1. BỆNH TIM MẠCH LÀ GÌ?
- Là các tình trạng liên quan đến sức khỏe của trái tim, sự hoạt động của các mạch máu gây suy yếu khả năng làm việc của tim. Các bệnh tim mạch bao gồm: các bệnh mạch máu như động mạch vành, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim và suy tim.
- Bệnh tim mạch gây hẹp, xơ cứng và tắc nghẽn mạch máu, làm gián đoạn hoặc không cung cấp đủ Oxy đến não và các bộ phận khác trong cơ thể. Từ đó khiến các cơ quan bị ngừng trệ hoạt động, phá hủy từng bộ phận dẫn đến tử vong.
- Bệnh tim mạch có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, đòi hỏi sự điều trị và theo dõi cẩn thận (thậm chí là suốt đời).
2. 8 nhóm thuốc tim mạch thường dùng gồm:
2.1- Nhóm thuốc điều trị suy tim sung huyết:
Có tác dụng tăng lực co cơ, làm cải thiện thêm hiệu quả của calci trên bộ phận co bóp của sợi cơ tim, từ đó làm tăng cung lượng tim trong các trường hợp như suy tim sung huyết.
- Bao gồm các loại như: Digoxin, Digitoxin, Ouabain…
2.2- Nhóm thuốc điều trị thiếu máu cục bộ:
Là một loại thuốc dùng cho bệnh suy tim, huyết áp cao, nứt hậu môn, đau đớn và để điều trị và ngăn ngừa đau ngực do không đủ lưu lượng máu đến tim (đau thắt ngực) hoặc do cocaine, và bao gồm đau ngực do đau tim.
- Hiện nay gồm những loại như: Nitroglycerin, Isosorbid,…
2.3- Nhóm thuốc điều trị loạn nhịp tim:
Amiodarone là một thuốc chống loạn nhịp tim. Các rối loạn nhịp này bao gồm nhanh thất, rung thất, và nhịp nhanh QRS rộng, cũng như rung nhĩ và nhịp nhanh kịch phát trên thất.
- Gồm những loại thuốc như: Amiodaron, Quinidin, digoxin, beta blocker …
2.4- Nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp:
Tác dụng chống tăng huyết áp là do thuốc làm giảm sức căng ở cơ trơn các tiểu động mạch do đó làm giảm sức cản ngoại vi và làm giảm huyết áp. Sau khi dùng thuốc từ 4 – 6 tuần huyết áp sẽ ổn định.
- Bao gồm Nifedipin, Captopril…
2.5- Nhóm thuốc điều trị tăng lipid máu:
Là thuốc hạ lipid máu. Thuốc ức chế sinh tổng hợp cholesterol ở gan, làm giảm các thành phần gây vữa xơ và còn làm giảm triglycerid máu. Do đó, cải thiện đáng kể sự phân bố cholesterol trong huyết tương.
- Các loại thường dùng như: Fenofibrat, Atovastatin…
2.6- Nhóm thuốc chống choáng (chống sốc):
Thực chất đây là những loại thuốc kích thích hệ adrenergic của thần kinh thực vật gây co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp tim…
- Gồm các loại như Adrenalin, Dopamin …
2.7- Thuốc chống đông:
Có tác dụng ngăn chặn sự hình thành cục máu đông (huyết khối). Được chỉ định trong phòng ngừa và điều trị như nhồi máu cơ tim, đột qụy, huyết khối tĩnh mạch sâu, nghẽn mạch phổi, rung tâm nhĩ… trên người mang van tim cơ học.
Các thuốc chống đông máu được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm thuốc chống đông máu cũ: heparin: thường được sử dụng qua đường tiêm truyền tĩnh mạch; warfarin (coumadin), acenocoumarol (sintrom): đường uống
- Nhóm thuốc chống đông máu mới: apixaban, dabigatran, rivaroxaban, edoxaban: thường được sử dụng qua đường uống. (NOAs: New oral anticoagulants).
2.8- Nhóm thuốc điều trị rối loạn tuần hoàn:
Nhóm thuốc điều trị bệnh tim mạch này có tác dụng giãn hoặc co các vi mạch, tăng sức bền thành mạch, ổn định tình trạng tưới máu cho mô, giảm nguy cơ tái biến mạch máu.
- Gồm các loại như: Vinpocetin, Piracetam,…
3. Các lưu ý khi dùng thuốc tim mạch an toàn theo ý kiến Bác sỹ:
3.1. Không tự ý mua để chữa trị:
- Một số thuốc lợi tiểu: có thể làm rối loạn điện giải gây vọp bẻ, mỏi cơ, thậm chí rối loạn chuyển hóa mỡ.
- Thuốc trợ tim (digital): Tự ý dùng có thể dẫn đến ngộ độc, loạn nhịp tim
- Thuốc hạ áp: quá liều có thể gây tụt huyết áp.
- Thuốc chống đông dùng trong một số bệnh tim mạch (rung nhĩ, bệnh nhân có bệnh van tim đã được thay van nhân tạo…): Nếu không được bác sĩ theo dõi có thể gây rối loạn đông máu, chảy máu, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết ngoài da, xuất huyết não.
3.2. Phải có chỉ định, theo dõi của bác sĩ khi dùng thuốc điều trị bệnh tim mạch
Chỉ có bác sĩ mới nắm vững tính năng của thuốc, cũng như qua khám bệnh trực tiếp sẽ lựa chọn thuốc thích hợp và hướng dẫn thực hiện các nguyên tắc dùng.
3.3. Không tự ý đổi thuốc
Vấn đề sử dụng thuốc tim mạch khá phức tạp, dùng không đúng sẽ bị độc hại do thuốc hoặc bệnh THA nặng hơn đến mức nguy hiểm. Chỉ bác sĩ điều trị mới là người có thẩm quyền chỉ định, hướng dẫn dùng thuốc an toàn và hiệu quả.
3.4. Làm các xét nghiệm kiểm tra trước dùng thuốc
Tóm lại, thuốc tim mạch gồm nhiều loại thuốc, công dụng, cách sử dụng thuốc khác nhau, do đó bệnh nhân cần hỏi bác sĩ điều trị về cách sử dụng thuốc và theo dõi tác dụng phụ của thuốc.
Bên cạnh đó, để việc điều trị đạt hiệu quả cao thì bệnh nhân cần thay đổi lối sống phù hợp lý tim mạch: chế độ làm việc sao cho giảm stress, nên tập thể dục với cường độ thích hợp, ngưng hút thuốc lá, ăn giảm muối và chất béo.
Đừng quên ghé MedPlus mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Nguồn tham khảo: