Có bao nhiêu loại THUỐC TRỊ MỀ ĐAY đang được sử dụng hiện nay? Trong số đó, thuốc nào an toàn và hiệu quả tốt nhất? Ngoài công dụng chữa cháy cho những cơn ngứa mề đay gây ra, các loại thuốc này có công dụng nào khác không và thành phần của chúng là gì? Medplus sẽ giới thiệu các thông tin chính xác về các loại viên uống trị mề đay ngay trong nội dung bên dưới đây.
Mề đay là một hiệu tượng phản ứng của mao mạch trên da đối với các yếu tố khác nhau gây phù cấp hoặc mãn tính ở trung bì. Hiện tượng này không quá nguy hiểm, không lây lan và rất dễ nhận biết. Tuy nhiên, biểu hiện ngứa ngáy và những nốt mày đay xấu xí mới chính là sự khó chịu nhất căn bệnh này mang lại cho người bệnh.
Vì vậy, Medplus sẽ gửi đến bạn những loại thuốc an toàn giúp dập tắt cơn ngứa mề đay tức thì.
Danh sách thuốc trị mề đay tốt được khuyên dùng hiện nay
THUỐC TRỊ MỀ ĐAY nào tốt và hiệu quả hiện nay bạn có thể lựa chọn sử dụng cho bản thân? Với sự đa dạng của các loại thuốc hiện nay thì chắc hẳn bạn đang có rất nhiều sự lựa chọn khi mua thuốc. Để không phải mất nhiều thời gian chọn lựa và đứng chờ để được giới thiệu ở các nơi bán thuốc, bạn có thể tham khảo các loại viên uống chữa mề đay an toàn dưới đây.
1. Viên nén chống mề đay dị ứng Telfast HD (180mg)
Telfast HD là thuốc kháng dị ứng thuộc nhóm OTC, có tác dụng điều trị các triệu chứng dị ứng theo mùa và nổi mề đay mẩn ngứa. Đây là loại thuốc được sử dụng khá phổ biến hiện nay.
Thành phần có trong thuốc Telfast HD
Một viên nén bao phim thuốc bao gồm các thành phần:
- Hoạt chất: Fexofenadin hydroclorid……………………………..180 mg
- Tá dược: microcrystalline cellulose (avicel pH 101, avicel pH 102), pregelatinised maize starch, croscarmellose natri, magnesi stearat, hypromellose E-5, hypromellose E-15, titan dioxyd, povidon, colloidal anhydrous silica, macrogol 400, hỗn hợp pink iron oxyd (PB1254), hỗn hợp yellow iron oxyd (PB1255).
Công dụng chữa mày đay của thuốc Telfast HD liệu có tốt?
Telfast HD được chỉ định để điều trị các triệu chứng:
- Mày đay vô căn mạn tính: các biểu hiện ngoài da không biến chứng của mày đay vô căn mạn tính ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
- Viêm mũi dị ứng: viêm mũi dị ứng theo mùa ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
Sử dụng thuốc viên Telfast HD như thế nào thì có được hiệu quả trị mề đay như mong đợi?
Liều lượng được khuyến nghị sử dụng:
- Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 1 viên mỗi ngày.
- Người suy gan: không cần điều chỉnh liều.
- Người cao tuổi: không cần điều chỉnh liều, ngoại trừ có suy giảm chức năng thận.
Thuốc được uống với nước và uống trước bữa ăn. Không uống thuốc với nước hoa quả (như cam, bưởi, táo).
2. Cimacin thuốc trị mề đay hiệu quả
Cimacin là thuốc thuộc nhóm OTC, chữa các chứng bệnh lý về da-tóc-móng.
Thành phần có trong vỉ thuốc Cimacin
Thành phần chính có trong thuốc:
- L-Cystin ……………………………………….. 500mg
Tá dược:
- Dầu đậu nành
- Sáp ong trong
- Dầu Lecithin
- Dầu cọ
- Gelatin
- Glycerin đậm đặc
- Dsorbitol 70%
- Ethyl Vanillin
- Nước tinh khiết
- Sunset Yellow FCF
- Quinolin
- Allura Red AC
- Titan Dioxyd
Công dụng của thuốc viên Cimacin trong việc điều trị bệnh mề đay có tốt không?
Cimacin được chỉ định chữa trị các triệu chứng ngứa ngáy và mẩn đỏ của mề đay hiệu quả. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để chữa một số bệnh về da, móng, tóc như: viêm da do thuốc, tàn nhang, sạm da, móng tóc khô giòn dễ gãy…
Cách sử dụng viên uống Cimacin hiệu quả
Liều dùng khuyến nghị của thuốc cho người lớn: 2 – 4 viên/ngày, thời gian điều trị kéo dài 10 – 20 ngày.
3. Ceritine – liều chữa mày đay mẩn ngứa hiệu quả
Ceritine được dùng để điều trị các chứng mề đay, viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng… Thuốc thuộc nhóm ETC.
Thành phần có trong thuốc trị mề đay Ceritine
Mỗi viên Ceritine chứa các thành phần:
- Thành phần chính: Cetirizine Dihydrochloride hàm lượng 10mg
- Tá dược: Lactose, Starch, Povidone K-30, Magnesium Stearate, Hydroxypropylmethyl Cellulose, Mono-Diacetylated Monoglyceride…
Công dụng của viên nén bao phim Ceritine là gì?
Thuốc có công dụng dập tắt cơn ngứa mề đay và giảm mẩn đỏ hiệu quả. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để chữa các chứng viêm mũi dị ứng dai dẳng, viêm kết mạc dị ứng hay viêm mũi dị ứng theo mùa.
Sử dụng Ceritine như thế nào là tốt nhất?
Thuốc được sử dụng kèm theo đơn kê của bác sĩ, với liều thông thường như sau:
- Đối với trẻ 6 tuổi trở lên và người lớn: 10mg/ngày
- Đối với người già, bệnh nhân suy gan, thận: 5mg/ngày
- Đối với bệnh nhân nhạy cảm với thuốc: dùng liều 5mg/lần x 1 – 2 lần/ngày.
4. Thuốc viên Airtaline trị dị ứng các loại
Airtaline thuộc nhóm OTC, là thuốc đặc trị cascc chứng dị ứng như viêm mũi và mề đay.
Thành phần có trong viên nén Airtaline
Mỗi viên Airtaline chứa các thành phần:
- Thành phần chính: Loratadin hàm lượng 10mg
- Tá dược: Tinh bột bắp, Lactose, Cellulose vi tinh thể, Magnesi Stearat và Colloidal Silicon Dioxyd.
Thuốc Airtaline chữa trị mề đay có tốt không?
Airtaline được chỉ định để chữa trị các biểu hiện của dị ứng, ví dụ như:
- Mề đay
- Ngứa
- Đỏ mắt
- Hắt hơi
- Sổ mũi
Liều dùng của viên nén Airtaline
Liều dùng của thuốc được gia giảm tùy theo tình trạng và độ tuổi của người bệnh, cụ thể:
- Đối với trẻ từ 2 – 5 tuổi: 5 mg (1/2 viên) x 1 lần/ngày.
- Đối với trẻ từ 6 – 12 tuổi: 10 mg (1 viên) x 1 lần/ngày.
- Đối với người lớn: 10 mg (1 viên) x 1 lần/ngày.
5. Ruradin – Viên uống chống mày đay mẩn ngứa
Thuốc Ruradin thuộc nhóm OTC, là thuốc kháng dị ứng được dùng để giảm bớt các triệu chứng dị ứng như viêm mũi dị ứng theo mùa, dị ứng quanh năm như mề đay hắt hơi, sổ mũi…
Thành phần có chứa trong thuốc Ruradin
Mỗi viên thuốc Ruradin chứa các thành phần như sau:
- Thành phần chính: Desloratadin hàm lượng 5mg
- Tá dược: Microcystallin cellulose, starch 1500, natri croscarmellose, PEG 6000, crospovidon, natri starch glycolat, magnesi stearat, HPMC, titan dioxyd, tween 80, ready lycoat white, bột talc.
Tác dụng chống dị ứng của viên bao phim Ruradin có tốt không?
Ruradin được chỉ định sử dụng để làm thuyên giảm các triệu chứng mề đay mãn tính tự phát như đỏ mẩn, ngứa ngáy. Ngoài ra, thuốc còn chữa các triệu chứng của viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm như hắt hơi, sổ mũi, ngứa, nghẹt mũi, kèm kích ứng mắt, chảy nước mắt & đỏ mắt, ngứa họng và ho.
Liều lượng thích hợp để thuốc Ruradin phát huy tác dụng
Ruradin được khuyến khích sử dụng với liều lượng như sau:
- Đối với người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 1 viên (tương đương với 5mg) x 1 lần/ngày.
- Đối với trẻ em từ 6 đến 11 tuổi: 1/2 viên (tương đương 2,5mg) x 1 lần/ngày.
- Đối với trẻ nhỏ hơn 6 tuổi: không khuyến khích sử dụng
- Liều khởi đầu chỉ định cho người lớn suy gan hoặc thận: 5mg dùng cách ngày.
6. Agitec F – viên thuốc trị dị ứng mề đay và viêm mũi
Agitec F thuộc nhóm OTC, là thuốc chữa các triệu chứng dị ứng, trong đó có chứng mày đay.
Thành phần có trong thuốc viên Agitec F
Mỗi viên thuốc Ruradin chứa các thành phần như sau:
- Thành phần chính: Clorpheniramin Maleat hàm lượng 4mg
- Tá dược: Lactose, Tinh bột bắp, Avicel, Vàng Quinolein, Màu Erythrosine, Xanh Brilliant, Bột mùi dâu và Magnesi Stearat.
Công dụng của thuốc đối với việc chữa trị mề đay
Agitec F được chỉ định để giảm biểu hiện mẩn đỏ, ngứa ngáy của bệnh mày đay. Đồng thời, thuốc còn có thể giảm thiệu các chứng dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch do Histamin, viêm kết mạc dị ứng, viêm da tiếp xúc… Hơn thế nữa, Agitec F có thể được sử dụng đối với bệnh dạ dày cấp, viêm dạ dày cấp và sởi, thủy đậu.
Liều dùng của thuốc Agitec F trong trị bệnh mề đay
Đối với phản ứng dị ứng cấp, thuốc được sử dụng với liều như sau:
- Uống 3 viên/ngày, chia thành 1 – 2 lần uống
- Uống 1 viên/ngày đối với người cao tuổi
Kết luận
Danh sách các loại THUỐC TRỊ MỀ ĐAY phía trên là những loại thuốc tốt và an toàn hiện nay. Thuốc được cấp phép lưu hành và sử dụng bởi Bộ y tế nên bạn có thể tin tưởng về hiệu quả của chúng. Tuy nhiên, hiệu quả chữa trị chứng mề đay có tốt hay không phụ thuộc vào sự tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia. Mong rằng bạn có thể chọn được một loại viên uống phù hợp khi gặp vấn đề về nổi mề đay từ bài viết trên.
Xem thêm
Các thuốc trị mề đay khác:
- Thuốc Loratadine: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ
- Thuốc Loreze: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ
- Thuốc Aginmezin 10 – Liều dùng, lưu ý, hướng dẫn, tác dụng phụ
- Thuốc Aleradin – Liều dùng, lưu ý, hướng dẫn, tác dụng phụ
- Thuốc LC 500 S. Cap: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ
Các nhóm thuốc khác: