảm sự hấp thụ của alendronat.
Liều lượng khuyến cáo là mỗi tuần uống một viên duy nhất.
Lưu ý đối với người dùng thuốc
Chống chỉ định
Các dị thường như hẹp hoặc mất tính đàn hồi của thực quản dẫn đến chậm làm rỗng thực quản.
Không có khả năng đứng hoặc ngồi thẳng ít nhất 30 phút.
Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Giảm calci huyết (xem phần Lưu ý đặc biệt và thận trọng khi sử dụng).
Tác dụng phụ
Buồn nôn, nôn, viêm thực quản, trợt thực quản, loét thực quản, hiếm gặp hẹp hoặc thủng thực quản và loét miệng – hầu; hiếm gặp loét dạ dày hoặc tá tràng, một số loét nghiêm trọng có kèm biến chứng.

Tham khảo thêm thông tin về thuốc Agostini tại đây.
Kết luận
Các loại thuốc trị LOÃNG XƯƠNG nêu trên là những loại thuốc tốt và an toàn hiện nay. Thuốc được cấp phép lưu hành và sử dụng bởi Bộ y tế nên bạn có thể tin tưởng về hiệu quả của chúng. Tuy nhiên, tác dụng điều trị của thuốc có hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia, vì vậy bệnh nhân phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc, không được tự ý sử dụng thuốc.