Có bao nhiêu loại THUỐC KHÁNG VIÊM đang được sử dụng hiện nay? Trong số đó, thuốc kháng viêm nào an toàn và hiệu quả tốt nhất? Ngoài là thuốc kháng viêm, các loại thuốc này có công dụng nào khác không và thành phần của chúng là gì? Medplus sẽ giới thiệu các thông tin chính xác về các loại thuốc kháng viêm ngay trong nội dung bên dưới đây.
Thuốc kháng viêmlà một trong những nhóm thuốc phổ biến hiện nay, có khả năng giết chết vi khuẩn gây nên viêm nhiễm trên cơ thể người. Thuốc kháng viêm còn được dùng trong các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, trường hợp này thuốc được dùng dưới dạng tiêm. Khi dùng thuốc, người bệnh chú ý phải được dùng cho đến khi vi khuẩn đã bị loại bỏ hoàn toàn. Nếu không sẽ dẫn đến trường hợp nhờn thuốc ,tái phát bệnh, không đạt tác dụng mong muốn khi dùng thuốc.
Thuốc kháng viêm được chia làm 3 loại: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), Glucocorticoid (Steroid) và thuốc chống viêm thực vật. Thuốc chống viêm tác động bằng con đường sinh hóa vào quá trình viêm.
Danh sách các loại thuốc kháng viêm phổ biến nhất
Hiện nay có rất nhiều loại THUỐC KHÁNG VIÊM khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên, đâu là loại thuốc tốt nhất? Đâu là loại thuốc hiệu quả nhất? Và đâu là loại thuốc bạn đang cần nhất? Sau đây là một số gợi ý tham khảo.
1. Thuốc kháng viêm Medialeczan
Thuốc kháng viêm Medialeczan là thuốc OTC được sản xuất tại Công ty TNHH sản xuất Thương mại Dược phẩm NIC. Thuốc có tác dụng giảm đau và kháng viêm.
Thành phần
Một viên nén chứa:
- Thành phần chính: Paracetamol 325 mg, Ibuprofen 200 mg.
- Tá dược khác: Tinh bột, Magnesi Stearat, Lactose, Polyvinyl Pyrolidon, Màu vàng cam sunset yellow.
Công dụng của Medialeczan
Thuốc Medialeczan được có công dụng:
- Giảm đau, kháng viêm trong các trường hợp: Đau do chấn thương, thấp khớp, đau thần kinh, đau sau phẫu thuật.
- Cảm sốt, nhức đầu, nhức răng, đau cơ bắp.
Cách dùng Medialeczan như thế nào để được hiệu quả tốt?
Medialeczan dùng đường uống. Liều dùng khuyến nghị của thuốc được trình bày như sau:
- Người lớn: Uống mỗi lần 2 – 3 viên, ngày 2 – 3 lần
- Trẻ em trên 5 tuổi: Uống mỗi lần 1 viên, ngày 2 lần.
Medialeczan có phải là thuốc kháng viêm an toàn không?
Chỉ định: Thuốc Medialeczan được chỉ định đối với người bệnh trên 5 tuổi cần giảm đau và kháng viêm. Ngoài ra, thuốc còn được chỉ định điều trị cảm sốt, nhức đầu, nhức răng, đau cơ bắp.
Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Thông báo cho bác sỹ hoặc dược sỹ tác dụng không mong muốn gặp phải trong khi sử dụng thuốc.
- Paracetamol: Ban đỏ, mày đay, hiếm thấy giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, giảm toàn thể huyết cầu. Có thể gây suy chức năng gan.
- Ibuprofen: Sốt, mệt mỏi, chướng bụng, buồn nôn, nôn, nhức đầu, chóng mặt, mẩn ngứa.
2. Thuốc kháng viêm Loxfen
Thuốc kháng viêm Loxfen là thuốc ETC được bào chế dưới dạng viên nén. Thuốc có tác dụng để giảm đau và kháng viêm.
Thành phần
Mỗi viên chứa:
- Thành phần chính: Loxoprofen Natri 60 mg.
- Tá dược khác: Hydroxypropyl Cellulose (L), Cellulose vi tinh thể PH 101, Low – Substituted Hydroxypropyl Cellulose, Natri Starch Glycolat, Colloidal Silicon Dioxyd, Magnesi Stearat.
Công dụng của Loxfen
- Giảm đau và kháng viêm trong các triệu chứng sau: viêm khớp dạng thấp mãn tính, thoái hoá khớp, đau lưng, viêm khớp quanh vai, hội chứng tay – vai – cổ.
- Giảm các cơn đau từ nhẹ đến vừa và kháng viêm sau khi phẫu thuật, chấn thương hoặc sau khi nhổ răng.
- Thuốc cũng có thể dùng để giảm đau cơ, đau dây thần kinh, đau nửa đầu, nhức đầu, đau răng, đau bụng kinh.
- Hạ sốt và kháng viêm trong nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp tính (kèm hoặc không kèm theo viêm phê quản).
Cách dùng Loxfen như thế nào để được hiệu quả tốt?
Thuốc Loxfen được chỉ định dùng theo đường uống. Thông thường, liều khuyến cáo ở người lớn là 60 mg x 3 lần/ ngày, uống trong hoặc sau bữa ăn. Trong trường hợp cấp tính, có thể uống liều duy nhất 60 – 120 mg. Nên điều chỉnh liều tuỳ theo độ tuổi và triệu chứng, không nên vượt quá liều 180 mg/ ngày.
Loxfen có phải là thuốc kháng viêm an toàn không?
Chỉ định: Thuốc Loxfen được chỉ định cho bệnh nhân để giảm đau và kháng viêm.
Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Thông báo cho bác sỹ hoặc dược sỹ tác dụng không mong muốn gặp phải trong khi sử dụng thuốc.
- Thường gặp: phát ban; buồn ngủ; phù nề; đau bụng, khó chịu dạ dày, chán ăn, buồn nôn và ói mửa, tiêu chảy; tăng men gan.
- Ít gặp: ngứa; viêm loét dạ dày-tá tràng, táo bón, ợ nóng, viêm miệng.
- Hiếm gặp: mày đay; khó tiêu; đau đầu; thiếu máu, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu eosin, tăng phosphafase kiềm, hồi hộp và nóng bừng.
3. Thuốc Alphachymotrypsin
Thuốc Alphachymotrypsin là thuốc ETC được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược TW Mediplantex – Việt Nam. Thuốc có tác dụng kháng viêm, chống phù nề sau chấn thương hay sau phẫu thuật.
Thành phần
Thành phần của thuốc bao gồm:
- Thành phần chính: Chymotrypsin 21 µkatal
- Tá dược khác: Isomalt, Menthol, Magnesi Stearat, Aerosil.
Công dụng
Thuốc được dùng để điều trị :
- Dùng trong các trường hợp phù nề, sưng do chấn thương hay phẫu thuật.
- Được dùng phối hợp điều trị trong các bệnh đường hô hấp trên như: viêm phế quản, viêm phổi, viêm
xoang và người bị bệnh hen.
Cách dùng Alphachymotrypsin như thế nào để được hiệu quả tốt?
Alphachymotrypsin được sử dụng qua đường uống. Bệnh nhân uống nguyên viên thuốc với nhiều nước hay để viên thuốc tan dần dưới lưỡi. Có thể sử dụng thuốc theo liều tham khảo như sau:
- Ngậm dưới lưỡi: 4 – 6 viên/ ngày, chia làm nhiều lần (để thuốc từ từ tan hết dưới lưỡi).
- Hoặc uống: 2 viên/ lần, 3 – 4 lần/ ngày.
Alphachymotrypsin có phải là thuốc kháng viêm an toàn không?
Chỉ định: Alphachymotrypsin được chỉ định đối với người lớn cần kháng viêm, chống phù nề sau chấn thương hay sau phẫu thuật.
Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Thông báo cho bác sỹ hoặc dược sỹ tác dụng không mong muốn gặp phải trong khi sử dụng thuốc. Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất của Alphachymotrypsin là:
- Tăng nhất thời nhãn áp. Dùng trong nhãn khoa, có thể gặp phù giác mạc, viêm nhẹ màng bồ đào.
- Chymotrypsin có tính kháng nguyên, đôi khi có các phản ứng dị ứng khi dùng liều cao.
4. Thuốc Fencedol
Thuốc Fencedol là thuốc OTC có tác dụng giảm đau và kháng viêm, điều trị các chứng cảm sốt.
Thành phần
- Thành phần chính: Paracetamol 325 mg, Ibuprofen 200 mg.
- Tá dược khác: Polyvinyl Pyrrolidon K30, Magnesi Stearat.
Công dụng
Thuốc Fencedol dùng trong điều trị các chứng cảm sốt, giảm đau và kháng viêm trong các trường hợp: Chấn thương, viêm khớp, viêm xương khớp mãn tính, viêm khớp dạng thấp, đau bụng kinh.
Cách dùng Fencedol như thế nào để được hiệu quả tốt?
Thuốc Fencedol được sử dụng qua đường uống. Thuốc có liều dùng khuyến nghị như sau:
- Người lớn: Uống mỗi lần 1 – 2 viên, ngày uống 2 – 3 lần.
- Trẻ em: Dùng theo sự chỉ định của Thầy thuốc.
Fencedol có phải là thuốc kháng viêm an toàn không?
Chỉ định: Fencedol được chỉ định đối với bệnh nhân điều trị các chứng cảm sốt, giảm đau và kháng viêm.
Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Thông báo cho bác sỹ hoặc dược sỹ tác dụng không mong muốn gặp phải trong khi sử dụng thuốc. Ban da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Thường là ban đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc. Người bệnh mân cảm với Salicylat hiếm mẫn cảm với Paracetamol và những thuốc có liên quan. Trong một số ít trường hợp riêng lẻ, Paracetamol đã gây giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu. Nôn mửa, tiêu chảy, táo bón, nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, ợ hơi và đau thượng vị ít gặp hơn.
Kết luận
Các loại THUỐC KHÁNG VIÊM phía trên là những loại thuốc tốt và an toàn hiện nay. Thuốc được cấp phép lưu hành và sử dụng bởi Bộ y tế nên bạn có tin tưởng về hiệu quả của chúng. Tuy nhiên, thuốc có hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia. Mong rằng bạn có thể chọn được một sản phẩm phù hợp khi gặp vấn đề về trị kháng viêm từ bài viết trên.
Xem thêm:
Các loại thuốc kháng viêm khác: