Đầy hơi ở trẻ nhỏ là căn bệnh khá phổ biến, các triệu chứng đầy hơi ở trẻ nhỏ gây nên nhiều biến chứng khác ở trẻ. Trẻ bị đầy hơi thường xuất hiện ở trẻ 6-8 tháng tuổi.
Biểu hiện đầy hơi, chướng bụng ở trẻ nhỏ
Đầy hơi, chướng bụng là hiện tượng khá phổ biến. Và là một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Khi bị đầy hơi, nếu bản thân bé không tự xử lý được và không có mẹ giúp giải quyết. Thì bé có thể cảm thấy khó chịu, bứt rứt, quấy khóc và ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Hơi ứ ở ruột thường có biểu hiện
- Xì hơi từ 14-23 lần/ngày là bình thường đối với trẻ em.
- Bé nuốt không khí vào bụng. Bé sơ sinh khóc nhiều hơn các bé lớn lên bé sẽ nuốt nhiều không khí hơn. Và tạo thành nhiều hơi trong bụng hơn.
- Sự thủy phân của thức ăn không tiêu hóa hết.
- Triệu chứng do bất dung nạp lactose.
- Trẻ sơ sinh bị đầy bụng, bé thường co chân lên sau đó duỗi ra, cong lưng.
Nguyên nhân gây tình trạng trẻ bị đầy hơi
Do các loại protein có trong thực phẩm và sữa
- Nguyên nhân do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, không xử lý được một số loại protein đến từ thức ăn của mẹ hoặc từ sữa.
- Hoặc khi bú bình trẻ bị đầy hơi, cơ thể bé không tiêu hóa được đường lactose có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Quá tải đường lactose từ sữa mẹ
- Những em bé thường xuyên bú mẹ quá no hoặc sử dụng bình bú thay vì bú mẹ trực tiếp. Cũng có thể bị quá tải lactose, dẫn đến đầy hơi, chướng bụng.
- Nguyên nhân là do lượng men lactase trong cơ thể bé không đủ để tiêu hóa hết đường lactose bé dung nạp vào. Tình trạng này xảy ra do người mẹ không cân bằng được lượng sữa đầu và sữa sau khi cho bé bú.
Lưu ý: Nếu mẹ quá vội vã đổi bên ngực cho con bú. Khi bé chưa bú hết sữa ở một bên bầu ngực cũng làm cho bé bú quá nhiều sữa đầu. Lớp sữa này thường chứa nhiều đường lactose dễ gây đầy hơi cho bé.
Do chế độ dinh dưỡng của mẹ chưa hợp lý
Khi mẹ ăn quá nhiều thực phẩm gây đầy hơi, bé cũng sẽ dễ bị đầy hơi. Một số thực phẩm có thể khiến trẻ sơ sinh bị đầy bụng bao gồm:
- Các loại đậu
- Bắp cải Bruxen (bắp cải nhí)
- Bắp cải
- Súp lơ và súp lơ xanh
- Yến mạch
- Bơ
- Mận và mận khô
- Đào
- Lê
- Cam chanh
Thông thường, khi bé bị đầy hơi, đau bụng, mẹ nên kiểm tra lại bữa ăn gần nhất của mình gồm những gì và theo dõi. Nếu tình trạng xảy ra với cùng một loại thực phẩm vào những lần ăn sau đó, mẹ nên hạn chế bớt số lượng.
Cách giúp bé hết bị đầy hơi hiệu quả nhất
Đẩy hơi bằng cách giúp bé ợ hơi ra ngoài
Dù bú mẹ hay bú bình, bé cũng đều nuốt phải không khí thừa. Nên cách chữa trẻ bị đầy hơi là
- Cho bé ngồi tựa bụng vào cánh tay mẹ, bế bé đứng lên và để đầu bé tựa vào vai mẹ, hãy để bé nằm sấp trên đùi mẹ.
- Mẹ có thể cho bé ợ hơi khi chuyển từ bên bầu ngực này sang bầu ngực kia hoặc khi đã bú được nửa bình sữa. Để đẩy hết hơi thừa trong bụng bé ra ngoài trước khi tiếp tục bú. Cách này rất tốt cho các bé thường xuyên nôn trớ, ọc sữa hoặc bị trào ngược.
- Cho trẻ ngồi dậy hoặc di chuyển đi lại một chút sẽ hiệu quả trong việc đẩy sạch khí trong dạ dày ra ngoài. Cách này nên thực hiện sau khi trẻ ăn xong, nhưng không thực hiện khi trẻ ăn quá no. Vì sẽ gây nên tình trạng ọc sữa ở trẻ bị đầy hơi.
Kết hợp động tác và massage cho trẻ
- Mẹ hãy đặt bé nằm sấp lên một bề mặt phẳng, nâng chân bé lên để tì vào vị trí dạ dày, nhẹ nhàng mát-xa bụng bé.
- Động tác giúp trẻ đầy hơi: đặt bé nằm ngửa, di chuyển chân và hông bé vòng quanh như động tác đạp xe đạp. Chuyển động này đẩy khí bị tích tụ trong bụng của trẻ ra ngoài.
- Vỗ ợ hơi: ôm bé dựa đầu trên vai hay ngực bạn, khum tay vỗ nhẹ vào lưng bé cho đến khi bé phát ra tiếng ợ.
Cho trẻ bú đúng tư thế
- Khi cho con bú, mẹ hãy giữ sao cho đầu của bé cao hơn dạ dày để giảm việc bé nuốt không khí. Sữa có thể trôi xuống đáy dạ dày trong khi bóng khí nổi lên trên cùng, bé sẽ dễ ợ hơi hơn.
- Với trẻ bú bình thì mẹ hãy điều chỉnh bình ở góc để sữa lấp đầy toàn bộ núm ti, như vậy bé sẽ không nuốt phải bong bóng sữa.
Một số chú ý khác
Ngoài các cách chính này thì mẹ có thể chú ý một số thứ khác, có thể ảnh hưởng tới trẻ bị đầy hơi:
- Thay đổi dụng cụ bú: hãy lựa chọn những loại bình có dụng cụ hỗ trợ giảm lượng hơi thừa khi bé bú sữa.
- Tắm nước ấm cho trẻ: thêm một chút dầu oải hương vào nước tắm để tăng hiệu quả. Giúp trẻ giảm đầy hơi hiệu quả.
- Cho trẻ bú trước khi đói: vì quá trình khóc cũng khiến cho bé nuốt vào nhiều không khí. Vì vậy, mẹ hãy cho bé ăn trước khi bé bị đói và phải khóc.
- Sử dụng men tiêu hóa: tham khảo ý kiến của bác sỹ để chọn cho con một loại men tiêu hóa thích hợp. Hoặc một phương thuốc chống đầy hơi hiệu quả trong trường hợp trẻ sơ sinh bị đầy bụng.
- Cho uống nước với trẻ trên 6 tháng tuổi: uống thiếu nước cũng có thể là nguyên nhân làm bé bị đầy hơi. Do đó, mẹ cần bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết cho trẻ bị đầy hơi.
Bài viết này giải đáp các thắc mắc về trẻ bị đầy hơi và cách giúp trẻ hết bị đầy hơi. Hi vọng bạn những thông tin này giúp ích cho bạn.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Kiến thức thai kỳ
- Quá trình sinh nở
- Thai nhi theo tuần
- Chuẩn bị mang thai
- Kỹ năng chăm con
- Phương pháp dạy con
Bài viết được tham khảo: wikimedia