
Bệnh Tiêu Chảy là gì ?
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày. Bệnh có hai dạng là “tiêu chảy cấp tính” và “tiêu chảy mạn tính”. Nguyên nhân phổ biến nhất là nhiễm trùng đường ruột do virus, siêu vi hoặc ký sinh trùng gây ra, một chứng bệnh được gọi là viêm dạ dày-ruột.
MedPlus xin tổng hợp cho các bạn cùng tham khảo về bài thuốc và dược liệu
5 loại DƯỢC LIỆU trị bệnh Tiêu Chảy
1/ Bạc Hà
- Bạc hà có khả năng kích hoạt tuyến nước bọt nên giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, ngăn ngừa tiêu chảy.
- Người bệnh chỉ cần dùng vài lá bạc hà tươi cho vào cốc nước nóng, ngâm trong 5 phút. Dùng nước này uống liên tục đến khi triệu chứng tiêu chảy biến mất.
Bài thuốc trị tiêu chảy
- Nấu đường phèn cùng một chút nước cho đường tan ra. Cho lá bạc hà đã rửa sạch vào nước đường đun sôi. Vắt một ít nước cốt chanh ra bát con. Sau đó cho nước cốt vào nồi đun cho đến khi dung dịch cô đặc lại. Đợi cho dung dịch nguội bớt rồi cho vào hũ thủy tinh, bảo quản trong ngăn mát. Siro làm từ lá bạc hà có thể dùng chữa ho cho cả trẻ em và người lớn.
- Lá hay toàn cây Bạc Hà bỏ rễ ( 5g ), pha vào 200ml nước sôi
- cách 3 giờ uống 1 lần.
- Có thể dùng cốn bạc hà ở công thức kế trên để uống thay, mỗi lần 5-10 giọt hay hơn.
Tham khảo bài viết về Bạc hà
2/ Chè
- Trong lá chè có chứa tới 20% tannin là một chất có tác dụng làm săn da, sát khuẩn mạnh, chữa tiêu chảy và kiết lỵ.
- Đặc biệt tannin trong chè có tác dụng như một vitamin P vì đây là hỗn hợp của các catechin và dẫn xuất của catechin có cấu trúc hóa học của vitamin P.
- Cầm tiêu chảy: Chất tannin trong lá chè xanh khi tiếp xúc với niêm mạc đường ruột sẽ làm giảm hấp thu canxi và chất sắt, từ đó có tác dụng cầm tiêu chảy.
Bài thuốc trị tiêu chảy từ Chè
- 100g (hoặc gừng khô 30 g). Lá chè khô: 5 g. Hai thứ này đun chung với 800g nước cho đến khi còn 2/3 số nước rồi đổ thêm 15g dấm gạo, chia uống 3 lần/ ngày.
- Búp chè, búp ổi, mỗi thứ một nấm, sao vàng, sắc uống
- Chè hương khô để lâu ngày, nhai 1 nấm, nuốt nước, hoặc dùng 50g
- Sắc uống 3-5 ngày ( có thể thêm 5g cam thảo )
3/ Măng cụt
- Cũng như Chè , Măng cụt chưa phần lớn thành phần là tannin rất hiệu quả trong điều trị tiêu chảy
- Vỏ quả măng cụt chứa 7-13% tanin, nhựa và chất đắng mangostin có tinh thể hình phiến nhỏ màu vàng tươi không tan trong nước.
- Vỏ cây của nó cũng chứa tanin.
- Tính vị, tác dụng: Vò quả măng cụt có vị chát, làm săn da; có tác dụng trừ tiêu chảy và lỵ.
Các bài thuốc trị tiêu chảy từ Măng cụt
- Lấy một nắm vỏ cây măng cụt khoảng 50g, đem cắt ra từng khoanh nhỏ, cho vào nồi đất với 2 chén nước,
- Sắc như sắc thuốc
- Đun nhỏ lửa cho sôi từ 15-30 phút.
- Sau đó để nước âm ấm, chiết lấy nước uống làm nhiều lần, mỗi lần độ 1 ly nhỏ.
- Thuốc sắc ngày nào thì uống trong ngày đó, có thể thêm đường để uống cho dễ.
- Thuốc chữa đau bụng đi ỉa lỏng, chữa lỵ: Cho chừng 10 vỏ quả măng cụt vào một nồi đất hay nồi đồng (tránh nồi sắt hay nồi tôn)
- Thêm nước vào cho ngập rồi đun sôi kỹ trong vòng 15 phút.
- Ngày uống 3 đến 4 chén to nước này.
4/ Ổi
- Ổi là một trong những thực phẩm không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà loại quả tự nhiên này còn chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
- Không chỉ riêng quả ổi, lá ổi cũng chứa nhiều thành phần dưỡng chất có lợi đối với sức khỏe tim mạch. Đồng thời, chúng còn giúp hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh tiểu đường tái phát và giảm tiêu chảy.
- Trong lá và búp non chứa 7-10% một loại tanin
- Quả ổi còn xanh thì chát có tính gây táo bón vì vậy có thể dùng chữa đi ỉa lỏng, khi chín, quả ổi hơi chua tác dụng nhuận
Các bài thuốc trị tiêu chảy từ Ổi
- Sử dụng 15 – 20 lá ổi non
- đem rửa sạch và ngâm nước muối loãng 5 – 7 phút.
- Điều này giúp loại bỏ ký sinh trùng, bụi bẩn bám trên lá
- Sau đó vò nát lá ổi và cho vào ấm đun sôi với 500 ml nước
- Sau khi đun sôi khoảng 30 phút, tắt bếp và chắt lấy nước thuốc
- Chia làm 3 phần bằng nhau , sử dụng trước mỗi bữa ăn 15 phút để hoạt chất từ lát thấm sâu
- Nguyên liệu cần có: Lá ổi non hoặc búp ổi 12 – 20g ; Gừng nướng: 10g ; Củ riềng khô: 10 – 12g; Vỏ quýt khô: 10 – 12g +
- Cách làm như sau: Lá ổi non đem sao sơ và cho tất cả các vị thuốc vào ấm
- Sau đó thêm 500 ml nước vào và sắc đến khi cạn còn 200 ml, tắt bếp và lọc lấy nước thuốc
- Chia đều thuốc ra làm 2 phần và uống trước khi ăn để làm tăng tác dụng chữa trị bệnh
5/ Rau Má
- Nhân dân coi vị rau má là một vị thuốc mát, vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc,, có tính chất giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, dùng chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, lợi sữa.
- Ngày dùng 30 đến 40g tươi, vò nát vắt lấy nước uống hoặc sắc uống. Thuốc rau má không độc, phụ nữ có thai vẫn dùng được.
Các bài thuốc tiêu chảy từ Rau Má
- Rau má 12g, lá ổi 12g, sắc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày.
- Rau má (cả dãy, cả lá) rửa sạch, thêm ít muối, nhai sống. Ngày ăn chừng 30-40g (kinh nghiệm nhân dân nhiều nơi). Có thể luộc rau má mà ăn như ăn rau.
Lưu ý:
- Tất cả các bài thuốc đều phải ngưng sử dụng sau khi hết tiêu chảy để tránh trường hợp xấu không mong muốn xảy ra
- Bài thuốc này chỉ mang tác dụng làm thuyên giảm triệu chứng tạm thời
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Thay mặt MedPlus cảm ơn các bạn đã quan tâm
Nguồn: Tổng Hợp Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam Nguồn nước ngoài
Đóng góp ! Cần dịch nhiều thêm nha Long
Cảm ơn ạ
Chỉ mình cách làm kĩ được không ạ ! Bài viết đóng góp khá tốt cho 1 like
Bạn cần chỉ gì ạ .
Mình cảm ơn nha !