A. Thông tin về Trạch quạch
Trạch quạch còn có tên gọi khác là Muồng nước, Cây gió, Trạch quạch, Thuốc rắn, Kiền kiện
Tên khoa học: Adenanthera pavonina L, thuộc họ Mimosaceae (Trinh nữ)
Cây có công dụng trị sốt nóng, đau bụng, kiết lỵ, ỉa chảy, bệnh về tóc, rắn cắn (Hạt), tê thấp (Lá).
1. Đặc điểm của cây
- Cây to, cao 15 – 18m. Cành hình trụ nhẵn. Lá kép hai lần lông chim lẻ, mọc so le, dài khoảng 30 – 40cm; lá chét không bằng nhau, hình bầu dục hoặc hình trái xoan ngược, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông áp sát.
- Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành bông, lá bắc nhỏ rụng sớm; hoa nhỏ rất nhiều, màu vàng, xếp dày đặc thành vòng.
- Quả có hình lưỡi liềm, cong xoắn; hạt hình mắt chim hay hơi hình thận, màu đỏ bóng.
- Mùa hoa quả là vào tháng 6-9.
2. Phân bố, thu hái và chế biến
- Trạch quạch là cây của vùng nhiệt đới châu Á, phân bố rải rác ở Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Nam Trung Quốc.
- Ở Việt Nam, cây mọc ở các tỉnh miền núi có độ cao dưới 600m, đôi khi thấy ở vùng đổi trung du; thường gặp nhiều hơn ở các tỉnh miền Trung và đảo lớn.
- Trạch quạch là loại cây ưa sáng, có thể chịu được khô hạn, thường mọc ở rừng thưa, các đồi cây bụi ở ven biển hoặc đảo.
- Cây ra hoa nhiều vào cuối mùa khô, quả chín tự mở để hạt rơi vãi xung quanh gốc.
3. Bộ phận dùng
Hạt thu hái ở quả chín.
Hạt và lá được dùng ở dạng phơi khô.
4. Thành phần hóa học
- Hạt trạch quách chứ 28% dầu, HCN glucosid, acid lignoceric, 14% dầu béo, acid lignoceric với hàm lượng 25% trong dầu hoặc 2,24% trọng lượng hạt. Hạt trạch quạch còn chứa lipid mà acid béo chủ yếu là linoleic bên cạnh acid lignoceric và acid cerotic, các men ức chế trypsin gồm một chuỗi đơn polypeptid có 182 acidamin gồm 4 nửa đơn vị cystein và 1 chuỗi acid pyroglutamic.
- Lá chứa alcaloid
- Các men ức chế cystein proteinase là một protein có trọng lượng phân tử 29KDa và có các thành phần acid amin tương tự như papain trong hạt đu đủ.
5. Tác dụng dược lý
Một chất chưa xác định được cấu trúc từ hạt trạch quạch có phân tử lượng 24000, có tác dụng ức chế men pepsin của tuyến tụy.
Rễ trạch quạch có tác dụng gây nôn và tiêu chảy.
B. Tính vị và Công dụng của Trạch quạch
1. Tính vị
- Hạt trạch quạch có tính hơi hàn, hơi độc, có tác dụng khử độc, tiêu viêm.
- Rễ gây thượng thổ, hạ tả.
2. Công dụng
Chữa thấp khớp mạn tính, thống phong, đái ra máu
Dùng lá phơi khô
Chữa thấp khớp, lỵ
Dùng vỏ cây
Tăng sinh lực, sức khỏe
Sắc gỗ uống
Làm vỡ mủ chữa nhọt, áp xe, viêm vết thương nhiễm khuẩn, đau nửa đầu, thấp khớp
Dùng hạt làm thuốc đắp
Chữa rắn cắn
Lấy 7 – 10 hạt trạch quạch, đập vỡ vỏ, lấy nhân, giã nát, thêm nước, gạn uống, bã đắp lên vết cắn.
C. Lưu ý khi sử dùng bài thuốc từ Trạch quạch
Có độc, chú ý khi sử dụng. Toàn cây trạch quạch có chất độc, nhất là hạt, vì vậy khi dùng phải rất thận trọng.
Nếu chưa có kinh nghiệm không nên dùng uống.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Trạch quạch cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn tham khảo
Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.