Có bao nhiêu loại THUỐC HO đang được sử dụng hiện nay? Trong số đó thuốc ho nào an toàn và hiệu quả tốt nhất? Ngoài là thuốc ho, các loại thuốc này có công dụng nào khác không và thành phần của chúng là gì? Medplus sẽ giới thiệu các thông tin chính xác về các loại thuốc ho ngay trong nội dung bên dưới đây.
Thuốc ho hay còn được biết đến là thuốc trị ho và cảm lạnh, là một trong những nhóm thuốc phổ biến hiện nay có tác dụng giảm ho, long đờm, kháng histamin. Tùy theo vào triệu chứng ho khác nhau có thể dùng được các loại thuốc ho khác nhau.
Thuốc ho thông dụng có thể kể đến:
- Thuốc giảm ho – Thuốc có tác dụng giảm ho do ức chế trung tâm gây ho như Codein, Pholcodin…
- Thuốc long đờm – Thuốc có tác dụng làm loãng đờm, các dịch tiết ra từ niêm mạc khí quản – phế quản, dễ tống ra ngoài nhờ phản xạ ho. Các hoạt chất như Guaifenisin, Ipecacuanha…
- Thuốc kháng Histamin: Một số thuốc kháng Histamin chống dị ứng và giảm ho và an thần như Chlopheniramin, Diphenylhydramin,… Thuốc được điều trị các chứng ho khan do dị ứng, kích ứng.
Danh sách các loại thuốc ho tốt nhất
Hiện nay có rất nhiều loại THUỐC HO khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên, đâu là loại thuốc tốt nhất? Đâu là loại thuốc hiệu quả nhất ? Và đâu là loại thuốc bạn đang cần nhất? Sau đây là một số gợi ý tham khảo.
1. Thuốc Siro ho Methorphan
Thuốc Siro ho Methorphan là thuốc ETC được sản xuất bởi Công ty Cổ phần TRAPHACO, có tác dụng điều trị ho khan, ho có đờm.
Thành phần
- Dextromethorphan Hydrobromid 100 mg.
- Chlorpheniramin Maleat 26,7 mg.
- Guaiphenesin 200 mg.
- Tá dược khác: Đường trắng, Natri benzoat, Natri edetat, Glycerin, Tinh dầu dâu tây, Nước tinh khiết.
Công dụng của thuốc ho Methorphan
Methorphan là thuốc trị ho với ba tác động: Cắt cơn ho – long đờm – chống dị ứng do sự phối hợp giữa các chất trị ho không gây nghiện với long đờm và kháng histamin dùng để điều trị triệu chứng của đường hô hấp như Ho khan, ho do dị ứng, ho do cảm cúm; Ho có đờm trong viêm phổi, viêm phế quản.
Cách dùng Siro ho Methorphan như thế nào để được hiệu quả tốt?
Siro ho Methorphan được sử dụng qua đường uống. Liều dùng khuyến nghị của thuốc được trình bày như sau:
- Trẻ từ 6 tháng đến 24 tháng: 1,25 – 25 ml/ 1 lần (tương đương 1/4 – 1/2 thìa cà phê).
- Trẻ từ 2 đến 6 tuổi: 5 mI/ 1 lần (tương đương 1 thìa cà phê).
- Trẻ từ 7 đến 12 tuổi: 10 ml/ 1 lần (tương đương 2 thìa cà phê).
- Người lớn: 15 ml/ 1 lần (tương đương 3 thìa cà phê hay 1 thìa canh).
- Cứ 6 – 8 giờ uống 1 lần. Thời gian điều trị 5 – 10 ngày.
Siro ho Methorphan có phải là thuốc ho an toàn không?
Chỉ định: Thuốc Siro ho Methorphan được chỉ định điều trị cho những trường hợp:
- Ho khan, ho do dị ứng, ho do cảm cúm.
- Ho có đờm trong viêm phổi, viêm phế quản.
Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Các tác dụng phụ bao gồm một số rối loạn tiêu hóa và thần kinh trung ương có thể xảy ra như:
- Buồn nôn, khô miệng.
- Mệt mỏi, chóng mặt.
- Nhịp tim nhanh, đỏ bừng.
- Tác dụng làm dịu, thay đổi từ lơ mơ đến ngủ li bì có thể xảy ra nhưng sẽ giảm bớt sau vài ngày khi ngừng sử dụng thuốc.
- Ngoài ra hiếm gặp các tác dụng phụ như: nổi mày đay, ngoại ban.
2. Thuốc ho Prospan Cough Liquid
Thuốc ho Prospan Cough Liquid là thuốc ETC được bào chế dưới dạng dung dịch uống. Thuốc có tác dụng điều trị viêm đường hô hấp cấp có kèm theo ho và các triệu chứng của viêm phế quản mạn tính.
Thành phần
- Hoạt chất: Cao khô lá thường xuân 35 mg.
- Tá dược khác: Nước tinh khiết, Kali Sorbate, Acid Citric khan, Xanthan Gum, Sorbitol dung dịch, hương Frescofort, hương cam, Levomenthnl.
Công dụng
Thuốc ho Prospan Cough Liquid được chỉ định điều trị nhằm:
- Cải thiện tình trạng viêm phế quản mãn tính .
- Trị ho và viêm đường hô hấp cấp có kèm ho.
- Giúp làm dịu cơn ho.
Cách dùng Prospan Cough Liquid như thế nào để được hiệu quả tốt?
Cách sử dụng:
- Trước khi sử dụng lấy tay bóp nhẹ để trộn đều dung dịch thuốc.
- Giữ chắc gói và xé mở.
- Uống thuốc, ép gói thuốc cho đến khi hết thuốc bên trong.
Liều dùng: Thuốc được sử dụng qua đường uống. Sau đây là liều dùng khuyến nghị của thuốc.
- Từ 12 tuổi trở lên: Liều đơn 5 ml, tổng số liều trong ngày 15 ml (1 túi/ lần x 3 lần/ ngày).
- Trẻ em từ 6 đến 11 tuổi: Liều đơn 5 ml, tổng số liều trong ngày 10 ml (1 túi/ lần x 2 lần/ ngày).
Prospan Cough Liquid có phải là thuốc ho an toàn không?
Chỉ định: Thuốc Prospan Cough Liquid là thuốc ho được chỉ định điều trị: Viêm đường hô hấp cấp có kèm theo ho và điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mạn tính.
Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như sau:
- Rất hiếm: Phản ứng dị ứng (khó thở, sưng, da bị mẩn đỏ, ngửa) có thể xảy ra sau khi dùng thuốc chứa cây thường xuân. Prospan Cough Liquid cũng có thể gây nhuận tràng do thuốc chứa Sorbitol.
- Không phổ biến: Ở những bệnh nhân nhạy cảm, tác dụng phụ trên đường tiêu hoá có thể xảy ra (buồn nôn, nôn, tiêu chảy).
3. Viên ngậm ho Bảo Thanh
Viên ngậm Bảo Thanh là thuốc OTC được sản xuất bởi Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh – Việt Nam, có tác dụng bổ phế, trừ ho, hóa đờm.
Thành phần
Cao lỏng của hỗn hợp dược liệu có hàm lượng là 537,5 mg. Tương đương:
- Xuyên bối mẫu 0,4 g.
- Tỳ bà lá 0,5 g.
- Sa sâm 0,1 g.
- Phục linh 0,1 g.
- Trần bì 0,1 g.
- Cát cánh 0,4 g.
- Bán hạ 0,1 g.
- Ngũ vị tử 0,05 g.
- Qua lâu nhân 0,2 g.
- Viễn chí 0,1 g.
- Khổ hạnh nhân 0,2 g.
- Gừng 0,1 g.
- Mơ muối 0,5 g.
- Cam thảo 0,1 g.
Tinh dầu bạc hà 0,1 mg.
Mật ong 0,125 g.
Tá dược khác: Đường trắng, Đường nha, Acid Benzoic.
Tác dụng của Viên ngậm Bảo Thanh
Viên ngậm Bảo Thanh điều trị các trường hợp như sau:
- Các chứng ho do cảm lạnh, nhiễm lạnh, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho do dị ứng thời tiết.
- Người bị phế âm hư gây ho dai dẳng lâu ngày, miệng họng khô, cổ họng ngứa, nóng rát, khản tiếng.
- Hỗ trợ điều trị viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản.
Cách dùng Viên ngậm Bảo Thanh như thế nào để được hiệu quả tốt?
Viên ngậm Bảo Thanh được dùng bằng cách ngậm, ngậm cho đến khi tan hết hoặc nhai trước khi nuốt. Sau đây chính là liều dùng khuyến nghị của thuốc:
- Mỗi lần ngậm 1 viên.
- Trẻ em từ 3 – 10 tuổi: ngày 3 – 4 lần.
- Trẻ em trên 10 tuổi: ngày 5 – 6 lần.
- Người lớn: ngày 6 – 8 lần.
Viên ngậm Bảo Thanh có phải là ho an toàn không?
Chỉ định: Viên ngậm Bảo Thanh được chỉ định sử dụng đối với những trường hợp:
- Ho mãn tính, ho kéo dài, ho dai dẳng lâu ngày không khỏi.
- Ho do dị ứng thời tiết.
- Ho do cảm lạnh, cảm cúm.
- Ho gió, ho khan, ho có đờm.
- Hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.
- Các trường hợp sưng đau họng, họng khô, ngứa rát cổ họng, khản tiếng.
Tác dụng phụ: Hiện vẫn chưa có báo cáo cụ thể về các tác dụng không mong muốn khi sử dụng Viên ngậm Bảo Thanh. Tuy nhiên nếu thấy các hiện tượng khác lạ phải ngừng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ thích hợp.
4. Siro ho Atussin
Siro ho Atussin là thuốc ETC được sản xuất tại Công ty TNHH United International Pharma, có tác dụng giảm các triệu chứng ho do cảm lạnh, cúm, lao, viêm phế quản…
Thành phần
- Dextromethorphan HBr 5mg
- Chiorpheniramine Maleate 1.33 mg
- Sodium Citrate Dihydrate 133 mg
- Ammonium Chioride 50 mg
- Glyceryl Guaiacolate 50 mg
- Tá dược khác: Sucrose, Natri Metabisulfit, Acid Citric khan, Natri Saccharin, Màu đỏ D&C Be Red No.33 82-92%, Hương sơ ri nhân tạo 2:1 WL-515, Nước tinh khiết.
Công dụng thuốc ho Atussin
Siro ho Atussin dùng làm giảm các triệu chứng ho do cảm lạnh, cúm, lao, viêm phế quản, ho gà, sởi, viêm phổi, viêm phổi – phế quản, viêm họng, viêm thanh quản, viêm khí quan, viêm khí phế quản, màng phổi bị kích ứng, hít phải chất kích ứng, khói thuốc lá và ho có nguồn gốc tâm sinh.
Cách dùng Siro ho Atussin như thế nào để được hiệu quả tốt?
Siro ho Atussin được sử dụng qua đường uống. Uống mỗi liều từ 6 đến 8 giờ hoặc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc:
- Từ 2 đến 6 tuổi: 5 ml (1 muỗng cà phê).
- Từ 7 đến 12 tuổi: 10 ml (2 muỗng cà phê).
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 15 ml (3 muỗng cà phê).
- Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi; hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Siro ho Atussin có phải là thuốc ho hiệu quả không?
Chỉ định: Siro ho Atussin được chỉ định điều trị đối với các trường hợp: Triệu chứng ho do cảm lạnh, cúm, lao, viêm phế quản, ho gà, sởi, viêm phổi, viêm phổi – phế quản, viêm họng, viêm thanh quản, viêm khí quan, viêm khí phế quản, màng phổi bị kích ứng, hít phải chất kích ứng, khói thuốc lá và ho có nguồn gốc tâm sinh.
Tác dụng phụ: Tác dụng không mong muốn khi dùng Atussin như: Mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, nhịp tim nhanh, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đỏ bừng, nổi mày đay, ngủ gà, an thần, khô miệng.
Kết luận
Các loại THUỐC HO phía trên là những loại thuốc tốt và an toàn hiện nay. Thuốc được cấp phép lưu hành và sử dụng bởi Bộ y tế nên bạn có tin tưởng về hiệu quả của chúng. Tuy nhiên, thuốc có hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia. Mong rằng bạn có thể chọn được một sản phẩm phù hợp khi gặp vấn đề về ho từ bài viết trên.
Xem thêm:
Các loại thuốc ho khác: