Có bao nhiêu loại THUỐC XỊT MŨI đang được sử dụng hiện nay? Trong số đó, thuốc xịt mũi nào an toàn và hiệu quả tốt nhất? Ngoài là thuốc xịt mũi, các loại thuốc này có công dụng nào khác không và thành phần của chúng là gì? Medplus sẽ giới thiệu các thông tin chính xác về các loại thuốc xịt mũi ngay trong nội dung bên dưới đây.
Thuốc xịt mũi là một trong những nhóm thuốc phổ biến hiện nay, có khả năng giải quyết tại chỗ những vấn đề về sổ mũi, nghẹt mũi và viêm mũi dị ứng. Thuốc xịt mũi có ba dạng khác nhau là thuốc kháng Histamine, Corticosteroid và Nước muối.
Danh sách các loại thuốc xịt mũi phổ biến nhất
Hiện nay có rất nhiều loại THUỐC XỊT MŨI khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên, đâu là loại thuốc tốt nhất? Đâu là loại thuốc hiệu quả nhất? Và đâu là loại thuốc bạn đang cần nhất? Sau đây là một số gợi ý tham khảo.
1. Thuốc xịt mũi Ospay – Neo
Thuốc Ospay – Neo là thuốc ETC được sản xuất bởi Công ty CP Dược phẩm Hải Phòng. Thuốc có tác dụng giảm tạm thời sung huyết mũi do cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang.
Thành phần
Mỗi viên chứa:
- Thành phần chính: Dexamethason Natriphosphat 15 mg, Oxymetazolin HCl 7,5 mg, Neomycin Sulfat 75 mg.
- Tá dược vừa đủ.
Công dụng của thuốc xịt mũi Ospary – Neo
Thuốc Ospay – Neo được chỉ định để:
- Giảm tạm thời sung huyết mũi do cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang, sốt cỏ khô hoặc dị ứng đường hô hấp trên.
- Giảm sung huyết ở xoang.
Cách dùng Ospay – Neo như thế nào để được hiệu quả tốt?
Thuốc được chỉ định dùng theo đường nhỏ mũi. Ngày dùng 3 đến 4 lần, cách nhau 3 – 4 giờ. Thuốc chỉ dùng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi.
Ospay – Neo có phải là thuốc xịt mũi an toàn không?
Chỉ định: Ospay – Neo được chỉ định đối với bệnh nhân trên 2 tuổi sung huyết mũi.
Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Thông báo cho bác sỹ hoặc dược sỹ tác dụng không mong muốn gặp phải trong khi sử dụng thuốc.
- Có thể gây kích ứng tạm thời tại chỗ, nóng rát ở mũi và cô họng, buồn nôn, nhức đầu, khô niêm mạc mũi.
- Có thể gây các phản ứng mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
2. Thuốc Amydatyl
Thuốc Amydatyl là thuốc OTC dùng trong điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Thành phần
- Thành phần chính: Azelastine Hydrochloride 137μg.
- Tá dược khác: Natri Clorid, Acid Citric Monohydrat, Natri Citrat, Glycerin, Povidon C-30, Hydroxypropyl Methylcellulose E4M, Benzalkonium Clorid, Nước cất.
Công dụng
Thuốc Amydatyl được chỉ định trong các trường hợp:
- Điều trị các triệu chứng của viêm mũi dị ứng theo mùa ở người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên.
- Điều trị các triệu chứng của viêm mũi dị ứng quanh năm ở người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên.
An toàn và hiệu quả của thuốc cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi chưa được thiết lập.
Cách dùng Amydatyl như thế nào để được hiệu quả tốt?
Thuốc Amydatyl chỉ dùng xịt mũi. Không xịt thuốc vào mắt hoặc miệng. Liều dùng thuốc được trình bày như sau:
Viêm mũi dị ứng theo mùa:
- Người lớn và thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên: 1-2 liều xịt mỗi bên mũi, 2 lần/ ngày.
- Trẻ em từ 2 đến 11 tuổi: 1 liều xịt mỗi bên mũi, 2 lần/ ngày.
Viêm mũi di ứng quanh năm:
- Người lớn và thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên: 3 liều xịt mỗi bên mũi, 2 lần/ ngày.
- Trẻ em từ 6 tháng đến 11 tuổi: 1 liều xịt mỗi bên mũi, 2 lần/ ngày.
Amydatyl có phải là thuốc xịt mũi an toàn không?
Chỉ định: Amydatyl được chỉ định đối với bệnh nhân điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:
- Thường gặp (≥ 1/100 đến < 1/10): Mùi vị bất thường trong miệng đặc biệt khi nghiêng đầu về phía sau khi
sử dụng thuốc. - Ít gặp (≥ 1/1000 đến < 1/100): Kích ứng nhẹ bên trong mũi (rát, đau hoặc khó chịu mũi), hắt hơi, chảy máu cam.
- Rất hiếm gặp (< 1/10.000): Phản ứng quá mẫn (như nỗi ban, ngứa, nổi mề đay).
Hãy báo với bác sĩ nếu gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào gặp phải khi sử dụng thuốc, bao gồm các tác dụng không mong muốn không được liệt kê trong tờ hướng dẫn sử dụng này. Các tác dụng phụ khác không được liệt kê ở trên có thể xảy ra ở một số bệnh nhân khác.
3. Thuốc Coldi
Thuốc Coldi là thuốc ETC được bào chế dưới dạng dung dịch xịt mũi. Thuốc có tác dụng giảm triệu chứng của tắc nghẽn đường hô hấp trên.
Thành phần
Thuốc Coldi có thành phần gồm một số hoạt chất sau:
- Oxymetazolin Hydroclorid có hàm lượng là 7,5 mg.
- Dexamethason Natri Phosphat có hàm lượng là 7,5 mg.
Tá dược: Kali Dihydrophosphat, Dinatri Hydrophosphat, Trilon B, Propylen Glycol, Benzalkonium Clorid, Menthol, Tween 80, Nước cất vừa đủ 15 ml.
Công dụng
Thuốc Coldi được chỉ định cho bệnh nhân làm giảm triệu chứng của tắc nghẽn đường hô hấp trên như ngạt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi do cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi và viêm xoang.
Cách dùng Coldi như thế nào để được hiệu quả tốt?
Thuốc Coldi được sử dụng bằng phun, xịt. huốc được dùng cho người lớn và trẻ trên 12 tuổi với liều khuyến cáo của nhà sản xuất như sau:
- Trẻ em 12 tuổi trở lên và người lớn: phun dung dịch thuốc vào mỗi lỗ mũi, 2 lần/ngày, vào buổi sáng và tối.
- Làm sạch lỗ mũi. Mở nắp bảo vệ. Cầm lọ thuốc theo phương thẳng đứng xịt thử vào không khí cho tới khi được làn sương mù đồng đều. Đặt lọ hướng thẳng vào mũi xịt dứt khoát, đồng thời hít nhẹ để thuốc đi sâu vào trong khoang mũi. Đậy nắp bảo vệ sau khi dùng.
Coldi có phải là thuốc xịt mũi an toàn không?
Chỉ định: Coldi chỉ định đối với bệnh nhân cần điều trị triệu chứng của tắc nghẽn đường hô hấp trên.
Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Thông báo cho bác sỹ hoặc dược sỹ tác dụng không mong muốn gặp phải trong khi sử dụng thuốc.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:
- Hô hấp: hắt hơi, khô miệng và khô họng.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000:
- Thần kinh trung ương: kích động, dễ bị kích thích, khó ngủ đặc biệt ở trẻ em.
- Đường hô hấp: kích ứng tại chỗ.
- Ngừng thuốc nếu có phản ứng phụ xảy ra.
Kết luận
Các loại THUỐC XỊT MŨI phía trên là những loại thuốc tốt và an toàn hiện nay. Thuốc được cấp phép lưu hành và sử dụng bởi Bộ y tế nên bạn có tin tưởng về hiệu quả của chúng. Tuy nhiên, thuốc có hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia. Mong rằng bạn có thể chọn được một sản phẩm phù hợp khi gặp vấn đề về thuốc xịt mũi từ bài viết trên.
Xem thêm:
Các loại thuốc xịt mũi khác: