Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên gây tổn thương các cơ quan thực quản, thanh quản, miệng,.. Bệnh này gây ra nhiều khó khăn, khó chịu cho các bệnh nhân mắc phải và tốn một thời gian dài để điều trị dứt điểm. Hiểu được vấn đề đó, Medplus đã tổng hợp TOP 3 loại thuốc trị trào ngược dạ dày hiệu quả, được khuyến cáo sử dụng trong năm 2021.
1. Thuốc Ozzy-40
Ozzy-40 là thuốc kê đơn, được trình bày dưới dạng viên nén bao phim tan trong ruột.
Thành phần
Thuốc chứa Pantoprazol (dưới dạng Pantoprazol natri sesquihydrat) 40mg.
Công dụng của thuốc trong việc điều trị bệnh
Ozzy-40 có tác dụng điều trị:
- Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD).
- Loét đường tiêu hóa.
- Phòng ngừa loét do thuốc kháng viêm không steroid.
- Tình trạng tăng tiết bệnh lý (hội chứng Zollinger-Ellison).
Cách dùng và liều dùng thuốc
Uống ngày một lần vào buổi sáng. Nuốt nguyên viên, không được nghiền hoặc nhai.
Đối với trào ngược dạ dày thực quản (GERD), liều dùng như sau:
- Liều thường dùng: 20-40 mg x 1 lần/ ngày trong 4 tuần, có thể kéo dài đến 8 tuần.
- Liều duy trì: 20-40 mg mỗi ngày.
- Trường hợp tái phát: 20 mg/ngày.
Lưu ý đối với người dùng thuốc
Chống chỉ định: Bệnh nhân quá mẫn với pantoprazol, với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc dẫn xuất benzimidazol khác (như esomeprazol, lansoprazol, omeprazol, rabeprazol).
Tham khảo thêm thông tin về thuốc Ozzy-40 tại đây.
2. Thuốc Martaz
Martaz là thuốc kê đơn, được trình bày dưới dạng viên nén bao phim tan trong ruột.
Thành phần
Mỗi viên của Martaz chứa Rabeprazol natri 20mg
Công dụng của thuốc trong việc điều trị bệnh
Martaz được chỉ định điều trong các trường hợp bệnh lý hồi lưu dạ dày thực quản, loét tá tràng & hội chứng Zollinger-Ellison.
Cách dùng và liều dùng thuốc
Chữa lành bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) gây loét hoặc ăn mòn:
- Liều uống cho người lớn khuyến cáo là 20 mg rabeprazol, uống một lần mỗi ngày khoảng 4 đến 8 tuần.
- Đối với những bệnh nhân không lành bệnh sau 8 tuần điều trị, có thể dùng thêm một đợt điều trị với rabeprazol 8 tuần nữa.
Duy trì sau khi lành bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) gây loét hoặc ăn mòn: Liều uống cho người lớn khuyến cáo là 20 mg rabeprazol, uống một lần mỗi ngày.
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) sinh triệu chứng:
- Liều uống cho người lớn khuyến cáo là 20 mg rabeprazol, uống một lần mỗi ngày khoảng 4 tuần
- Nếu triệu chứng không được giải quyết hoàn toàn sau 4 tuần, có thể dùng thêm một đợt điều trị nữa.
Lưu ý đối với người dùng thuốc
Chống chỉ định bệnh nhân quá mẫn với thành phần thuốc hay dẫn xuất của benzimidazole.
Thuốc gây ra các tác dụng phụ như: Suy nhược, sốt, phản ứng dị ứng, ớn lạnh, mệt mỏi,… Lưu ý kĩ trước khi dùng.
Tham khảo thêm thông tin về thuốc Martaz tại đây.
3. Thuốc Lampar
Lampar là thuốc kê đơn, được trình bày dưới dạng viên nén tròn bao phim.
Thành phần
Mỗi viên của Lampar chứa Mosaprid citrat 5mg
Công dụng của thuốc trong việc điều trị bệnh
Lampar được chỉ định trong các trường hợp: Các triệu chứng dạ dày – ruột (nóng ruột, buồn nôn/ ói mửa) có liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày – thực quản mạn tính.
Cách dùng và liều dùng thuốc
Sử dụng đường uống: sau hoặc trước bữa ăn.
Người lớn: Uống 5 mg/ lần, ngày 3 lần, uống trước hoặc sau bữa ăn.
Lưu ý đối với người dùng thuốc
Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Người già suy gan, suy thận
Tác dụng phụ: Thuốc gây ra một số tác dụng phụ như: Tiêu phân lỏng, khô miệng, khó ở, đánh trống ngực,… Vì vậy cần lưu ý kĩ trước khi dùng.
Tham khảo thêm thông tin về thuốc Lampar tại đây.
Kết luận
Các loại THUỐC TRỊ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY nêu trên là những loại thuốc tốt và an toàn hiện nay. Thuốc được cấp phép lưu hành và sử dụng bởi Bộ y tế nên bạn có thể tin tưởng về hiệu quả của chúng. Tuy nhiên, tác dụng điều trị của thuốc có hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia, vì vậy bệnh nhân phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc, không được tự ý sử dụng thuốc.