Có bao nhiêu loại THUỐC TRỊ BỆNH LẬU đang được sử dụng hiện nay? Trong số đó, thuốc nào an toàn và hiệu quả tốt nhất? Ngoài là thuốc chữa bệnh lậu, các loại thuốc này có công dụng nào khác không và thành phần của chúng là gì? Medplus sẽ giới thiệu các thông tin chính xác về các loại thuốc trị bệnh lậu tại nhà ngay trong nội dung bên dưới đây.
Bệnh lậu là một bệnh lây qua đường tình dục bởi một loại vi khuẩn có tên khoa học là Neisseria gonorrhoeae hay gonococcus. Đây là loại vi khuẩn thường xuất hiện ở âm đạo, cổ tử cung, mắt, miệng, hậu môn và nhất là trong đường niệu đạo của nam giới.
Hôm nay, Medplus xin được gửi đến bạn đọc bài viết về các loại thuốc hỗ trợ chữa trị bệnh lậu tốt và an toàn.
Danh sách các thuốc tị bệnh lậu tốt được khuyên dùng hiện nay
THUỐC TRỊ BỆNH LẬU nào tốt và hiệu quả hiện nay bạn có thể lựa chọn sử dụng cho bản thân? Với sự đa dạng của các loại thuốc hiện nay thì chắc hẳn bạn đang có rất nhiều sự lựa chọn khi mua thuốc. Để không phải mất nhiều thời gian chọn lựa và đứng chờ để được giới thiệu ở các nơi bán thuốc, bạn có thể tham khảo các loại thuốc chữa trị bệnh lậu tại nhà an toàn dưới đây.
1. Viên nén bao phim Mynoline
Mynoline thuộc nhóm ETC, là thuốc dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, trong đó có bệnh lậu.
Thành phần có trong viên thuốc chữa lậu Mynoline
Thành phần chính:
- Minocyclin (dạng muối hydrochlorid) ……………………………….……. 100mg
Thành phần tá dược:
- Microcrystalline cellulose
- Lactose
- Natri starch glycolat
- Povidon
- Aerosil
- Magnesi stearat
- Opadry màu vàng
Công dụng của thuốc Mynoline
Mynoline là viên uống được chỉ định để điều trị bệnh lậu, giang mai, viêm niệu đạo do lậu cầu và nhiễm trùng phối hợp. Ngoài ra, thuốc còn có thể hỗ trợ chữa các chứng bệnh nhiễm khuẩn do các vi khuẩn Gram dương và Gram âm nhạy cảm. Điều trị bổ trợ bệnh trứng cá có nhiễm trùng không đáp ứng với tetracyclin hoặc erythromycine cũng là một chức năng hữu dụng của viên nén bao phim Mynoline.
Liều dùng phù hợp để thuốc phát huy hiệu quả trị bệnh lậu
Liều dùng cụ thể cho bệnh lậu:
- Nhiễm lậu cầu không biến chứng: Liều ban đầu là 200mg, sau đó 100mg/12 giờ trong ít nhất 5 ngày.
- Viêm niệu đạo do lậu cầu: 100mg/12 giờ trong 5 ngày.
- Giang mai: 100mg/12 giờ trong 10-15 ngày.
2. Ciprofloxacin 250mg – viên thuốc chữa lậu
Ciprofloxacin 250mg thuộc nhóm ETC, được sử dụng trong việc điều trị các nhiễm khuẩn nặng mà các thuốc kháng sinh thông thường không tác dụng để tránh phát triển các vi khuẩn kháng Ciprofloxacin:
Thành phần có trong viến uống Ciprofloxacin 250mg
Thành phần hoạt chất:
- Ciprofloxacin hydroclorid ……………………………….……. 250mg
Thành phần tá dược:
- Tinh bột sắn
- Lactose
- Bột Talc
- Povidon
- Magnesi stearat
- Titan dioxyd
- HPMC
Công dụng chữa trị bệnh lậu của thuốc có tốt không?
Thuốc Ciprofloxacin 250mg được chỉ định để điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn nặng mà các thuốc kháng sinh thông thường không tác dụng để tránh phát triển các vi khuẩn kháng Ciprofloxacin, cụ thể:
- Viêm đường tiết niệu trên và dưới
- Bệnh lậu
- Viêm tuyến tiền liệt
- Viêm xương – tủy
- Viêm ruột vi khuẩn nặng
- Nhiễm khuẩn huyết
Sử dụng thuốc Ciprofloxacin 250mg như thế nào để hiệu quả trị bệnh lậu được tối ưu?
Thuốc được sử dụng sau bữa ăn 2 tiếng đồng hồ với liều lượng cho lậu như sau:
- Lậu không có biến chứng: Uống liều duy nhất 2 viên/ ngày.
Liều dùng cho các bệnh lý khác:
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên: Uống 1-2 viên/ lần, ngày 2 lần.
- Viêm tuyến tiền liệt mạn tính: Uống 2 viên/ lần, ngày 2 lần.
- Nhiễm khuẩn ở da, mô mềm, xương: Uống 2 viên/ lần, ngày 2 lần.
- Viêm ruột vi khuẩn nặng: Liều điều trị: Uống 2 viên/ lần, ngày 2 lần. Liều dự phòng: Uống 2viên/lần, ngày 1 lần
- Phòng các bệnh do não mô cầu: Người lớn và trẻ em trên 20 kg: uống 2 viên 1 lần duy nhất/ ngày. Trẻ em dưới 20kg: uống 1 viên liều duy nhất hoặc 20mg/kg thể trọng/ ngày.
- Phòng nhiễm khuẩn Gram âm ở người bệnh suy giảm miễn dịch: Uống 1-2 viên/ lần, ngày 2 lần.
- Nhiễm khuẩn bệnh viện huyết, điều trị ở người nhiễm khuẩn ở người bị suy giảm miễn dịch: 2-3 viên/ lần, ngày 2 lần.
3. Thuốc bột pha tiêm Ampicillin 1g
Ampicillin 1g thuộc ETC, được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn trong một số trường hợp nhất định, trong đó có lậu.
Thành phần có trong bột thuốc Ampicillin 1g
Thành phần chính của thuốc bao gồm Ampicillin (dưới dạng Ampiccillin Natri) với hàm lượng 1 gram.
Tác dụng của thuốc tiêm tĩnh mạch Ampicillin 1g
Thuốc pha tiêm Ampicillin 1g được chỉ định để điều trị bệnh lậu do Gonococus chưa kháng các Penicilin, thường dùng kết hợp với Probenecid. Ngoài ra, thuốc còn là một giải pháp hiệu quả cho các tình trạng: viêm đường hô hấp trên, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản mạn tính, bệnh nhiễm Listeria, viêm nhiễm đường tiết niệu…
Liều dùng khuyến nghị để thuốc bột Ampicillin 1g phát huy công dụng chữa trị bệnh lậu
Ampicillin 1g dùng đường tiêm truyền, đối với:-
- Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch: Hoà tan thuốc với 2-3 ml nước cất tiêm tiêm chậm trong khoảng 3-6 phút.
- Truyền tĩnh mạch: Hoà 1g thuốc trong 100 ml dịch truyền Natri Clorid truyền tĩnh mạch trong 1 giờ.
4. Meceta 700 mg – viên nang trị lậu
Meceta 700 mg thuộc nhóm ETC, là liệu pháp trị lậu và giang mai hiệu quả.
Meceta 700 mg chứa những thành phần nào?
Mỗi viên thuốc chứa:
- Hoạt chất: Cefalexin ……………………………………… 700mg.
- Tá dược: Aerosil, Talc
Công dụng của thuốc viên Meceta 700 mg chữa lậu tại nhà
Meceta 700 mg là thuốc chứa hoạt chất Cefalexin hỗ trợ điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm, nhưng không chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn nặng, cụ thể như sau:
- Bệnh lậu và giang mai (khi dùng Penicilline không phù hợp).
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp
- Nhiễm khuẩn tai mũi họng
- Viêm đường tiết niệu
- Nhiễm khuẩn sản và phụ khoa
- Nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương
Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng trong nha khoa với mục đích thay thế tạm thời điều trị phòng ngừa với Penicilline cho bệnh nhân mắc bệnh tim phải điều trị bệnh răng.
Cách sử dụng viên uống chữa lậu Meceta 700 mg
Bệnh nhân cần điều trị bệnh và có sự kê đơn của bác sĩ để có được liều dùng và liệu trình phù hợp nhất với tình trạng bện. Liều dùng thông thường được kê khai:
- Người lớn: 1000 mg- 2000 mg/ngày, chia liều cách nhau từ 6, 8 hoặc 12 giờ. Đối với trường hợp nhiễm khuẩn nặng hoặc sâu liều có thể tăng lên đến 6g/ngày, nhưng khi liều cao thì việc sử dụng Cephalosporin đường tiêm nên được xem xét.
- Trẻ em: 250-100 mg/kg/ngày, chia liều cách nhau 6,8 hoặc 12 giờ. Liều tối đa 4g/ngày.
- Người suy thận có chế độ điều trị gia giảm hơn so với liều bình thường.
5. Cephalexin 500 mg thuốc trị nhiễm trùng
Cephalexin 500 mg thuộc nhóm ETC, được sử dụng để dùng để hỗ trợ điều trị các nhiễm trùng gây ra bởi những dòng vi khuẩn nhạy cảm.
Thành phần có trong viên nang Cephalexin 500 mg
Thành phần hoạt chất:
- Cephalexin (Dưới dạng Cephalexin Monohydrat) ……………………………….……. 500mg
Thành phần tá dược:
- Tinh bột sắn
- Natri Crosscarmellose
- Bột Talc
- Magnesi stearat
- Natri Starch Glycolat
Công dụng trị bệnh lậu của thuốc viên Cephalexin 500 mg có tốt không?
Cephalexin 500 mg là thuốc được chỉ định để hỗ trợ điều trị các tình trạng nhiễm trùng gây ra bởi những dòng vi khuẩn nhạy cảm, đơn cử là các bệnh:
- Viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn sản và phụ khoa, bệnh lậu.
- Viêm phế quản cấp và mạn tính, giãn phế quản nhiễm khuẩn.
- Viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm xoang, viêm Amiđan hốc và viêm họng.
- Nhiễm khuẩn da, mô mềm, xương và răng.
Liều dùng khuyến nghị đối với viên nang cứng Cephalexin 500 mg
Liều dùng khuyến nghị cho bệnh lậu: liều duy nhất 6 viên với 1 gram Probenecid cho nam hay 4 viên với 0.5 gram Probenecid cho nữ.
6. Viên thuốc phụ khoa Cephalexin 250mg
Cephalexin 250mg là thuốc điều trị các trường hợp vi khuẩn còn nhạy cảm với Cephalexin nhưng không chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn nặng. Thuốc thuộc nhóm ETC.
Thanh phần có trong viên uống Cephalexin 250mg
Thành phần hoạt tính:
- Cephalexin (dưới dạng Cephalexin monohydrat) ………………………………………… 250mg
Thành phần tá dược:
- Lactose
- Tinh bột sắn
- Magnesi stearat
Thuốc Cephalexin 250mg có chữa bệnh lậu tốt không?
Cephalexin 250mg là thuốc được chỉ định để điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn vi khuẩn còn nhạy cảm với Cephalexin (không chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn nặng). Cụ thể là những trường hợp dưới đây:
- Nhiễm khuẩn sản và phụ khoa
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp
- Nhiễm khuẩn tai, mũi, họng
- Bệnh lậu (khi penicillin không phù hợp)
- Nhiễm khuẩn răng
- Một số bệnh nhiễm khuẩn khác
Liều dùng khuyến nghị của thuốc Cephalexin 250mg trị bệnh lậu
Liều dùng thông thường:
- Người lớn: 1g – 4g/ngày, chia làm 3-4 lần
- Trẻ em: 25 – 50mg/kg/24 giờ, chia làm 3-4 lần
- Người cao tuổi: cần đánh giá mức độ suy thận
Cần thăm khám tình trạng bệnh lậu trước để được đánh giá mức độ viêm và có được liều dùng cũng như liệu trình điều trị phù hợp nhất.
Tổng kết
Danh sách 6+ THUỐC TRỊ BỆNH LẬU phía trên là những loại thuốc tốt và an toàn hiện nay. Thuốc được cấp phép lưu hành và sử dụng bởi Bộ y tế nên bạn có thể tin tưởng về hiệu quả của chúng. Tuy nhiên, hiệu quả chữa bệnh lậu có tốt hay không phụ thuộc vào sự tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia. Mong rằng bạn có thể chọn được một loại thuốc đặc trị phù hợp khi gặp vấn đề về lậu từ bài viết trên.
Xem thêm
Các thuốc chữa bệnh lậu khác: